(VietnamDaily) - Những người có hệ miễn dịch suy yếu, hay ốm khi đổi mùa, bị các bệnh tiêu hóa, thường xuyên ăn uống thất thường, thức khuya vô độ thì khó mà sống khỏe sống lâu.
Kiều Dụ (Theo CNT)
Trường sinh bất lão là ước mơ của mọi người. Dù bạn có bao nhiêu tiền và nổi tiếng đến đâu, khi bạn già đi, bạn sẽ nhận thấy rằng có một thân thể khỏe mạnh, có thể sống khỏe sống lâu quan trọng hơn bất cứ điều gì khác. (Ảnh minh họa)
Cơ thể chính là gốc rễ của sinh mệnh, có người ở độ tuổi 70, 80 vẫn còn tràn đầy sinh lực, cũng có người dù mới ngoài 20, 30 tuổi nhưng thể chất còn kém cả người già. Ai cũng muốn sống lâu, nhưng bạn có biết đặc điểm của những người sống lâu là gì không? Tương tự, những người đoản mệnh có đặc điểm gì? Bạn có muốn tìm hiểu.
Thứ nhất, những người sống lâu có khả năng miễn dịch rất tốt. Để đánh giá một người có thể sống lâu hay không thì phải xem khả năng miễn dịch, nếu khả năng miễn dịch tốt thì không những nguy cơ nhiễm vi khuẩn, vi rút và các vi sinh vật khác là rất thấp mà ngay cả nguy cơ ung thư cũng rất nhỏ.
Ngược lại, người không thể sống lâu là người có khả năng miễn dịch suy yếu, cực dễ bị bệnh, thậm chí thay đổi mùa cũng có thể ốm, nhiễm khuẩn, bạo bệnh.
Thứ hai, người trường thọ thường là người không thường bị ho khạc đờm, không bị khó thở, dù thời tiết thay đổi cũng không mắc các bệnh về đường hô hấp. Ở đây nhấn mạnh sức khỏe của phổi rất quan trọng đối với tuổi thọ, phổi tốt sẽ sống lâu.
Đối lập với đó, người đoản mệnh cực dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, thậm chí khó thở, thở nặng nề, dễ bị viêm phổi, viêm phế quản, thường xuyên phải dùng thuốc.
Thứ ba, người sống thọ không bị đau tức ngực sau khi hoạt động. Bạn có biết rằng, bệnh tim mạch là một trong những thủ phạm chính ảnh hưởng đến tuổi thọ, đồng thời cũng có một tỷ lệ đáng buồn liên quan giữa người bị bệnh tim mạch và người đoản thọ. Đó là, người bị tim mạch thì hầu như không thể sống lâu.
Thứ tư, những người sống lâu chân tay hoạt động tốt, không gặp vấn đề gì trong việc chăm sóc bản thân, thường không bị chóng mặt và đau đầu. Ngược lại, những người mắc các bệnh về mạch máu não không chỉ có tỷ lệ tử vong cao mà tỷ lệ tàn tật cũng cao. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh mạch máu não sau hồi phục cũng phải đối diện với các loại di chứng, cả đời không lo được cho mình thì không thể sống lâu được.
Thứ năm, người sống lâu ăn ngon, đi tiêu bình thường, không đau bụng, chướng bụng, không sút cân. Trái lại, người đoản thọ sẽ thường mắc các bệnh tiêu hóa.
Cụ thể, theo tuổi tác ngày càng tăng thì tỷ lệ mắc các bệnh về đường tiêu hóa cũng tăng, những bệnh đáng kể như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư tụy sẽ trực tiếp rút ngắn tuổi thọ của bạn.
Nhắc nhở mọi người, khi còn trẻ chớ có chủ quan, đừng bao giờ cậy còn trẻ mà hoang phí sức khỏe, không chịu tập luyện, nên cân đối chế độ dinh dưỡng. Hãy nhớ rằng, nếu tuổi trẻ không giữ gìn, không bảo dưỡng cơ thể, về già chắc chắn cơ thể suy kiệt, không thể sống lâu.
Mời độc giả xem thêm video: Uống trà xanh đúng cách để cơ thể khỏe hơn (Nguồn video: VTV24)
Bí ẩn 'lời nguyền chết chóc' của các hoàng đế nhà Minh
(VietnamDaily) - Không ít hoàng đế nhà Minh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc đoản mệnh, không có con cái hoặc có con chết yểu, không sống tới tuổi trưởng thành. Dân gian cho rằng điều này xuất phát từ việc hoàng tộc nhà Minh vướng vào một "lời nguyền chết chóc" bí ẩn.
Lịch sử phong kiến Trung Quốc ghi nhận 16 hoàng đế nhà Minh trị vì đất nước. Thế nhưng, chỉ có vài người sống thọ 50 - 70 tuổi.
Công chúa Trung Quốc: Người đoản mệnh, kẻ bị chồng ghẻ lạnh
(VietnamDaily) - Là con hoàng đế, các cách cách Trung Quốc dưới thời phong kiến có cuộc sống quyền quý. Thế nhưng, họ có nỗi khổ khó nói như được sắp xếp những cuộc hôn nhân chính trị, nhiều người lại đoản mệnh hoặc bị chồng ghẻ lạnh...
Công chúa hay còn gọi cách cách Trung Quốc là con của nhà vua. Họ sinh ra và lớn lên trong hoàng cung. Cuộc sống quyền quý, ăn ngon mặc đẹp, có người hầu hạ vì thế cuộc sống của họ khiến nhiều người mơ ước, thậm chí là ghen tị.