Lý do BigC tuột dốc “không phanh” khi về tay tỉ phú Thái Lan

Cách đây sáu năm, thương hiệu này từ nằm trong top 3 của thị trường với doanh thu trên 10.000 tỉ đồng một năm. Hai năm trở lại đây, khi Big C đổi chủ, doanh thu của các siêu thị đồng loạt đi xuống...

Ly do BigC tuot doc “khong phanh” khi ve tay ti phu Thai Lan
Ông Tos Chirathivat, Chủ tịch HĐQT và CEO Tập đoàn Central Group, đơn vị sở hữu Big C 
Cái tên Big C không quá xa lạ với người Việt vì nó đã hiện hữu từ lâu dưới thời Tập đoàn Casino (Pháp). Nhiều người tiêu dùng Việt mặc định Big C là một siêu thị luôn cung cấp sản phẩm giá rẻ so với thị trường.
Nhưng đến năm 2016, Tập đoàn Casino bán toàn bộ hệ thống siêu thị cho Central Group (Thái Lan) với tổng giá trị hơn 1 tỉ USD, và chính tập đoàn này sau đó thâu tóm luôn đại siêu thị Metro.
Để hoàn tất thương vụ hơn 1 tỉ USD này, Central Group đã phải bán cổ phần của mình tại chuỗi siêu thị Big C Thái Lan cho đối thủ đồng hương là Tập đoàn TCC Group của tỉ phú Charoen Sirivadhanabhakd.
Khi tiếp nhận Big C đã có lo ngại sản phẩm Việt Nam bị đẩy ra hệ thống siêu thị này. Dù người Thái cam kết với ủng hộ hàng Việt trong hệ thống bán lẻ này nhưng ngay sau đó đã có những động thái đẩy nhiều doanh nghiệp Việt ra khỏi Big C thay bằng hàng Thái bằng cách tăng chiết khấu với hàng thủy sản từ 15-20%, đẩy Thế giới di động ra khỏi hệ thống siêu thị...
Tuy nhiên, sau khi về tay người Thái, kinh doanh của Big C cũng chưa mấy khởi sắc. Cách đây sáu năm, thương hiệu này từ nằm trong top 3 của thị trường với doanh thu trên 10.000 tỉ đồng một năm, thì hai năm trở lại đây, khi Big C đổi chủ, doanh thu của các siêu thị đồng loạt đi xuống.
Big C Thăng Long, chuỗi siêu thị lớn nhất của hệ thống Big C, đạt mức doanh thu 3.500 tỉ đồng vào năm 2012 sau đó sụt giảm xuống còn quanh mức 2.700 tỉ đồng trong hai năm trở lại đây.
Tương tự, doanh thu của Big C An Lạc cũng rơi từ mức 2.600 tỉ năm 2012 xuống còn 1.300 tỉ trong năm 2017, tức giảm tới 50%. Do đó, lợi nhuận của Big C Thăng Long giảm từ 211 tỉ đồng năm 2015 xuống còn 131 tỉ đồng năm 2016.
Còn Big C An Lạc, lợi nhuận trước thuế 2015 đạt 184 tỉ đồng nhưng đến 2017 còn 92 tỉ. Ba chuỗi Big C Hải Phòng, Bình Dương và Đồng Nai cũng không còn tăng trưởng nổi bật.
Sự suy giảm này cũng không có gì lạ vì chịu áp lực cạnh tranh từ các hệ thống siêu thị đến từ Hàn Quốc như Lotte, Emart hay Aeon (Nhật Bản), và những chuỗi siêu thị của Việt Nam như Saigon CoopMart, hay Vinmart của Vingroup. Chưa kể chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ công ty trong cùng hệ thống là Metro và tiếp theo là Lan Chi.
Sức ép ngày càng lớn cho Big C vì các hệ thống siêu thị mới ra đời sau này có những chiến lược khác biệt hướng đến tính trải nghiệm, và liên tục tung ra những đòn khuyến mãi khủng thu hút khách hàng.
Big C rõ ràng đứng trước tình thế nếu không thay đổi phương thức đã định hình từ lâu thì sẽ dẫn đến tình thế khó duy trì sự tồn tại. Và theo một số chuyên gia, đó cũng là một trong nguyên nhân mà Big C tái cấu trúc ngành may mặc và dẫn đến chuyện đột ngột tạm dừng nhập hàng may mặc từ các nhà phân phối Việt Nam.
Hơn nữa, giới phân tích cho rằng, đây là câu chuyện rồi sẽ đến (loại hàng Việt ra khỏi hệ thống siêu thị này), vì không đơn giản họ bỏ 1 tỉ USD mà không tính toán. Khi thuế suất khu vực bằng 0% thì chuyện Big C đưa hàng Thái vào hệ thống của họ là chắc chắn vì tăng mức cạnh tranh và tính hiệu quả. 
Theo đánh giá của Nielsen, dư địa của thị trường còn nhiều. Việt Nam vẫn là thị trường nổi bật, phần lớn là bán lẻ truyền thống. Tuy nhiên kênh bán lẻ hiện đại với 24% thị phần đang có tốc độ tăng trưởng 11,8%; còn bán lẻ truyền thống chiếm 76% nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ 1%. Đến 2022 thị phần kênh bán lẻ hiện đại sẽ tăng lên 44%. Do đó, cơ hội cho các doanh nghiệp bán lẻ vẫn còn nhiều.

Big C bất ngờ dừng nhập hàng may mặc Việt: Doanh nghiệp choáng váng, tập trung phản đối

(Kiến Thức) - Đại diện của các doanh nghiệp dệt may đã mang theo băng rôn kéo đến văn phòng Central Group tại TP.HCM sau thông báo ngừng nhập hàng của chuỗi siêu thị Big C.

Mới đây, Tập đoàn Central Group của Thái Lan có thư gửi các đối tác tại Việt Nam thông báo về việc siêu thị Big C sẽ tạm dừng thu mua sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp tại Việt Nam.

Cụ thể, Tập đoàn Central - đơn vị điều hành Big C - cho biết nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tái cấu trúc ngành hàng may mặc của Tập đoàn tại thị trường Việt Nam, đơn vị này quyết định tạm dừng hoạt động thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp ngành hàng may mặc tại Việt Nam, kể từ tháng 7/2019.

Ngừng nhập hàng may mặc Việt, doanh nghiệp nhốn nháo lo lắng, Big C nói gì?

(Kiến Thức) - Thông tin hệ thống Big C Việt Nam bất ngờ dừng nhập hàng may mặc VIệt khiến dư luận và đặc biệt là các doanh nghiệp vô cùng bức xúc. Tuy nhiên, trong một diễn biến khác, khi được hỏi về sự việc, đại diện Big C khẳng định thông tin này chưa hẳn đã đúng sự thật...

Chiều tối 3/7, Big C Việt Nam gửi thông báo chính thức về việc "bỗng dưng" ngừng nhập hàng may mặc Việt vào hệ thống siêu thị của mình. Theo thông báo này, Big C Việt Nam khẳng định không dừng hoạt động kinh doanh của ngành hàng may mặc tại Việt Nam.

Ngung nhap hang may mac Viet, doanh nghiep nhon nhao lo lang, Big C noi gi?
 
Big C Việt Nam khẳng định đang trong quá trình phát triển các thương hiệu mới trong chuỗi bán lẻ của mình, trong đó có ngành may mặc. Big C Việt Nam sẽ xây dựng lộ trình cụ thể để hiện thực hóa kế hoạch này, trong đó việc ưu tiên hàng đầu là tìm kiếm các nguồn cung ứng là nhà cung cấp Việt Nam, để bảo đảm mô hình kinh doanh mới có thể phát triển thành công.

Tin mới