Luật sư phân tích về tội danh đối với Phó Chủ nhiệm VPQH Phạm Thái Hà

Ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội bị khởi tố, bắt giam để điều tra tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".

Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra Quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam, Lệnh khám xét đối với ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" theo quy định tại khoản 4, Điều 358 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đối, bố sung năm 2017.
Luat su phan tich ve toi danh doi voi Pho Chu nhiem VPQH Pham Thai Ha
Ông Phạm Thái Hà. 
Phân tích về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi", Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sự TP Hà Nội cho biết, đây là một trong các tội danh thuộc nhóm tội phạm về tham nhũng và chức vụ theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" được quy định tại Điều 358 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đối, bố sung năm 2017, xử lý đối với chủ thể đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn nhưng đã sử dụng chức vụ, quyền hạn như một công cụ để thực hiện hành vi phạm tội.
Hành vi phạm tội trong trường hợp này là sử dụng chức vụ quyền hạn của mình để tác động, gây ảnh hưởng đến người có chức vụ quyền hạn khác thực hiện công việc theo yêu cầu, đề nghị của mình để trục lợi từ bên thứ ba.
Trong mối quan hệ này có ba bên, trong đó có hai bên là người có chức vụ quyền hạn, bên thứ ba là bên đã đưa tiền, lợi ích vật chất cho người phạm tội để người phạm tội tác động đến người có chức vụ quyền hạn trực tiếp nhằm thực hiện công việc theo yêu cầu, có lợi của người đưa lợi ích.

Theo luật sư Cường, điều đáng lưu ý, với tội danh này có hai người có chức vụ quyền hạn, một người là người phạm tội, là người đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để nhận tiền, lợi ích vật chất của người khác. Để được hưởng tiền, lợi ích vật chất đó, người phạm tội đã gây ảnh hưởng, tác động đến người có chức vụ quyền hạn khác để người này thực hiện công việc theo yêu cầu của người đưa lợi ích. Người có chức vụ quyền hạn này không biết về việc có thỏa thuận lợi ích để thực hiện công việc theo yêu cầu của người đưa lợi ích.

Nếu trong mối quan hệ ba bên này, cả ba bên đều biết là sẽ nhận lợi ích để người có chức vụ quyền hạn thực hiện công việc theo yêu cầu của người đưa lợi ích thì sẽ không xử lý về tội danh này mà xử lý về nhiều tội danh khác nhau trong đó có tội: đưa hối lộ, nhận hối lộ và môi giới hối lộ.

Trong tình huống này cho thấy, cơ quan tiến hành tố tụng có căn cứ chứng minh đã có việc thỏa thuận giữa người có chức vụ quyền hạn với người khác để thực hiện công việc theo yêu cầu và người có chức vụ quyền hạn được hưởng lợi ích.

Tuy nhiên, người có chức vụ quyền hạn không phải là người trực tiếp có thẩm quyền giải quyết công việc của người đưa tiền, đưa lợi ích. Chính vì vậy, không xử lý được về tội đưa hối lộ và nhận hối lộ.

Hành vi này không phải là đưa hối lộ, nhận hối lộ vì người nhận lợi ích không phải là người có chức vụ quyền hạn trực tiếp liên quan đến công việc của người đã đưa lợi ích. Sau khi nhận lợi ích hoặc sau khi có thỏa thuận về lợi ích được hưởng, người này đã dùng ảnh hưởng của mình tác động đến người có chức vụ quyền hạn khác (chính là người có chức vụ quyền hạn trực tiếp liên quan đến công việc mà người đưa lợi ích đang hướng đến).

Nếu những người có chức vụ quyền hạn này có thỏa thuận với người đưa tiền, đưa lợi ích để thực hiện công việc theo yêu cầu của họ, người có chức vụ quyền hạn sẽ bị xử lý về tội nhận hối lộ, môi giới hối lộ. Còn người đưa lợi ích sẽ bị xử lý về tội đưa hối lộ.

Trong mối quan hệ này, có thể sẽ không xử lý hình sự đối với người đưa tiền cho người phạm tội, cũng không xử lý hình sự đối với người có chức vụ quyền hạn đã thực hiện công việc do bị tác động từ người phạm tội theo Điều 358 BLHS. Trừ trường hợp những người này có hành vi khác cấu thành tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ hoặc tội đưa hối lộ, nhận hối lộ trong các giao dịch khác (nếu có).

Theo kết quả mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội về tội danh trên.
Theo quy định tại Điều 358 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đối, bố sung năm 2017, tội danh này có hình phạt cao nhất là 20 năm tù hoặc tù chung thân, nếu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác mà người phạm tội nhận được từ 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 5.000.000.000 đồng trở lên.
Trước đó, Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.
Ông Trần Anh Quang, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) bị khởi tố về tội Đưa hối lộ; Nguyễn Khắc Mẫn, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.
Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc và Đàm Văn Cường, Phó Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang) cùng bị khởi tố, bắt giam về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Nhận hối lộ. Hoàng Thế Du, Trưởng phòng Ban QLDA tỉnh Bắc Giang bị khởi tố, bắt giam về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung lực lượng, mở rộng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, sai phạm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và thu hồi triệt để tài sản.

>>> Mời độc giả xem thêm video 5 năm qua, hơn 2.500 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng

Nguồn video: VTV1

Quảng Nam, Phú Yên rà soát các dự án của Tập đoàn Thuận An

UBND tỉnh Quảng Nam và Phú Yên yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan rà soát, báo cáo các dự án, gói thầu do Tập đoàn Thuận An trên địa bàn tỉnh.

Ngày 16/4, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND tỉnh vừa có công văn gửi các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là các huyện) về việc phối hợp, cung cấp thông tin liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.
Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh và UBND các huyện khẩn trương chỉ đạo các phòng, đơn vị, địa phương liên quan rà soát các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn có liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An (nhà thầu, nhà đầu tư).

Chi tiết gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An tại Đắk Lắk

Tại gói thầu số 3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Đông TP Buôn Ma Thuột, Tập đoàn Thuận An và một số doanh nghiệp khác đã trúng gói thầu trị giá gần 515 tỷ.

Mới đây, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an vừa có văn bản đề nghị tỉnh cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến gói thầu của Công ty CP Tập đoàn Thuận An tại Đắk Lắk.
Cụ thể, C03 đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin và toàn bộ hồ sơ liên quan đến gói thầu số 3 thi công xây dựng (đoạn Km0 đến Km20+500) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Đông TP Buôn Ma Thuột.

Hiện trạng các dự án Tập đoàn Thuận An “góp mặt”

Một số dự án “khủng” ở nhiều địa phương, với sự góp mặt của Tập đoàn Thuận An có Chủ tịch và TGĐ vừa bị bắt vẫn đang trong quá trình thi công.

Hien trang cac du an Tap doan Thuan An “gop mat”
Tháng 4/2020, Bộ GTVT quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Đến tháng 10/2020, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn ký phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. (Ảnh: VOV). 

Tin mới