Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Nhiều người lo ngại rằng lớp bọt nổi lên khi luộc thịt hoặc nấu canh xương là chất độc hại và cần phải loại bỏ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số người còn cho rằng hiện tượng này là dấu hiệu của việc con lợn được nuôi bằng chất tăng trưởng hoặc hóa chất độc hại. Tuy nhiên, chuyên gia đã làm rõ quan niệm này.
PGS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết thịt chứa nhiều protein và chất béo có lợi cho cơ thể. Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.
"Hiện tượng này là hoàn toàn tự nhiên, không liên quan đến hóa chất độc hại. Nếu ăn phải, chúng cũng không gây ngộ độc," PGS Thịnh khẳng định.
Luoc thit, ham xuong co nen vot bo bot?
Nhiều người cho rằng bọt nổi lên khi luộc thịt, nấu canh xương là chất độc và cần vớt ra khỏi món ăn. Ảnh: 10000recipe. 
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng vớt bỏ lớp bọt này có thể làm món ăn trông hấp dẫn hơn, nước dùng trong hơn và giúp loại bỏ bụi bẩn còn sót lại. Để đạt được điều này, người nội trợ nên luộc thịt ở lửa nhỏ và thường xuyên vớt bọt.
PGS Thịnh đưa ra một số hướng dẫn giúp chọn lựa và xử lý thịt an toàn, đảm bảo chất lượng món ăn:
Chọn thịt:
Nên chọn miếng thịt có màu hồng tươi tự nhiên, khối thịt rắn chắc và có độ đàn hồi cao khi ấn tay vào.
Miếng thịt không nên có mùi lạ hoặc màu sắc bất thường như quá đỏ sẫm hoặc tái nhợt.
Rửa sạch trước khi chế biến:
Trước khi luộc, hãy rửa thịt dưới vòi nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất bám trên bề mặt.
Nếu có lông hoặc phần thô ráp trên da, nên cạo sạch.
Ngâm thịt: Ngâm thịt trong nước muối loãng 10-15 phút để loại bỏ mùi hôi cũng như giúp làm sạch sâu hơn.
Khử mùi hôi: Khi luộc thịt, có thể thêm một nhánh gừng đập dập, vài lát hành tím hoặc hành lá để khử mùi hôi và tăng thêm hương vị cho món ăn.
Bên cạnh việc xử lý bọt, mẹo giữ nước dùng trong là đun ở lửa nhỏ và không đậy nắp khi nước bắt đầu sôi. Để thịt luộc đạt độ ngon nhất, thời gian luộc tùy thuộc vào kích cỡ miếng thịt, thông thường dao động từ 15-30 phút. Khi thịt chín, vớt ra và ngâm ngay vào nước lạnh để giữ độ giòn, săn chắc.
Với các lưu ý và hướng dẫn trên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm tận hưởng món thịt luộc thơm ngon mà không cần phải lo lắng về lớp bọt nổi lên trong quá trình chế biến.
*Tiêu đề bài viết do BTV đặt lại!

Dùng nước nóng hay lạnh để luộc thịt là "chuẩn vị" nhất?

Thịt lợn luộc là món ăn vô cùng đơn giản, quen thuộc nhưng lại được nhiều người ưa chuộng vì dễ ăn, thanh mát, nhất là vào những ngày hè nóng bức. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách luộc thịt ngon chuẩn vị này:

Khử mùi hôi của thịt

Thịt luộc bằng nước sôi hay nước lạnh mới ngon ngọt, không mất chất?

Nhiều người có thói quen luộc thịt bằng nước lạnh nhưng cũng có người lại cho thịt vào nồi khi nước đã sôi.

Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc và được sử dụng trong hầu hết các bữa ăn của người Việt. Loại thực phẩm này có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như luộc, kho, xào... Trong đó, thịt luộc là cách chế biến đơn giản nhất, được cho là an toàn vì không sử dụng đến dầu mỡ, không chịu tác động nhiệt cao như các món chiên rán.

Luộc thịt cho 3 gia vị này, bảo sao thịt hôi, cứng, không ngon ngọt

Bản chất thịt lợn luộc là thơm ngon, nhưng một số người khi luộc thịt lợn không biết nên đã cho 3 loại gia vị này vào, khiến món thịt lợn mất ngon, còn bị tanh, khô.

Một số người luộc thịt lợn đã cho 3 loại gia vị này vào khiến món thịt lợn mất ngon:

Cho hạt tiêu khi luộc thịt: Hạt tiêu hương vị cay nồng đặc biệt, nhưng cho vào để luộc thịt lợn sẽ làm mất đi vị ngọt của thịt lợn luộc.

Tin mới