Lương tăng không theo kịp mức tăng giá cả sinh hoạt

Một số doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu trên hệ thống thang, bảng lương nhưng giảm hoặc bỏ hệ số đã đăng ký thực hiện trước đây.

Do đó, mức lương của người lao động có tăng nhưng nhìn chung vẫn thấp, thu nhập từ lương không theo kịp mức tăng giá cả sinh hoạt.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TPHCM vừa có báo cáo gửi Bộ LĐ-TB&XH về tình hình tiền lương, lao động và việc làm trên địa bàn năm 2022.

Sở LĐ-TB&XH TPHCM cho biết, đã khảo sát gần 3.800 doanh nghiệp trên địa bàn trong tháng 3 vừa qua (so với cuối năm 2022). Kết quả cho thấy, tình hình đảm bảo việc làm cho người lao động tại các doanh nghiệp đang ở mức độ cần chú ý, nhưng chưa đến mức bi quan.

Cụ thể, có gần 51% doanh nghiệp phản hồi giữ nguyên số lao động, hơn 18% dự kiến sẽ tuyển dụng thêm, gần 31% số doanh nghiệp dự kiến cắt giảm lao động (cắt giảm hơn 19.500 lao động). Xu hướng cắt giảm lao động tiếp tục rơi vào nhóm doanh nghiệp trong lĩnh vực da giày, dệt may, xây dựng, chế biến lương thực phẩm.

Đáng chú ý, có gần 72% số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết sẽ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh như cũ, gần 21% dự kiến mở rộng sản xuất, chỉ 7% dự kiến phải cắt giảm hoặc thu hẹp hoạt động. Trong nhóm thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh, nguyên nhân chính do thiếu đơn hàng, hết hợp đồng lao động không ký lại…

Luong tang khong theo kip muc tang gia ca sinh hoat

Công ty TNHH PouYuen Việt Nam - doanh nghiệp nhiều công nhân nhất TPHCM cắt giảm hàng nghìn lao động trong đầu năm nay do thiếu đơn hàng (Ảnh: IE).

Trong quý II năm nay, với gần 3.800 doanh nghiệp được khảo sát, chỉ hơn 800 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động, với tổng số hơn 13.000 người. Hơn 2.900 doanh nghiệp không có nhu cầu tuyển thêm lao động hoặc chưa biết có tuyển thêm hay không vì phụ thuộc vào thực tế hoạt động. Với quý III, cũng có hơn 57% doanh nghiệp trả lời chưa biết tình hình lao động tại doanh nghiệp sẽ theo chiều hướng nào.

Dù vậy, phần lớn doanh nghiệp được hỏi về triển vọng kinh doanh nửa cuối năm nay trả lời hoạt động bình thường (hơn 62%), hơn 16% dự kiến sẽ tăng trưởng, hơn 9% dự kiến vẫn thiếu hụt đơn hàng, còn lại là các nhận định khác.

Về tình hình tiền lương năm 2022 sau khi lương tối thiểu tăng thêm 7% từ ngày 1/7/2022, Sở LĐ-TB&XH TPHCM thông tin, việc điều chỉnh tăng lương của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 kéo dài. Các doanh nghiệp tập trung chủ yếu cho phòng, chống dịch, cố gắng duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh nên việc tính toán tăng lương cho người lao động theo quy định chưa được quan tâm nhiều.

Việc tăng lương tối thiểu cùng các chi phí khác tăng theo, trong khi doanh thu, lợi nhuận không tăng. Điều này tạo áp lực cho các doanh nghiệp phải tính toán, cân đối kỹ lưỡng để không ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

Một số doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu trên hệ thống thang, bảng lương nhưng giảm hoặc bỏ hệ số đã đăng ký thực hiện trước đây. Do đó, mức lương của người lao động có tăng nhưng nhìn chung vẫn thấp, thu nhập từ lương không theo kịp mức tăng giá cả sinh hoạt.

Sở LĐ-TB&XH TPHCM kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH báo cáo Chính phủ có các giải pháp hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp cũng như người lao động; kết nối cung cầu lao động. Qua đó giúp doanh nghiệp duy trì, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và giữ chân người lao động.

Sở LĐ-TB&XH TPHCM cũng kiến nghị, khi công bố tăng mức lương tối thiểu, Chính phủ cần có chính sách kiểm soát chỉ số giá và lạm phát, ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu. Mặt khác, cần ban hành và công bố sớm để cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương tổ chức tốt việc triển khai thực hiện.

Thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH TPHCM cho biết, sẽ phối hợp với các quận/huyện, cơ quan liên quan để nắm bắt tình hình lao động, việc làm; chủ động hướng dẫn, giải quyết các vấn đề phát sinh, không để xảy ra tranh chấp lao động tập thể; tổ chức kết nối, giới thiệu việc làm; giải quyết kịp thời chính sách bảo hiểm thất nghiệp…

Theo số liệu thống kê của Sở LĐ-TB&XH, hết năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn TPHCM trên 4,6 triệu người (chiếm hơn 60% dân số). Trong đó, có hơn 4,4 triệu người đang làm việc (chiếm hơn 57% dân số).

Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu, có phải đóng thêm BHXH?

Tiền lương là căn cứ để đóng BHXH. Vì vậy, khi tiền lương cơ sở tăng lên thì mức đóng BHXH của người lao động và doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo.

Tang luong co so len 1,8 trieu, co phai dong them BHXH?
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường - Ảnh: Quochoi.vn 
Chiều ngày 20/10, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội chưa thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2023, nhưng từ ngày 1-7-2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Riêng điều chỉnh tăng phụ cấp nghề với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở dự kiến thực hiện từ 1-1-2023. Điều mà dư luận quan tâm là tăng lương cơ sở thì mức đóng BHXH có tăng lên và tiền lương hưu sau này có tăng thêm.   Theo Luật sư Nguyễn Tuấn Long (Hội Luật sư TP HCM) Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm: Mức lương; Phụ cấp lương; Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Hàng tháng, người lao động và người sử dụng lao động phải trích một phần quỹ lương để đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Doanh nghiệp đóng theo tỷ lệ 21,5% hoặc 21,3% quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động, người lao động đóng tổng cộng 10,5% tiền lương tháng đóng BHXH. Ví dụ, tiền lương tính đóng BHXH hàng tháng là 5.000.000 đồng/tháng thì mức trích đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động 525.000 đồng/tháng. Và doanh nghiệp phải đóng gần 1,2 triệu đồng. Khi tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng thì khi đó lương người cán bộ, công chức, viên chức tăng 20,8%, có nghĩa khoản đóng BHXH bắt buộc của họ cũng tăng 20,8% so với khoản đóng trước khi tăng.

Mặc dù tiền lương, tiền phụ cấp, các khoản thu nhập khác được xem là căn cứ để đóng BHXH. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp, công ty  "lách luật" bằng cách tách bảng lương với các khoản phụ cấp, khoản thưởng để giảm mức đóng BHXH.

Tăng đãi ngộ, tạo cơ hội thăng tiến để khắc phục công chức, viên chức thôi việc

ĐBQH đề nghị Chính phủ nghiên cứu, xem xét kỹ lại chính sách tiền lương, đãi ngộ; cơ hội được đào tạo, thăng tiến; cải thiện môi trường làm việc, khắc phục sớm tình trạng công chức, viên chức xin thôi việc.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có báo cáo tổng hợp ý kiến ĐBQH thảo luận tại Tổ về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Theo đó, ĐBQH quan tâm đến tình hình cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, chuyển việc sang khu vực tư trong một thời gian ngắn, với số lượng lớn và chưa có dấu hiệu dừng lại như hiện nay là điều bất thường.

Nguyên nhân của thực trạng này, có ý kiến cho rằng xuất phát từ chế độ tiền lương còn thấp, chế độ chính sách chưa đáp ứng được nhu cầu.

Tang dai ngo, tao co hoi thang tien de khac phuc cong chuc, vien chuc thoi viec

Ý kiến khác thì chỉ rõ yếu tố khách quan của đại dịch Covid-19 khiến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải chịu áp lực lớn về công việc. Trong đó, chế độ hỗ trợ cho nhân viên y tế chưa đáp ứng được mong muốn, giáo viên phải thay đổi phương thức làm việc.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân xuất phát từ sự phát triển của hệ thống dịch vụ y tế, giáo dục đã thu hút nguồn lực lớn từ khu vực công sang khu vực tư.

ĐBQH đề nghị Chính phủ cần đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện sự thay đổi nhận thức của xã hội đối với sự hấp dẫn vốn có của khu vực công; đánh giá đối tượng, độ tuổi, trình độ chuyên môn của bộ phận thôi việc.

Xem xét kỹ lại chính sách tiền lương, đổi mới cách thức phân bổ biên chế

Có ý kiến đề nghị giữ nguyên mức lương hiện hưởng đối với các cơ quan, đơn vị đang được hưởng chế độ đặc thù về tài chính và thu nhập. Đồng thời phải có quy định để giữ nguyên tổng quỹ lương của các cơ quan này còn lương cơ sở thì tăng để bảo đảm chế độ đóng bảo hiểm xã hội.

Một số đại biểu đề nghị quan tâm đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, biên chế, chế độ chính sách cán bộ ở cơ sở; đổi mới cách thức phân bổ biên chế, nhất là biên chế cho ngành giáo dục, y tế hoặc ban hành cơ chế cho địa phương được thuê hoặc ký hợp đồng lao động để giải quyết nhu cầu nhân sự.

Chính phủ cần nghiên cứu, xem xét kỹ lại chính sách tiền lương, đãi ngộ, cơ hội được đào tạo, cơ hội thăng tiến, môi trường công việc của công chức - viên chức, đặc biệt đối với công chức ngành y tế và ngành giáo dục; khẩn trương hoàn thiện đề án vị trí việc làm để làm căn cứ xếp lương khi tiến hành cải cách tiền lương.

Ý kiến khác thì đề nghị tăng lương trước và nhiều hơn cho đối tượng cán bộ, công chức có thu nhập thấp; xây dựng mức lương tối thiểu phải bảo đảm mức sống cơ bản, mức tối thiểu theo từng vùng khác nhau và cần có sự điều tiết bằng thể chế.

Nhiều ý kiến đề nghị phải khẩn trương xây dựng cơ chế, chính sách cải thiện môi trường làm việc, khắc phục sớm tình trạng công chức, viên chức xin thôi việc; nhất là đối với lĩnh vực y tế và giáo dục.

Bên cạnh đó, có đại biểu cho rằng đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao và đề nghị cần có giải pháp ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám và thu hút nhân tài làm việc cho khu vực công. Trong khi đó, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài và chuyên gia trong và ngoài nước hiện nay vẫn còn hạn chế và chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của đất nước nói chung.

Hai nguyên nhân gây nên hạn chế cho chất lượng của nguồn lao động trong thời gian qua theo một số đại biểu là do năng lực lãnh đạo có vấn đề; còn tâm lý chưa quyết liệt, né tránh, sợ chịu trách nhiệm. Hiện nay có tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, né tránh trách nhiệm, quen cách làm cũ, khiến các quy trình, thủ tục giải quyết các công việc càng thêm phức tạp, mất thời gian.

Vì vậy, các đại biểu đề nghị phải có những giải pháp thật sự căn cơ, cụ thể để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin còn đang rất hạn chế.

22 ý kiến đại biểu đánh giá tăng trưởng GDP 9 tháng ước đạt 8,83%, cả năm ước đạt khoảng 8%, vượt mục tiêu đặt ra là 6- 6,5% là kết quả nổi bật, là những thành tựu được thế giới đánh giá cao.

Song cũng có ý kiến cho rằng, tăng trưởng cao nhưng nếu so với năm 2019 thì mức này chỉ tăng 5%, và đây là thách thức đối với mục tiêu tăng trưởng của cả nhiệm kỳ 2021-2025.

Theo các đại biểu, quan trọng nhất là giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, và sau một thời gian dài khó khăn vì dịch, kinh tế đã đạt được kết quả khích lệ, nhưng không nên quá hài lòng và chủ quan.

Liên quan tới thị trường tài chính, vốn, có ý kiến cho rằng vụ việc SCB vừa qua là một cú sốc nhỏ đã tác động tới điều hành kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ, tài khoá, an ninh tiền tệ và hoạt động của ngân hàng, chứng khoán, cũng như thị trường bất động sản.

Có đại biểu đề nghị Quốc hội cần có giám sát chuyên đề về thị trường trái phiếu. Nhiều đại biểu đề nghị cần theo dõi chặt tài sản của các ngân hàng, tình hình nợ xấu, sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

Chính phủ cần linh hoạt hơn trong điều hành thị trường bất động sản để giảm khó khăn cho thị trường tài chính, vì hai thị trường này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Tin mới