Thời trẻ, Lưu Bá Ôn từng đi khắp nơi để học hỏi. Có một lần, ông vô tình gặp Chu Nguyên Chương trên một bãi cỏ.
Khi đó Chu Nguyên Chương đang nằm trên bãi cỏ, miệng ngậm một cọng cỏ mắt ngước lên nhìn bầu trời.
Chu Nguyên Chương lúc đó đang cảm thấy đầy hoang mang và mù mịt về cuộc sống tương lai, là một người không có chí hướng gì, chỉ nghĩ làm sao có thể giải quyết một vấn đề rất đỗi bình thường, đó là cơm ăn áo mặc hằng ngày.
Thế nhưng vừa nhìn thấy Chu Nguyên Chương, Lưu Bá Ôn cảm thấy vô cùng hoảng sợ và có một niềm tin chắc chắn rằng Chu Nguyên Chương sẽ là một Hoàng đế trong tương lai.
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Lưu Bá Ôn.
Ông là một người rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa, là một đại quân sư có tài có thể sánh ngang với Gia Cát Lượng.
Lúc còn rất nhỏ, ông được mọi người trong thôn gọi là "thần đồng", sau khi trưởng thành, ông trở thành một người "quái dị": Đỗ tiến sĩ dễ như trở bàn tay, tuổi còn trẻ đã được vào cung làm quan.
Con mắt nhìn người của Lưu Bá Ôn cũng vô cùng đặc biệt, không những có thể dễ dàng phân biệt được một người tốt xấu như thế nào, mà còn có thể dự đoán trước được tương lai của họ.
Lúc ông 25 tuổi, do không hài lòng với các đồng nghiệp của mình và cho rằng họ quá hợm hĩnh nên ông đã cãi nhau với họ.
Tuy nhiên, từ lúc phát hiện ra rằng trong chốn quan trường phần lớn mọi người đều ham mê danh lợi, ông không còn muốn làm quan nữa mà lựa chọn về quê làm ruộng sống ẩn cư.
Chính vào lúc Lưu Bá Ôn nản chí ngã lòng thì đột nhiên ông gặp được Chu Nguyên Chương.
Người này trông không khác gì những người bình thường, chỉ có điều lúc đó, Chu Nguyên Chương nằm bẹp trên cỏ, duỗi thẳng tay chân ra và bày ra dáng hình chữ "đại" (大). Đồng thời lúc đó, ngay trên đầu Chu Nguyên Chương lại có một cái đòn gánh đặt ngang, tạo thành hình chữ "thiên" (天)
Tiếp theo đó, một cơn gió nhẹ thổi qua, cơ thể của Chu Nguyên Chương cũng chuyển động theo. Do những thay đổi của cơ thể nên chữ "thiên" ban đầu cũng bị thay đổi và tạo thành hình chữ "tử" (子). Hai chữ "thiên" và "tử" kết hợp lại với nhau sẽ thành chữ gì? Chẳng phải đó chính là chữ Thiên tử sao?
Tranh chân dung của Lưu Bá Ôn
Lưu Bá Ôn cảm thấy đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, con người trước mặt chắc chắn là Thiên tử trong tương lai.
Vì thế, Lưu Bá Ôn đã quyết định sẽ giúp đỡ chàng trai trẻ này. Ông đã tiến lên phía trước gọi Chu Nguyên Chương dậy, rồi giới thiệu một cách đơn giản về bản thân mình.
Sau khi làm xong tất cả những việc trên, Lưu Bá Ôn mới hỏi tên tuổi và sinh thần bát tự của Chu Nguyên Chương.
Chu Nguyên Chương trả lời từng câu một. Dù sao thì lúc đó Chu Nguyên Chương cũng chỉ là một người bình thường, trong khi Lưu Bá Ôn đã là một tiến sĩ. Vì thế, Chu Nguyên Chương không dám không trả lời câu hỏi của Lưu Bá Ôn, ngay cả khi ông hỏi về những việc riêng tư.
Nhiều năm sau, Chu Nguyên Chương lên làm Hoàng đế, điều này không thể không nhắc đến những nỗ lực của Lưu Bá Ôn.
Có thể nói, nếu như không có sự trợ giúp từ phía sau của Lưu Bá Ôn, về cơ bản Chu Nguyên Chương không thể đạt được thành công, tất nhiên đến cuối cùng Lưu Bá Ôn cũng trở thành thuộc hạ trung thành nhất của Chu Nguyên Chương.
Mặc dù hai người cách nhau 17 tuổi, nhưng tình nghĩa giữa hai người đã vượt xa những tình cảm thông thường.
Hơn nữa, mặc dù cuối cùng Chu Nguyên Chương đã giết chết hết các công thần, nhưng đã tha cho một mình Lưu Bá Ôn (cũng có người nói cái chết của Lưu Bá Ôn có liên quan tới Chu Nguyên Chương). Từ đó có thể thấy tình cảm giữa hai người họ sâu sắc đến nhường nào.
Chân dung Hoàng đế nhà Minh Chu Nguyên Chương.
Sau này, câu chuyện ngày trước của Lưu Bá Ôn và Chu Nguyên Chương được lưu truyền khắp dân gian.
Những người dân bình thường cũng vô cùng khâm phục khả năng dự đoán tương lai của Lưu Bá Ôn, thậm chí có người còn so sánh ông với Gia Cát Lượng, người đời sau còn lưu truyền câu nói "Tam phần thiên hạ Gia Cát Lượng, nhất thống giang sơn Lưu Bá Ôn", điều này chứng minh rằng Lưu Bá Ôn quả thực là một kỳ tài.
Khi gặp Chu Nguyên Chương lần đầu tiên, Lưu Bá Ôn thực sự đã dựa vào dáng nằm mà kết luận rằng người ấy là hoàng đế tương lai?
Thật ra không chỉ có như vậy. Trong dã sử có một đoạn ghi chép như thế này: Nghe nói sau khi nhìn thấy tư thế ngủ hình chữ "thiên tử" của Chu Nguyên Chương, Lưu Bá Ôn đã không vội vì điều này mà kết luận người đó là hoàng đế tương lai, bởi suy cho cùng cũng có khả năng việc đó là một sự trùng hợp.
Nhưng cũng chính hôm đó Lưu Bá Ôn bắt đầu tính toán vận mệnh tương lai của Chu Nguyên Chương, kết quả là không xem thì không biết, càng xem lại càng vô cùng hoảng sợ, thật không ngờ rằng, ông tính toán ra chín năm sau Chu Nguyên Chương gặp cảnh nhà tan cửa nát.
Xem đến đây, Lưu Bá Ôn ngớ người tại chỗ, suy nghĩ một lúc ông liền đi qua và nói: "Chuyện đau khổ nhất trên thế gian chính là bố mẹ anh em đều qua đời, còn chuyện hạnh phúc nhất trên thế gian chính là khai quốc xưng đế, tạo phúc cho con cháu. Vậy cậu sẵn lòng chấp nhận việc tan cửa nát nhà, hay là sẵn lòng tạo phúc cho con cháu?"
Chu Nguyên Chương nghe xong, nhìn Lưu Bá Ôn như nhìn một gã ngốc và lựa chọn khai quốc xưng đế tạo phúc cho con cháu.
Nhưng do sợ sệt thân phận của Lưu Bá Ôn, Chu Nguyên Chương vẫn ngoan ngoãn trả lời rằng: "Tôi chọn khai quốc xưng đế, tạo phúc cho con cháu."
Hình ảnh Chu Nguyên Chương trên phim.
Chu Nguyên Chương khi đó không biết một điều rằng, sau khi nói xong câu này, Lưu Bá Ôn đã nhìn thấy một loại khí chất của Hoàng đế khó diễn tả bằng lời từ đối phương. Vì thế, ông càng chắc chắn rằng người này sẽ là Thiên tử trong tương lai.
Tiên đoán của bậc thầy thần cơ diệu toán Lưu Bá Ôn quả không sai. Chu Nguyên Chương về sau đã lên ngôi hoàng đế.
Theo ghi chép lịch sử, cuối 1367 (khi đó Chu Nguyên Chương đã gia nhập nghĩa quân và thu được nhiều thành tích nổi bật), ông xuất quân Bắc phạt và nhanh chóng chiếm được Sơn Đông.
Tháng giêng năm 1368, Chu Nguyên Chương xưng đế, đặt quốc hiệu là Minh, trở thành vua Minh Thái Tổ.
Cùng năm đó, ông cho quân công phá Đại Đô (Bắc Kinh), lật đổ ách thống trị gần một thế kỷ của nhà Nguyên ở Trung Quốc đại lục, từng bước thực hiện quá trình thống nhất đất nước.
Chu Nguyên Chương mất vào năm Hồng Vũ thứ 31 (1398), hưởng thọ 70 tuổi, duy trì ngôi vị 31 năm, được an táng tại Hiếu lăng ở phía nam chân núi Chung Sơn, thành phố Nam Kinh ngày nay.