Lưu ý những loại rau ăn sống có thể ngộ độc

Chúng ta đều biết nên ăn chín uống sôi nhưng có những loại rau ăn sống thậm chí còn tốt hơn cho sức khỏe và có những loại rau bắt buộc phải ăn chín nếu không sẽ gây ngộ độc.

Rau là món ăn quen thuộc và hầu hết chúng ta đều ăn rau đã nấu chín. Tuy nhiên, có một số món ăn như salad, gỏi hay các loại rau sống cũng đều được nhiều người yêu thích.

Điều này cũng đặt ra câu hỏi ăn rau sống hay đã nấu chín sẽ tốt hơn? Một số người cho rằng việc nấu chín rau sẽ phá hủy dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích sự khác biệt về dinh dưỡng giữa rau sống và rau nấu chín, cũng như loại rau nào nên ăn sống và loại rau nào nên nấu chín, đồng thời hướng dẫn bạn cách ăn để được hưởng giá trị dinh dưỡng cao mà không gây hại tới sức khỏe.

Ăn rau sống và rau chín, cái nào có lợi hơn?

Nhiều người cũng biết rằng sau khi rau chín,rất nhiều vitamin sẽ bị mất đi. Trong rau xanh có chứa enzyme có thể giúp tiêu hóa nhưng enzyme này rất nhạy cảm với nhiệt độ và dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ cao, chỉ cần khoảng 47°C là enzyme trong rau sẽ bị cạn kiệt.

Bên cạnh đó, một số vitamin trong rau có thể dễ dàng bị phá hủy trong quá trình nấu, đặc biệt là vitamin nhóm B  và vitamin C. Trong số các cách chế biến rau, luộc là cách dễ khiến rau bị mất chất dinh dưỡng nhất, mất khoảng 50-60%.

Vì vậy, nếu bạn muốn giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn thì hấp, rang hoặc xào là cách tốt hơn. Nếu kéo dài thời gian đun hoặc nấu, các chất dinh dưỡng của rau sẽ bị mất nhiều hơn.Trong khi một số khoáng chất và vitamin khác trong quá trình nấu cũng bị mất đi, chỉ có vitamin D, Evà K là ít bị mất đi khi nấu.

Luu y nhung loai rau an song co the ngo doc

Một số loại rau ăn sống sẽ giữ được dinh dưỡng nhưng một số loại cần nấu chín để tránh ngộ độc. (Ảnh minh họa)

Nhưng so với thức ăn sống, thức ăn nấu chín dễ nhai, dễ tiêu hóa hơn, và đôi khi nó có thể có dinh dưỡng cao hơn. Một số loại rau nếu ăn sống có thể gây khó tiêu, khó hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng.Ví dụ, ngũ cốc nấu chín hoặc các loại đậu sau khi nấu chín ngoài việc tiêu hóa tốt hơn, còn có thể làm giảm hàm lượng chất chống dinh dưỡng (anti-Nutrition), một chất do thực vật sản xuất và ngăn cản cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng.

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng một số loại rau sau khi nấu chín sẽ bổ sung thêm một số hàm lượng chất chống oxy hóa chẳng hạn như lycopene trong cà chua sau khi nấu chín sẽ được cơ thể hấp thụ nhiều hơn.

Ngoài ra, một chức năng rất quan trọng khác của việc nấu chín thực phẩm là tiệt trùng, tránh được việc ngộ độc hoặc tiêu chảy do ăn đồ sống. Đặc biệt ở những nơi không đảm bảo vệ sinh thì phải nấu chín rau củ quả mới được ăn.

4 loại rau bổ dưỡng hơn khi ăn sống

- Súp lơ: So với súp lơ luộc, súp lơ xanh ăn sống có thể tiêu thụ nhiều hơn 3 lần chất sulforaphane - một chất chống ung thư.

- Bắp cải: Myrosinase là một enzym ngăn ngừa ung thư trong bắp cải, dễ bị phá hủy khi gặp nhiệt độ cao, vì vậy khi nấu bắp cải nên giảm thời gian nấu càng nhiều càng tốt để giữ lại nhiều enzym.

Luu y nhung loai rau an song co the ngo doc-Hinh-2

(Ảnh minh họa)

- Hành tây: Hành tây sống có thể ức chế sự đông máu bất thường của tiểu cầu và ngăn ngừa bệnh tim, nhưng hiệu quả này sẽ bị mất sau khi nấu.

- Tỏi: Tỏi sống giàu sulfua, có khả năng chống ung thư nhưng sau khi nấu ăn, những sulfide sẽ bị phá hủy.

7 loại rau phải nấu chín mới được ăn

- Măng tây: Muốn hấp thụ được chất dinh dưỡng của măng tây, bạn phải phá hủy thành tế bào rất dày của nó, sau khi nấu chín thì cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, E và axit folic.

- Ớt đỏ: Mặc dù ớt đỏ ăn sống có thể nhận được nhiều vitamin C hơn, nhưng nếu bạn muốn nhận được nhiều chất chống oxy hóa hơn như carotene và axit ferulic, hãy xào hoặc nướng.

- Các loại đậu: Các loại rau có vỏ như đậu Hà Lan có chứa lectin (Lectin) khi còn sống, là một loại độc tố có hại cho cơ thể, nhưng nó có thể được đào thải sau khi ngâm và nấu chín.

Luu y nhung loai rau an song co the ngo doc-Hinh-3

Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu nành phải ngâm và nấu chín để loại bỏ độc tố. (Ảnh minh họa)

- Nấm: Bất kể cách nấu nào, miễn là nấm được đun nóng,hàm lượngkalisẽ tăng lên.

- Cải bó xôi: Sau khi nấu chín thì hàm lượng axit folic trong cải bó xôi cao hơn cùng với sắt, magiê và canxi và các khoáng chất khác sau khi nấu chín sẽ dễ hấp thu hơn.

- Cà chua:Mặc dù hàm lượng lycopene trong cà chua sẽ tăng hơn 60% sau khi được nấu chín, nhưng hàm lượng vitamin C sẽ giảm khoảng 29%.

- Cà rốt: Cà rốtluộc có nhiều β-carotene hơn cà rốt sống. 

Salad rau tươi mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe

Rau tươi giúp bạn cải thiện tâm trạng, có được thân hình cân đối và khỏe mạnh hơn. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe mà salad rau tươi đem lại.

Salad rau tuoi mang lai rat nhieu loi ich suc khoe

Đẩy lùi cơn đói: Bạn có thể chế biến salad theo nhiều cách, với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau, khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn. Salad rau tươi giúp thỏa mãn khẩu vị và đẩy lùi cơn đói.

Salad rau tuoi mang lai rat nhieu loi ich suc khoe-Hinh-2
Hỗ trợ giảm cân: Salad rau tươi chứa ít calo; thêm rau tươi vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn giảm cân và thải độc cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên chỉ ăn thuần rau sống để giảm cân, vì cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng khác mà rau không đáp ứng được.
Salad rau tuoi mang lai rat nhieu loi ich suc khoe-Hinh-3
Làm mát cơ thể: Salad giúp làm mát và cấp nước cho cơ thể. Nhờ chứa nhiều nước, salad rau tươi và các loại hoa quả cấp ẩm cho cơ thể và giúp làm mát từ bên trong.
Salad rau tuoi mang lai rat nhieu loi ich suc khoe-Hinh-4
Tốt cho ruột: Salad rau tươi không dễ để tiêu hóa, nhưng đây vẫn là một món tốt cho ruột. Salad giàu chất xơ, nhờ đó ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong ruột.
Salad rau tuoi mang lai rat nhieu loi ich suc khoe-Hinh-5
Giàu chất chống oxy hóa: Rau chân vịt tươi, rau diếp tươi, cà rốt, ớt chuông đỏ, cà chua và súp lơ tươi là những loại rau quả rất giàu chất chống oxy hóa. Nhiều loại rau quả tươi khác cung cấp cho bạn lượng vitamin A và C dồi dào.
Salad rau tuoi mang lai rat nhieu loi ich suc khoe-Hinh-6
Giàu protein: Cơ thể người không dự trữ protein, do đó việc thường xuyên cung cấp đủ protein cho cơ thể là rất cần thiết. Rau xanh kết hợp với phô mai ít béo và thịt nạc là đủ để đáp ứng nhu cầu protein một ngày của cơ thể.
Salad rau tuoi mang lai rat nhieu loi ich suc khoe-Hinh-7
Ngăn ngừa nhiều loại bệnh: Rau quả tươi giúp phòng ngừa nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh tim và bệnh ung thư. Nghiên cứu đã cho thấy ăn nhiều rau xanh và các chất béo có lợi giúp tăng cường sức khỏe toàn diện.
Salad rau tuoi mang lai rat nhieu loi ich suc khoe-Hinh-8
Không lo mất chất dinh dưỡng: Nấu nướng có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng trong rau quả. Bạn sẽ không phải lo lắng về điều này khi ăn rau tươi. Ăn rau tươi giúp bạn giữ nguyên hàm lượng vitamin và chất khoáng.
Salad rau tuoi mang lai rat nhieu loi ich suc khoe-Hinh-9
Trẻ hóa làn da: Ăn rau tươi giúp cấp ẩm tự nhiên cho làn da, nhờ đó ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa như da sần sùi, chảy xệ, bong tróc hay nếp nhăn. Hơn thế nữa, các chất dinh dưỡng trong rau xanh giúp cơ thể tổng hợp collagen giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.
Salad rau tuoi mang lai rat nhieu loi ich suc khoe-Hinh-10
Tăng cường thị lực: Nhiều loại salad giúp cải thiện thị lực, ví dụ như salad rau chân vịt, rau xà lách và rau diếp tím. Tổ hợp trên cung cấp carotenoid, vitamin A, lutein và zeaxanthin, các chất này bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do. 

Mẹ 3 con làm vườn rau sân thượng với 100 can nhựa

Chị Mỹ Hiền bắt đầu trồng rau, trái từ Tết, không dùng thuốc trừ sâu và luôn thu hoạch được cả rổ rau, trái nặng tay.

Me 3 con lam vuon rau san thuong voi 100 can nhua
 Với khoảng 100 can nhựa có sẵn, chị Mỹ Hiền (Cần Thơ) đã biến khoảng không trên tầng 5 của gia đình thành vườn rau sân thượng, cung cấp rau sạch, trái cây hữu cơ cho cả gia đình.