Luộc dạ dày muốn ngon giòn sần sật không được bỏ quên thứ này

Dạ dày luộc là món ăn khoái khẩu được nhiều người ưa chuộng. Để có được món dạ dày giòn và ngon, các bà nội trợ hãy xem ngay mẹo luộc dạ dày dưới đây nhé!

Luộc dạ dày muốn ngon giòn sần sật không được bỏ quên thứ này

Cách chọn dạ dày

Trước tiên bạn nên đi chợ sớm để có được dạ dày ngon. Thường trọng lượng một chiếc dạ dày khoảng 600-800 gram. Bạn nên chọn cái dạ dày trông vừa phải mà nặng, sờ chắc tay, nó sẽ dày hơn so với chiếc to mà trọng lượng không lớn.

Chọn dạ dày có màu trắng đồng đều, không có các vết thâm tím, không có ung nhọt, vết loét, không bị cǎng phồng, đầy hơi, tức khí.

Chuẩn bị nguyên liệu làm dạ dày luộc

  • Dạ dày heo: 1 – 2 chiếc
  • Chanh tươi: 1 quả
  • Dấm ăn: ½ bát con
  • Muối ăn: 2 thìa cafe
  • Gừng tươi: 1 củ
  • Sả tươi: 3 củ
  • Bột mỳ: 30 gram

Luoc da day muon ngon gion san sat khong duoc bo quen thu nay

Cách luộc dạ dày ngon

Bước 1: Làm sạch dạ dày

Dạ dày sau khi mua về, bạn dùng dao tề hết các màng mỡ bám ở hai đầu dạ dày. Đây là phần mỡ bèo nhèo và có mùi khá hôi sau khi luộc nên cần làm sạch để đảm bảo chất lượng của món ăn.

Rửa sạch mặt ngoài của miếng dạ với nước lọc sau đó lộn trái dạ dày. Dùng dao nhẹ nhàng cạo sạch lớp màng nhầy dưới vòi nước sao cho cạo đến đâu, chất nhày trôi đi đến đấy. Cạo xong, cho bột mì vào bóp kỹ để loại bỏ hoàn toàn chất nhày nhớt.

Bóp dạ dày với bột mỳ khoảng 5 phút thì bạn đem xả sạch với nước. Tiếp đến, bóp lại lần nữa với chanh, muối và dấm cho sạch hẳn. Lộn lại dạ dày ra mặt ngoài và thực hiện làm sạch bằng chanh dấm tương tự. Cuối cùng, xả kỹ dạ dày với nước.

Bước 2: Chuẩn bị luộc dạ dày

Gừng tươi: Rửa sạch cho hết đất bám ở vỏ sau đó cạo sạch. Chia củ gừng làm ba phần. Một phần bạn đem thái sợi, hai phần còn lại thì đem đập dập nhừ.

Sả tươi: Bóc bỏ lớp bẹ già rồi cắt làm hai khúc. Đập dập các khúc sả này sau đó xếp xả xuống dưới đáy nồi sao cho vừa kín hết đáy.

Bước 3: Luộc dạ dày

Cho miếng dạ dày đã làm sạch đặt lên trên phần sả. Tiếp đến, bạn bỏ phần gừng đập dập + gừng thái sợi + ½ thìa cafe muối + 1 thìa dấm vào chung. Đổ nước ngập miếng dạ dày chừng 0,5 cm rồi đặt nồi lên bếp luộc.

Luoc da day muon ngon gion san sat khong duoc bo quen thu nay-Hinh-2

Luộc sôi dạ dày với lửa lớn sau đó hạ lửa để nước sôi vừa phải. Luộc dạ dày trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút. Sau thời gian này, bạn kiểm tra độ chín của miếng dạ dày bằng cách dùng một chiếc tăm xiên và xiên qua. Nếu thấy dạ dà không còn chảy nước hồng và dạ dày mềm là được.

Mẹo làm cho dạ dày trắng, giòn

Sau khi luộc chín dạ dày, bạn nhanh chóng vớt ra và ngâm ngay vào tô nước lọc lạnh. Lật đều các mặt để dạ dày nhanh chóng nguội và trắng, giòn đều. Ngâm dạ dày khoảng 15 phút thì bạn vớt ra và để ráo.

Thưởng thức món dạ dày luộc

Dạ dày luộc ngon nhất là khi bạn thưởng thức với muối tiêu chanh cùng một số loại rau thơm như rau húng, rau mùi. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha các loại nước chấm chua ngọt để thưởng thức món ăn nhậu quen thuộc này.

Như vậy chỉ với các bước đơn giản trên là bạn đã có thể chế biến được món dạ dày vừa ngon vừa giòn mà lại rất an toàn. Chúc bạn và gia đình ngon miệng với món dạ dày luộc này nhé!

10 thực phẩm giúp giảm axit dạ dày hiệu quả

Axit dạ dày có vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn và giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất, nhưng quá nhiều axit có thể gây trào ngược lên thực quản.

10 thực phẩm giúp giảm axit dạ dày hiệu quả
10 thuc pham giup giam axit da day hieu qua

Sữa: Sữa chứa canxi, một khoáng chất kiềm giúp trung hòa axit dạ dày. Nếu bạn đang mắc chứng axit dạ dày, hãy uống một cốc sữa để làm dịu tức thời.

10 thuc pham giup giam axit da day hieu qua-Hinh-2
Trà thảo mộc: Trà thảo mộc là một trong những loại trà tốt nhất giúp giảm axit dạ dày. Loại trà này giúp làm dịu đường ruột và giảm sản sinh axit. Khi uống, hãy thổi nguội trà một chút và uống chậm rãi để đạt hiệu quả cao hơn.
10 thuc pham giup giam axit da day hieu qua-Hinh-3
Gừng: Gừng là một gia vị tuyệt vời giúp chống lại axit dạ dày nhờ có các thành phần kháng viêm. Gừng có khả năng cải thiện các vấn đề tiêu hóa và điều trị axit dạ dày. Bạn có thể nhai gừng sống hoặc uống trà gừng để làm dịu dạ dày.
10 thuc pham giup giam axit da day hieu qua-Hinh-4
Giấm táo: Giấm táo hay táo đều được cho là có hiệu quả trong điều trị axit dạ dày. Mặc dù táo về bản chất mang tính axit, nhưng nó chứa các axit và enzyme lành mạnh giúp trung hòa axit dạ dày.
10 thuc pham giup giam axit da day hieu qua-Hinh-5
Sinh tố rau xanh: Hãy chọn các loại rau lá sẫm màu để làm sinh tố. Một cốc sinh tố rau xanh sẽ cung cấp cho bạn đủ các chất chống oxy hóa và dưỡng chất, đồng thời giúp giảm axit dạ dày nhanh chóng.
10 thuc pham giup giam axit da day hieu qua-Hinh-6
Yến mạch: Yến mạch nguyên hạt là một nguồn chất xơ dồi dào. Chất xơ hấp thụ axit trong dạ dày, nhờ đó giảm các triệu chứng axit dạ dày. Chất xơ còn giúp giảm táo bón, tăng cường sức khỏe đường ruột và giúp bạn no lâu. 
10 thuc pham giup giam axit da day hieu qua-Hinh-7
Nha đam: Nha đam là một chất làm mát tự nhiên, có khả năng điều trị ợ nóng và axit dạ dày. Bạn có thể uống nước nha đam hoặc sử dụng trong các món ăn để giảm axit dạ dày.  
10 thuc pham giup giam axit da day hieu qua-Hinh-8

Salad rau sống: Salad có tính kiềm tự nhiên và đem lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Salad giúp ngừa viêm và ngăn thừa axit dạ dày nhờ có các loại rau củ xanh được xem là siêu thực phẩm giúp giảm viêm. 

10 thuc pham giup giam axit da day hieu qua-Hinh-9
Dầu ô-liu: Dầu ô-liu giúp giảm các triệu chứng ợ hơi và khó tiêu, đồng thời có tác dụng kháng viêm. Bạn nên rưới dầu ô-liu lên thức ăn thay vì dùng dầu ô-liu khi nấu. 
10 thuc pham giup giam axit da day hieu qua-Hinh-10
Thịt gà: Thịt gà chứa các protein hỗ trợ ngăn ngừa axit dạ dày. Đừng chiên hay chiên ngập dầu mà hãy rán hoặc áp chảo thịt gà, đồng thời tránh thêm quá nhiều gia vị. 

Người có dạ dày yếu tốt nhất nên tránh ăn 4 loại trái cây này

Trái cây rất tốt cho cơ thể, nhưng ăn nó như thế nào thì còn tùy vào thể trạng của từng người. Các loại trái cây dưới đây không tốt đối với người dạ dày yếu.

Người có dạ dày yếu tốt nhất nên tránh ăn 4 loại trái cây này
Hầu hết các loại trái cây đều giàu chất dinh dưỡng, cung cấp một nguồn dưỡng chất phong phú, thiết yếu cho cơ thể, giúp cải thiện rất tốt khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng phù hợp với thể trạng của cơ thể, thậm chí có khi phản tác dụng, làm tình trạng thêm nghiêm trọng.

Những thực phẩm là "sát thủ" của dạ dày nhiều người mê

Theo các chuyên gia, 7 loại thực phẩm dưới đây được công nhận là “sát thủ” đường tiêu hóa, ăn càng ít càng tốt.

Những thực phẩm là "sát thủ" của dạ dày nhiều người mê
Thực phẩm có hại cho hệ tiêu hóa

Thực phẩm cay

Các loại gia vị cay sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày và sẽ làm cho chứng viêm dạ dày trở nên nặng hơn. Hơn nữa, các loại thực phẩm cay sẽ còn gây ra kích ứng dạ dày, làm các vết viêm đang tồn tại trong dạ dày sẽ trở nên nghiêm trọng và gây ra các vết loét. Do đó, nếu dạ dày đã yếu sẵn thì nên tránh ăn các loại thức ăn quá cay để có thể bảo vệ sức khỏe dạ dày tốt hơn.

Nhung thuc pham la

Ảnh minh họa 

Đồ ăn chua

Các loại trái cây có vị chua (ví dụ như: cam, bưởi, chanh, me ...), cà muối, giấm, mẻ, hay là một số loại nấm, nước sốt thịt cá đậm đặc, các gia vị ớt, tỏi...

Ngoài ra, chúng ta cần tránh các loại thức ăn có chứa nguy cơ làm tổn thương tới lớp niêm mạc bảo vệ, và khiến cho dạ dày phải co bóp và nghiền nát nhiều như: các loại thức ăn cứng, hay các loại rau chứa nhiều chất xơ, các trái cây còn xanh cứng (cóc, ổi, xoài, táo...), hay là thịt nhiều gân sụn... Chưa kể những thức ăn kể trên phải mất một khoảng thời gian mới đến được dạ dày, axit sẽ luôn được sản xuất trong khi dạ dày trống, vô tình sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày.

Hành và tỏi

Mặc dù hành và tỏi có tác dụng khử trùng nhưng chúng có chứa một lượng lớn fructan có thể gây khó tiêu và làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích. Vi khuẩn trong ruột già và ruột kết có thể lên men carbohydrate chuỗi thấp, tạo ra một lượng lớn khí, có thể gây đau bụng và đầy hơi. Cố gắng không sử dụng quá nhiều tỏi và hành tây để nấu ăn trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là đối với những người có đường tiêu hóa kém.

Chất làm ngọt nhân tạo

Chất làm ngọt nhân tạo chứa một lượng lớn carbohydrate chuỗi thấp và chuỗi ngắn, có tính thấm nhất định, sẽ làm tăng độ ẩm trong ruột và dễ gây tiêu chảy. Chất ngọt nhân tạo phổ biến là sorbitol hoặc mannitol, là một loại thực phẩm không calo. Cơ thể không tiêu hóa chất ngọt nhân tạo như chất dinh dưỡng, do đó quá nhiều chất ngọt nhân tạo có thể dễ dàng gây đầy hơi. Ngoài ra, sau khi uống đồ uống có chất làm ngọt nhân tạo, dạ dày không thoải mái. Một số chất tạo ngọt thường thấy trong kẹo cao su và thực phẩm chế biến sẵn.

Rượu

Nếu bạn cảm thấy buồn nôn sau khi sử dụng thức uống có cồn, điều này có thể sẽ khiến bạn đau ốm, mệt mỏi, rất độc hại với niêm mạc dạ dày và thay đổi quá trình trao đổi chất ở gan. Uống quá nhiều có thể gây khó tiêu và một số vấn đề sức khoẻ khác. Kiểm soát bản thân là chìa khóa cho sức khoẻ của bạn.

Cafe

Cafe kích thích sự vận hành của hệ tiêu hóa, làm cho thức ăn di chuyển nhanh hơn qua hệ thống và lượng dư thừa có thể gây tiêu chảy cho bất cứ ai. Vì vậy, nếu bạn đã bị tiêu chảy, cafe sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề tiêu hóa của bạn.

Sản phẩm từ sữa

Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi được biết rằng có ít nhất 65% số lượng dân số không dung nạp được lactose. Có nghĩa là những người đó giảm khả năng tiêu hóa lactose (là một loại đường có trong sữa). Và nếu như bạn thuộc tạng người không thể dung nạp đường lactose thì các sản phẩm từ sữa có thể sẽ là tác nhân gây ra các vấn đề lớn cho hệ tiêu hóa.

Các triệu chứng sẽ kèm theo bao gồm các loại đầy hơi, khó tiêu, hay là đau bụng và tiêu chảy. Do đó, mỗi khi uống sữa hay ăn các sản phẩm từ sữa mà bạn có các triệu chứng khác thì hãy nhớ nên tránh xa các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt, khi bạn đói thì lại càng không nên uống sữa hay ăn các sản phẩm từ sữa, bởi nó sẽ gây hại cho dạ dày nhiều hơn.

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Nếu bạn đang mắc phải một trong những triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đã mắc phải bệnh đau dạ dày:

Ăn không thấy ngon, cảm giác bị chướng bụng: do hệ tiêu hóa không ổn định.

Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị: nguyên nhân do lượng acid dư thừa đẩy ngược lên khoang miệng

Buồn nôn: nguyên nhân là do thức ăn không được tiêu hóa sẽ bị đẩy ra ngoài.

Xuất huyết dạ dày: xuất hiện khi niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương một cách nghiêm trọng.

Đau thượng vị và đau bụng: tình trạng đau âm ỉ, nóng rát khó chịu... ở vùng thượng vị hoặc là vùng bụng phía trên bên trái.

Ho kéo dài không tìm được nguyên nhân.

Rối loạn bài tiết phân. 

Tin mới