“Ly dị à? Mơ đi nghen!“

"Từ trước tới giờ tôi có coi cô là vợ đâu mà đòi ly dị. Cô chỉ là con ở thôi, hiểu chưa?"- chồng tôi đã nói như vậy.

“Cầm lấy rồi biến”. Huấn vứt mạnh xấp tiền lên bàn. Chiếc quạt máy đang thổi mạnh khiến những tờ tiền bay lả tả xuống sàn nhà. Tôi nhìn chồng, rồi nhìn những tờ giấy vẫn tiếp tục bay là đà trên mặt đất.

Có lẽ đến chết tôi cũng không thể nào quên được cảm giác lúc đó: Một cảm giác đau đớn, ê chề lẫn uất hận nghẹn ứ trong lòng khiến tôi không thể nào khóc được. Tôi nhặt đến tờ tiền cuối cùng rồi đứng lên nhìn Huấn: “Cảm ơn anh. Đây là lần cuối cùng em phải nhờ đến anh”.

Tôi cầm tiền chạy đến bệnh viện. Mẹ tôi đang chờ đóng tiền để được nhập viện phẫu thuật. Trước sự sống chết của mẹ, tôi đã không còn giữ được thể diện của mình.

Khi tôi học năm thứ ba thì ba tôi mất. Trụ cột trong gia đình không còn, mẹ tôi lại đau yếu liên miên nên tôi phải tự lo cho mình. Tôi đã muốn nghỉ học nhưng mẹ tôi kiên quyết không cho. Mẹ nói, chỉ có học hành đàng hoàng thì sau này tôi mới có thể tự lo cho mình.

Đó là lý do tôi trở thành người giúp việc nhà theo giờ cho gia đình Huấn. Buổi tối, tôi đến dọn dẹp, giặt giũ, ủi quần áo và làm những công việc mà người ta yêu cầu trong 2 giờ. Tôi còn phải đi dạy thêm cho 2 đứa học trò tiểu học mới có đủ chi phí trang trải chuyện học hành và gửi về cho mẹ một ít.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Cho đến một ngày nọ, tôi đến làm việc như mọi khi. Hôm đó là ngày lễ, cả nhà đi vắng, chỉ còn lại người con trai đầu của chủ ở nhà. Tôi đã bị anh ta cưỡng hiếp trong buổi tối ấy. Đêm đó tôi đã suýt lao đầu xuống sông để rửa hết ô nhục. Nhưng tôi nghĩ đến mẹ. Nếu tôi chết thì ai sẽ chăm sóc mẹ? Nếu tôi chết thì tôi sẽ là một đứa con bất hiếu.

Hôm sau Huấn tìm đến nhà trọ quỳ xuống xin tôi tha thứ. Anh ta nói đủ lời ngon ngọt để cho tôi tin rằng anh ta đã để ý và yêu tôi từ lâu. Anh ta hứa, nếu tôi đồng ý, anh ta sẽ cưới tôi, sẽ lo cho tôi học hành, lo cho mẹ tôi có một cuộc sống đàng hoàng...

Cuối cùng tôi đã đồng ý. Thế nhưng Huấn đã không giữ lời. Sau đám cưới, anh lấy lý do tôi đang mang thai nên phải ở nhà dưỡng thai. “Sinh con xong rồi đi học lại cũng đâu có sao? Không lẽ bây giờ em mang bụng bầu tới trường?”. Anh ta nói như vậy.

Nhưng tôi đâu có ở nhà dưỡng thai như Huấn nói. Vốn dĩ trước đây tôi là người giúp việc thì bây giờ mọi việc trong nhà tôi phải làm tất cả. Từ đi chợ nấu cơm đến giặt giũ, dọn dẹp, phục vụ 8 con người trong ngôi nhà ấy đã vắt kiệt sức của tôi. Kết quả là tôi bị sẩy thai.

Sau lần sẩy thai ấy, bác sĩ khuyến cáo tôi không nên sinh con nữa. Lý do là vì giữa tôi và chồng có một điều gì đó mà sự kết hợp sẽ cho ra những đứa trẻ nếu không chết yểu thì sẽ bị dị tật. Không thể làm cái máy đẻ, sự hiện diện của tôi trong nhà chỉ thuần túy là một người giúp việc. Mẹ chồng tôi nói: “Đàn bà mà không sanh nở được thì coi như vô dụng”. Thậm chí, Huấn không cho tôi ngủ chung mà đuổi tôi xuống ngủ ở nhà bếp.

Chính ở đó, tôi và Huy đã gặp nhau. Huy là em trai út của Huấn. Anh đi du học ở Úc, mới trở về làm việc trong công ty của gia đình hơn một năm. Thoạt đầu giữa chúng tôi chỉ là tình cảm giữa chị dâu, em chồng nhưng sau đó, tôi thấy Huy rất lạ. Anh chăm sóc tôi chu đáo và hay bênh vực tôi mỗi khi tôi bị mẹ chồng và chồng hiếp đáp. Khi có mặt mọi người, Huy gọi tôi là "chị", xưng "tôi" nhưng khi chỉ có riêng tôi với Huy, anh chỉ gọi tôi bằng tên vì Huy lớn hơn tôi đến 4 tuổi.

Có lần Huy nói với tôi: "Hà đi học lại đi, mình sẽ lo cho". Khi tôi nói điều này với Huấn thì bị gạt phắt: "Tính tạo phản hay sao mà đòi đi học? Đi học hay đi kiếm trai?". Tôi nhắc lại lời hứa của Huấn khi trước thì anh ta cười khẩy: "Khi chưa được, ai mà chẳng hứa hẹn cho được việc? Bây giờ em không còn giá trị gì nữa, phải biết an phận đi, đừng có lộn xộn. Cứ ở nhà chăm sóc ba mẹ, làm công chuyện rồi tôi sẽ cho tiền để gởi về quê cho bà già, còn lộn xộn thì đừng có trách".

Chẳng hiểu sao hôm đó tôi rất kiên quyết. Có lẽ nhờ Huy động viên, tiếp sức nên tôi nói cứng với Huấn: "Anh không cho em cũng đi, không thể cứ ăn bám mãi như vầy. Em muốn làm chủ cuộc đời mình".

Kết quả là tôi bị cấm cửa, nhốt luôn trong nhà, chuyện chợ búa chuyển cho người khác. Chính vì chuyện này mà anh em Huy gây gổ với nhau. Tôi nghe Huấn nói: "Chuyện của vợ chồng tao, mày xen vô làm gì? Tao nói rồi đó, đừng có lộn xộn". "Tôi không hiểu anh quan niệm về cuộc sống vợ chồng như thế nào nữa. Anh đối xử với chị dâu như vậy mà coi được sao? Đừng có ỷ mình nhiều tiền rồi coi người ta như cỏ rác. Tôi sẽ lo cho chị dâu đi học lại"- giọng Huy vẫn điềm đạm.

Tôi không dám rình nghe tiếp nhưng sau đó, Huấn kiếm tôi, mặt hầm hầm: "Muốn đi học hả? Thì đi đi, tôi sẽ không cho cô một xu nào nữa". Tôi đã rất đắn đo trước khi quyết định ghi tên học ở một trung tâm dạy nghề. Tôi nói với cha mẹ chồng: "Con xin phép ba mẹ cho con đi học để có một nghề lo cho tương lai của mình. Đường con cái của con đã không ra gì, anh Huấn cũng không thương con nữa, nếu con không lo cho mình thì sẽ không có ai lo cho con". Có lẽ những điều tôi nói cũng hợp lý nên cha mẹ chồng tôi đồng ý cho tôi đi học với điều kiện vẫn phải bảo đảm làm hết công việc trong nhà.

Tôi thoát ra khỏi 4 bức tường ấy như cá gặp nước, như chim gặp khoảng trời xanh. Tuy nhiên, tôi mới học được 6 tháng thì mẹ tôi trở bệnh nặng. Tôi lại phải van xin chồng tôi cho tiền để chữa bệnh cho mẹ. Mỗi lần như vậy, tôi lại bị biến thành đủ thứ con vật trong những lời miệt thị của anh.

Nhưng tôi đau nhất có lẽ là lần Huấn ném xấp tiền trên bàn. Những tờ giấy bạc bị chiếc quạt máy thổi bay lả tả trên sàn nhà. Tôi bò xuống mà nhặt y như một con thú 4 chân. Khi ấy, tôi nghĩ mình không còn là con người- đúng như những lời miệt thị của Huấn.

Nhưng cuối cùng thì mẹ tôi cũng không qua khỏi dù đã có tiền phẫu thuật. Chẳng biết sao khi ấy, tôi lại có cảm giác nhẹ hẫng. Mẹ không còn, tôi chẳng còn gánh nặng phải lo toan. Tôi nói với Huấn: "Anh cưới vợ khác đi, chúng mình ly dị". Huấn trừng mắt nhìn tôi : "Có phải cô không vậy? Ly dị à? Mơ đi nghen. Từ trước tới giờ tôi có coi cô là vợ đâu mà đòi ly dị. Nghe nè, cô chỉ là một con ở thôi, hiểu chưa?".

Tôi không tranh luận với Huấn nhưng sau đó mấy ngày, tôi đã lén bỏ trốn. Tôi để lại thư và đơn xin ly hôn cho Huấn, bảo anh ta đừng tìm tôi vô ích. Tôi về quê vì dù sao, mẹ tôi cũng còn mấy công vườn. Hơn nữa, mồ mả cha mẹ tôi ở đó…

Những năm tháng ở thành phố đã cho tôi nhiều kinh nghiệm sống. Mảnh vườn của cha mẹ tôi thành nơi cung cấp thực phẩm sạch cho công ty du lịch và các nhà hàng phục vụ du khách ngoài thị xã. Tất nhiên là để có điều đó, tôi đã mất gần 6 năm cày cục cật lực.

Giờ đây, tôi đã có một cuộc sống thật sự là của mình. Dù vất vả, nhưng tôi là tôi chứ không phải là một cái bóng vật vờ bên người chồng không hề yêu thương, tôn trọng mình. Cái mà tôi cần bây giờ là một bản án ly hôn để làm lại cuộc đời. Tôi đến gặp Huấn. Anh ta lại cười khẩy: "Tôi còn chưa tha cho cô đâu, đừng có nghĩ đến hai chữ tự do. Tôi biết cô tằng tịu với em tôi, vậy nên tôi càng không để cho cô tự do".

Khi tôi nói lại với Huy điều này, anh trấn an tôi: "Em đừng lo. Anh hai không đồng ý nhưng em vẫn có quyền gởi đơn ly hôn ra tòa. Anh sẽ nhờ luật sư lo cho em". Tôi đã gởi đơn ra tòa.

Thế nhưng tôi nghe mọi người kể lại là giữa anh em họ đã nổ ra cãi vã, bất đồng rất lớn. Khó khăn cho tôi là cha mẹ chồng tôi lại đứng về phía Huấn. Họ nói nếu Huy không cắt đứt quan hệ với tôi thì sẽ truất quyền thừa kế của anh.

Huy nói với tôi rằng anh không sợ. Anh đủ sức làm việc, kiếm tiền để lo cho vợ con. Và quan trọng hơn là anh yêu tôi, muốn ở cạnh tôi trong những tháng ngày còn lại. Anh cũng không quan tâm chuyện tôi có thể sinh nở được hay không. "Em nhất định không được buông tay, nhất định không được đầu hàng"- Huy xiết chặt tay tôi.

Khi có anh bên cạnh, tôi thấy an tâm và quyết tâm cao ngất trời. Thế nhưng khi chỉ còn lại một mình, tôi lại nhấp nhỏm không yên… Tôi không biết mình đúng hay sai trong chuyện này. Nếu như Huấn không đồng ý ly dị thì liệu tự do của tôi có vĩnh viễn mất đi như lời anh ta đe dọa hay không! Chẳng lẽ tôi mãi mãi không thể ly hôn?

Làm sao để chồng quay lại với gia đình?

Anh nói rằng anh muốn ly dị để cuộc sống thoải mái hơn, nhưng tôi biết là anh đang muốn cưới người phụ nữ khác.

Chào các anh chị!

Tôi suy nghĩ rất nhiều trước khi quyết định gửi những dòng thư này cho các anh chị.

Quả thực là có quá nhiều người rơi vào cảnh chồng ngoại tình và có lẽ chuyện của tôi cũng chẳng mới. Chồng tôi ngoại tình, nhưng anh không chỉ đơn giản là qua đường rồi về với vợ con mà đó là một quá trình trượt dốc dài của anh với những cô thư ký chân dài, hết cô này đến cô khác. Chuyện đó đã diễn ra gần 5 năm nay rồi. Vì thương con mà tôi cố gắng chịu đựng, cố gắng im lặng và cố gắng giấu giếm. Kể cả việc hai vợ chồng nằm bên nhau, anh công khai gọi điện cho người khác ngay trước mặt tôi, mặc cho tôi đau đớn và những dòng nước mắt cứ rơi hằng đêm. Tôi chấp nhận vì thương con và vì với gia đình, anh cũng thoải mái về kinh tế mặc cho mẹ con tôi muốn tiêu pha thế nào cũng được

Cách đây một tuần, anh nói với tôi là sẽ ly dị tôi. Tôi không thể tưởng tượng được tại sao anh lại có thể nhẫn tâm làm như vậy dù tôi đã không hề cầu xin anh điều gì. Anh nói rằng anh muốn ly dị để cuộc sống thoải mái hơn. Nhưng tôi biết là anh đang muốn cưới người phụ nữ khác chứ không phải là chỉ yêu chơi bời như trước nữa.

Xin cho tôi một lời khuyên, làm sao để chồng tôi có thể quay trở lại?

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Chào chị! 

Đọc lá thư của chị, tôi phần nào hiểu được những khó khăn mà chị đang phải trải qua.

Mong muốn được hạnh phúc là điều chính đáng, nhất là khi chị luôn hết lòng vì gia đình và chấp nhận tất cả mọi thứ cũng chỉ mong gia đình được trọn vẹn, con cái có đầy đủ cả bố mẹ.

Nhưng chị cần nhìn vào một thực tế là chồng chị đã không còn yêu chị. Chị yêu con, yêu chồng, và vì tình yêu lớn lao ấy nên chị cố gắng chịu đựng để không làm ai trong số những người chị yêu thương bị tổn thương.

Nhưng điều mà chị nhận được là gì? Đó có phải là những gì chị mong muốn hay không? Anh ấy đã không quan tâm đến cảm giác của chị nữa, thậm chí anh ấy không muốn tiếp tục đồng hành cùng chị và các con, như vậy để chị thấy rằng anh ấy không còn tình yêu với chị và các con. Cũng khó có thể trách được anh ấy bởi anh ấy đã có 5 năm để muốn chị nhận ra hạnh phúc mà chị đang giữ hoàn toàn không hề tồn tại và đến khi anh ấy có sự lựa chọn khác thì đó là điều đương nhiên. Bởi trong một mối quan hệ không có tình yêu thì việc giải thoát cho nhau là điều cần thiết.

Chị ạ, hạnh phúc muốn tồn tại một cách bền vững thì không phải chỉ có một cá nhân xây dựng mà phải do cả hai vợ chồng. Chị nói rằng chị chấp nhận hạnh phúc kể cả việc đồng ý cho chồng chị đi ngoại tình, miễn là anh không ly dị. Tôi nghĩ rằng cũng có nhiều người phụ nữ sẽ chấp nhận giải pháp đó. Nhưng lý do mà chị muốn giữ anh ấy lại có thực sự là vì con hay vì mong muốn khác nữa?

Để trả lời câu hỏi: "làm thế nào để chồng chị quay trở lại” chị hãy trả lời câu hỏi: những thứ mà chị đang muốn liệu có thể thay đổi được không?

Chúc chị mạnh mẽ và bình an!

“Đào tạo lại con rể”, mẹ vợ ngậm trái đắng

“Chương trình đào tạo rể” đầy kiên nhẫn và yêu thương, bà Hoán đã biến ông rể vô ý tứ ngày nào thành đàn ông lịch sự, lễ phép, nhưng...

Bà Hoán có bốn cô con gái, không con trai, nên ngay từ khi đứa con gái đầu lập gia đình, bà đã xác định sẽ xem rể như con trai trong nhà. Nào ngờ, ông trời ban tặng cho bà đứa con rể chẳng vừa ý tí nào, nên bà đành phải “xắn tay” dạy dỗ “ông con trai” này vậy.

Rể bà Hoán sinh ra trong gia đình mà nói năng, cử chỉ thì rất cảnh vẻ, có phần hơi mưu mẹo nữa, nhưng thực ra bao phép lễ nghi, quy tắc lại chẳng biết gì hết ráo. Quen với đàn con gái ngoan ngoãn, bà Hoán hết sức bực mình với ông con rể đi không chào, về không hỏi, ăn chẳng mời, cứ thấy mâm cơm dọn ra là xông tới bốc ào ào, lại còn bới lựa miếng to ăn trước, đã thế với lũ em gái vợ cứ xưng hô mày, tao như chợ búa ngoài đường…

“Chương trình đào tạo rể” của bà Hoán bắt đầu từ chuyện chào hỏi. Anh con rể vừa bước vào nhà, chưa kịp ngồi, bà Hoán đã cao giọng: “Huy, con không chào bố mẹ sao?”. “Ơ, bố mẹ ngày nào chẳng gặp, sao phải chào”. “Con không được nói vậy, người lịch sự, lễ phép là phải biết đi hỏi, về chào. Bố mẹ chứ có phải cái cột nhà đâu mà con thản nhiên đi qua không hỏi”.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Thoáng thấy nét khó chịu trên mặt con rể, sau bữa cơm, mẹ con ngồi uống trà, bà Hoán nhỏ to: “Huy à, không phải mẹ ghét hay làm khó con đâu, mẹ coi con như con trai mẹ, nên dạy con những điều hay, lẽ phải làm người”. Anh con rể gật gù ra chiều hiểu ý mẹ vợ, nhưng cũng phải đến chục lần sau đó, khi thì quên, khi thì chào cụt lủn, chào lí nhí…, con rể bà Hoán mới tập được thói quen chào hỏi.

Cứ thế, với “Chương trình đào tạo rể” đầy kiên nhẫn và yêu thương, bà Hoán đã biến ông rể vô ý vô tứ ngày nào thành người đàn ông lịch sự, lễ phép. Nhưng bà Hoán chưa kịp mừng với thành công của mình thì đã xảy ra chuyện…

Con gái đầu của bà, tức vợ chàng rể quý, về thưa chuyện với bố mẹ xin phép bỏ chồng. Lý do, cô không còn thấy người đàn ông mà ngày xưa cô yêu ở ông chồng bây giờ nữa, thay vào đó là một quý ông khắc kỷ lúc nào cũng để ý người khác, từ nết ăn đến lời nói, săm soi rồi chì chiết, đay nghiến. Để đi đến quyết định bỏ chồng hôm nay, vợ chồng cô đã cãi nhau nhiều lần và lần nào con rể quý của bà Hoán cũng bảo với vợ rằng: “Mẹ em đã dạy anh như thế, em thắc mắc cứ về hỏi mẹ”.

… Rất nhiều chuyện đau đầu và cả buồn bã xảy ra trong ngôi nhà của bà Hoán, và tất nhiên cô con gái của bà cũng đã bỏ chồng. Một buổi chiều đi làm về, cô chìa cho mẹ cái smartphone, bà Hoán không hiểu ý, giãy nảy: “Con mua cho mẹ làm gì, mẹ già rồi không biết dùng đâu”.

“Mẹ xem con rể quý của mẹ đây này, đau lòng chưa”. Hóa ra, cô cho mẹ mình xem trang facebook của cựu con rể bà Hoán, trong đó đầy ảnh anh ta vừa cưới cô vợ mới, trẻ và đẹp hơn con gái bà. Nhưng đau nhất vẫn là lời tâm sự của anh ta ở dưới: “Lấy được vợ mới, rất biết ơn bà mẹ vợ la sát trước kia, vì nhờ bà mình đã tương kế tựu kế bỏ được vợ, không thì chẳng biết mùng thất nào mới tìm ra lý do trong gia đình hoàn hảo ấy”.

Đọc xong dòng chữ, bà Hoán ôm ngực, ngã ngửa ra ghế.

Tin mới