Lực lượng đặc nhiệm Pháp xuất hiện ở khu vực mặt trận Kursk

Lực lượng đặc nhiệm Pháp xuất hiện ở khu vực mặt trận Kursk

Trang Topwar của Nga cho biết, lực lượng đặc biệt của Pháp đã xuất hiện ở khu vực mặt trận Kursk, phối hợp hoạt động với Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Ukraine tại đây.

Xem toàn bộ ảnh
Trang Topwar của Nga, ngày 21/1 cho biết, các đơn vị của “Cụm quân phía Bắc”, thuộc quân đội Nga tiếp tục các hoạt động tiến công tích cực trên hướng mặt trận Kursk. Bộ tư lệnh tiền phương của Ukraine tại Kursk, đang thành lập các nhóm tấn công mới ở khu vực Sudzha, dự kiến giao tranh sẽ diễn biến ác liệt trong thời gian tới; hiện đang chờ thời tiết cải thiện.
Trang Topwar của Nga, ngày 21/1 cho biết, các đơn vị của “Cụm quân phía Bắc”, thuộc quân đội Nga tiếp tục các hoạt động tiến công tích cực trên hướng mặt trận Kursk. Bộ tư lệnh tiền phương của Ukraine tại Kursk, đang thành lập các nhóm tấn công mới ở khu vực Sudzha, dự kiến giao tranh sẽ diễn biến ác liệt trong thời gian tới; hiện đang chờ thời tiết cải thiện.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, quân đội Ukraine (AFU) vẫn duy trì 12 lữ đoàn ở khu vực Kursk. Ngoài ra có các đơn vị đặc nhiệm của AFU cũng đang chiến đấu ở đây; có thông tin cho rằng, một đơn vị đặc biệt của quân đội Pháp, đã đến khu vực Kursk, để hỗ trợ các hoạt động chiến đấu của quân Ukraine.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, quân đội Ukraine (AFU) vẫn duy trì 12 lữ đoàn ở khu vực Kursk. Ngoài ra có các đơn vị đặc nhiệm của AFU cũng đang chiến đấu ở đây; có thông tin cho rằng, một đơn vị đặc biệt của quân đội Pháp, đã đến khu vực Kursk, để hỗ trợ các hoạt động chiến đấu của quân Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết, có thông tin cho rằng, lực lượng  đặc nhiệm Pháp đã có mặt ở vùng Kursk; về số lượng quân Pháp hiện chưa có thông tin, nhưng chắc chắn là có nhiều. Họ được cho là đang đóng vai trò cố vấn, mặc dù có thể hành động dưới danh nghĩa quân Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết, có thông tin cho rằng, lực lượng đặc nhiệm Pháp đã có mặt ở vùng Kursk; về số lượng quân Pháp hiện chưa có thông tin, nhưng chắc chắn là có nhiều. Họ được cho là đang đóng vai trò cố vấn, mặc dù có thể hành động dưới danh nghĩa quân Ukraine.
Trang Topwar của Nga cho biết, các quốc gia NATO đang tích cực gửi quân của mình tới giúp đỡ AFU chiến đấu, nhưng trên thực tế là nhằm tích lũy kinh nghiệm chiến đấu rất cần thiết, trong một cuộc chiến tổng lực với một đối thủ mạnh như quân đội Nga (RFAF).
Trang Topwar của Nga cho biết, các quốc gia NATO đang tích cực gửi quân của mình tới giúp đỡ AFU chiến đấu, nhưng trên thực tế là nhằm tích lũy kinh nghiệm chiến đấu rất cần thiết, trong một cuộc chiến tổng lực với một đối thủ mạnh như quân đội Nga (RFAF).
Kênh “Tổng lãnh thiên thần của lực lượng đặc biệt” viết, rất có thể lực lượng đặc biệt của Pháp tới vùng Kursk đóng vai trò cố vấn cho Lực lượng đặc biệt Ukraine, cũng đóng ở khu vực Kursk, như nhóm MTR “Miền Nam” của Ukraine nằm ở vùng lân cận Sudzha. Còn việc tham gia trực tiếp vào chiến đấu là khó có thể xảy ra.
Kênh “Tổng lãnh thiên thần của lực lượng đặc biệt” viết, rất có thể lực lượng đặc biệt của Pháp tới vùng Kursk đóng vai trò cố vấn cho Lực lượng đặc biệt Ukraine, cũng đóng ở khu vực Kursk, như nhóm MTR “Miền Nam” của Ukraine nằm ở vùng lân cận Sudzha. Còn việc tham gia trực tiếp vào chiến đấu là khó có thể xảy ra.
Việc Pháp tích cực can thiệp vào xung đột Nga-Ukraine cũng không có gì lạ; theo tình báo Nga tiết lộ, quân đội Pháp đã bí mật tiến hành một cuộc tập trận quân sự có mật danh "Perseus" từ mùa thu năm ngoái. Mục tiêu chính của cuộc tập trận này là giả định rằng, Pháp có thể triển khai lực lượng đặc biệt ở Ukraine, để phòng thủ trước một cuộc tấn công tiềm tàng của RFAF từ hướng Belarus.
Việc Pháp tích cực can thiệp vào xung đột Nga-Ukraine cũng không có gì lạ; theo tình báo Nga tiết lộ, quân đội Pháp đã bí mật tiến hành một cuộc tập trận quân sự có mật danh "Perseus" từ mùa thu năm ngoái. Mục tiêu chính của cuộc tập trận này là giả định rằng, Pháp có thể triển khai lực lượng đặc biệt ở Ukraine, để phòng thủ trước một cuộc tấn công tiềm tàng của RFAF từ hướng Belarus.
Mặc dù cuộc tập trận quân sự này được tiến hành bí mật, nhưng quy mô của nó đã thu hút sự chú ý rộng rãi. Người ta nói rằng có tới 3.200 binh sĩ đặc nhiệm của quân đội Pháp đã tham gia cuộc tập trận. Địa điểm tập trận được chọn ở khúc quanh sông Dnieper, một địa điểm chiến lược ở phía bắc Kiev.
Mặc dù cuộc tập trận quân sự này được tiến hành bí mật, nhưng quy mô của nó đã thu hút sự chú ý rộng rãi. Người ta nói rằng có tới 3.200 binh sĩ đặc nhiệm của quân đội Pháp đã tham gia cuộc tập trận. Địa điểm tập trận được chọn ở khúc quanh sông Dnieper, một địa điểm chiến lược ở phía bắc Kiev.
Kịch bản của cuộc tập trận, được lấy cảm hứng từ kinh nghiệm của AFU, trong việc ngăn chặn thành công kế hoạch của RFAF, định “đánh úp” Ukraine vào năm 2022. Tổng thống Pháp Macron không chỉ nỗ lực tổ chức tập trận, mà còn bày tỏ sự ủng hộ đối với Ukraine thông qua nhiều biện pháp ngoại giao.
Kịch bản của cuộc tập trận, được lấy cảm hứng từ kinh nghiệm của AFU, trong việc ngăn chặn thành công kế hoạch của RFAF, định “đánh úp” Ukraine vào năm 2022. Tổng thống Pháp Macron không chỉ nỗ lực tổ chức tập trận, mà còn bày tỏ sự ủng hộ đối với Ukraine thông qua nhiều biện pháp ngoại giao.
Tổng thống Macron thậm chí còn công khai tuyên bố, Pháp sẵn sàng gửi quân tới làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Ukraine, hoặc trực tiếp huấn luyện AFU. Hành động cụ thể, là Pháp đã huấn luyện và trang bị toàn bộ cho Lữ đoàn bộ binh cơ giới 155 của AFU; tuy nhiên lữ đoàn này đã đảo ngũ phần lớn, trước khi tới chiến trường.
Tổng thống Macron thậm chí còn công khai tuyên bố, Pháp sẵn sàng gửi quân tới làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Ukraine, hoặc trực tiếp huấn luyện AFU. Hành động cụ thể, là Pháp đã huấn luyện và trang bị toàn bộ cho Lữ đoàn bộ binh cơ giới 155 của AFU; tuy nhiên lữ đoàn này đã đảo ngũ phần lớn, trước khi tới chiến trường.
Điều đáng buồn nữa là hoạt động quân sự được lên kế hoạch cẩn thận này của Paris, đã không đạt được kết quả như mong đợi như suy nghĩ của Tổng thống Macron, mà thay vào đó lại bộc lộ những vấn đề của chính nước này.
Điều đáng buồn nữa là hoạt động quân sự được lên kế hoạch cẩn thận này của Paris, đã không đạt được kết quả như mong đợi như suy nghĩ của Tổng thống Macron, mà thay vào đó lại bộc lộ những vấn đề của chính nước này.
Trong cuộc tập trận, quân đội Pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của các thiết bị công nghệ cao như UAV, hệ thống tác chiến điện tử và trinh sát, cố gắng cải thiện khả năng chiến đấu trong các lĩnh vực này. Tuy nhiên, Pháp rõ ràng đang tụt hậu trong lĩnh vực công nghệ UAV tự sát, điều này đã bị những người tham gia cuộc tập trận chỉ trích.
Trong cuộc tập trận, quân đội Pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của các thiết bị công nghệ cao như UAV, hệ thống tác chiến điện tử và trinh sát, cố gắng cải thiện khả năng chiến đấu trong các lĩnh vực này. Tuy nhiên, Pháp rõ ràng đang tụt hậu trong lĩnh vực công nghệ UAV tự sát, điều này đã bị những người tham gia cuộc tập trận chỉ trích.
Theo các chuyên gia quân sự, UAV đã trở thành vũ khí quan trọng trong chiến tranh hiện đại, vì chúng có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác mà không gây nguy hiểm trực tiếp cho người điều khiển. Tuy nhiên, sự phát triển của Pháp trong lĩnh vực công nghệ này, tụt hậu đáng kể so với Mỹ và Trung Quốc.
Theo các chuyên gia quân sự, UAV đã trở thành vũ khí quan trọng trong chiến tranh hiện đại, vì chúng có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác mà không gây nguy hiểm trực tiếp cho người điều khiển. Tuy nhiên, sự phát triển của Pháp trong lĩnh vực công nghệ này, tụt hậu đáng kể so với Mỹ và Trung Quốc.
Tại Mỹ, các gã khổng lồ hàng không như Boeing và Lockheed Martin gần như độc quyền thị trường UAV quân sự, và trong lĩnh vực công nghệ UAV dân dụng, DJI của Trung Quốc là công ty dẫn đầu toàn cầu. Cả hai nước đều đầu tư rất nhiều nguồn lực vào lĩnh vực này, không chỉ chiếm lĩnh thị phần, mà còn dẫn đầu về nghiên cứu phát triển công nghệ.
Tại Mỹ, các gã khổng lồ hàng không như Boeing và Lockheed Martin gần như độc quyền thị trường UAV quân sự, và trong lĩnh vực công nghệ UAV dân dụng, DJI của Trung Quốc là công ty dẫn đầu toàn cầu. Cả hai nước đều đầu tư rất nhiều nguồn lực vào lĩnh vực này, không chỉ chiếm lĩnh thị phần, mà còn dẫn đầu về nghiên cứu phát triển công nghệ.
Tại sao Pháp tụt hậu so với các nước khác về công nghệ UAV? Trước hết, công nghệ UAV không chỉ là vấn đề sản xuất, mà nó liên quan đến sự hợp tác của toàn bộ chuỗi ngành, bao gồm phát triển phần mềm, xử lý dữ liệu và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tại sao Pháp tụt hậu so với các nước khác về công nghệ UAV? Trước hết, công nghệ UAV không chỉ là vấn đề sản xuất, mà nó liên quan đến sự hợp tác của toàn bộ chuỗi ngành, bao gồm phát triển phần mềm, xử lý dữ liệu và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Hiện tại, chuỗi công nghiệp của Pháp tương đối manh mún; ngoài ra, quân đội Pháp còn hoài nghi về việc ứng dụng UAV trong tương lai. Năm ngoái, một tướng Pháp đã công khai tuyên bố rằng, vinh quang của UAV cuối cùng sẽ qua đi. Đồng thời cho rằng, sự phát triển của công nghệ chống UAV sẽ làm suy yếu lợi thế của loại vũ khí này.
Hiện tại, chuỗi công nghiệp của Pháp tương đối manh mún; ngoài ra, quân đội Pháp còn hoài nghi về việc ứng dụng UAV trong tương lai. Năm ngoái, một tướng Pháp đã công khai tuyên bố rằng, vinh quang của UAV cuối cùng sẽ qua đi. Đồng thời cho rằng, sự phát triển của công nghệ chống UAV sẽ làm suy yếu lợi thế của loại vũ khí này.
Tuy nhiên, xu hướng thị trường cho thấy, các quốc gia và công ty đang tích cực phát triển các công nghệ UAV tiên tiến hơn, bao gồm cả UAV hoạt động theo kiểu bầy đàn, sử dụng trí tuệ nhân tạo; điều này có thể thay đổi cục diện của các chiến trường trong tương lai, trong khi lãnh đạo quân đội Pháp lại “thờ ơ”.
Tuy nhiên, xu hướng thị trường cho thấy, các quốc gia và công ty đang tích cực phát triển các công nghệ UAV tiên tiến hơn, bao gồm cả UAV hoạt động theo kiểu bầy đàn, sử dụng trí tuệ nhân tạo; điều này có thể thay đổi cục diện của các chiến trường trong tương lai, trong khi lãnh đạo quân đội Pháp lại “thờ ơ”.

GALLERY MỚI NHẤT