Lý do Công viên hình cây đàn ở Hà Nội ít người biết đến

Lý do Công viên hình cây đàn ở Hà Nội ít người biết đến

Được đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng từ năm 2016, Công viên âm nhạc Đô Nghĩa dù mới được tu sửa vẫn cũ kỹ, xuống cấp, ít người qua lại.

Xem toàn bộ ảnh
 Công viên âm nhạc Đô Nghĩa nằm ở phía nam khu đô thị Dương Nội, sát với trường Tiểu học Yên Nghĩa (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội). Dự án được đầu tư xây dựng từ năm 2016, dự kiến hoàn thành từ năm 2019. Nhưng đến nay, nhiều hạng mục xuống cấp dù chưa chính thức mở cửa.
Công viên âm nhạc Đô Nghĩa nằm ở phía nam khu đô thị Dương Nội, sát với trường Tiểu học Yên Nghĩa (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội). Dự án được đầu tư xây dựng từ năm 2016, dự kiến hoàn thành từ năm 2019. Nhưng đến nay, nhiều hạng mục xuống cấp dù chưa chính thức mở cửa.
Công viên này còn có tên gọi "Cây Đàn" vì được thiết kế độc đáo theo hình dáng của một cây đàn guitar khi nhìn từ trên cao. Tổng diện tích công viên là 12,1ha, trong đó diện tích mặt hồ chiếm 5,5ha, còn lại là thảm cỏ, cảnh quan xung quanh. Dự án có tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng.
Công viên này còn có tên gọi "Cây Đàn" vì được thiết kế độc đáo theo hình dáng của một cây đàn guitar khi nhìn từ trên cao. Tổng diện tích công viên là 12,1ha, trong đó diện tích mặt hồ chiếm 5,5ha, còn lại là thảm cỏ, cảnh quan xung quanh. Dự án có tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng.
Hàng rào được thiết kế theo hình dạng các nốt nhạc, nhưng hầu như đã gỉ sét. Sau yêu cầu của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh "làm sống lại các công viên" hồi giữa năm 2023, đơn vị chuyên môn của UBND quận Hà Đông đã phối hợp chủ đầu tư kiểm tra, khắc phục một số tồn tại. Công viên này sau đó được giao về cho UBND phường Yên Nghĩa quản lý, đưa vào sử dụng để phục vụ người dân trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Hàng rào được thiết kế theo hình dạng các nốt nhạc, nhưng hầu như đã gỉ sét. Sau yêu cầu của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh "làm sống lại các công viên" hồi giữa năm 2023, đơn vị chuyên môn của UBND quận Hà Đông đã phối hợp chủ đầu tư kiểm tra, khắc phục một số tồn tại. Công viên này sau đó được giao về cho UBND phường Yên Nghĩa quản lý, đưa vào sử dụng để phục vụ người dân trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Hạng mục ghế đá vừa được thay mới đầu tháng 2. Cảnh quan bên trong công viên này đều mang chủ đề âm nhạc, từ các khuông nhạc vẽ trên ghế đá, đến đường đi được thiết kế theo hình dạng các phím đàn piano. Dù có ý tưởng độc đáo, cảm nhận chung khi bước vào công viên này vẫn là cũ kỹ, xuống cấp, ít người qua lại. Khuôn viên cũng gần như ít được quét dọn, chăm sóc.
Hạng mục ghế đá vừa được thay mới đầu tháng 2. Cảnh quan bên trong công viên này đều mang chủ đề âm nhạc, từ các khuông nhạc vẽ trên ghế đá, đến đường đi được thiết kế theo hình dạng các phím đàn piano. Dù có ý tưởng độc đáo, cảm nhận chung khi bước vào công viên này vẫn là cũ kỹ, xuống cấp, ít người qua lại. Khuôn viên cũng gần như ít được quét dọn, chăm sóc.
Điểm nhấn của công viên là bố trí nhiều bức tượng nghệ sĩ chơi đàn, chơi kèn cùng nhiều loại nhạc cụ âm nhạc khác. Do đã tồn tại lâu và chưa được bảo dưỡng, nhiều bức tượng cũng đã xuống cấp.
Điểm nhấn của công viên là bố trí nhiều bức tượng nghệ sĩ chơi đàn, chơi kèn cùng nhiều loại nhạc cụ âm nhạc khác. Do đã tồn tại lâu và chưa được bảo dưỡng, nhiều bức tượng cũng đã xuống cấp.
Bức tượng bị gãy một bên cánh tay để lộ phần thạch cao bên trong, đồng thời bị bạc màu, có một vết thủng ở chân. Đây là bức tượng xuống cấp nhất bên trong công viên này.
Bức tượng bị gãy một bên cánh tay để lộ phần thạch cao bên trong, đồng thời bị bạc màu, có một vết thủng ở chân. Đây là bức tượng xuống cấp nhất bên trong công viên này.
Bên cạnh không gian hồ nước có khu vui chơi cho trẻ em trên cát. Dù vậy, các hạng mục phục vụ cho hoạt động vui chơi tại đây còn tương đối nghèo nàn, gần như không được sử dụng. Do gần trường học, công viên thường xuyên có các nhóm học sinh ra vào, còn lại lác đác một số người dân đến tập thể dục.
Bên cạnh không gian hồ nước có khu vui chơi cho trẻ em trên cát. Dù vậy, các hạng mục phục vụ cho hoạt động vui chơi tại đây còn tương đối nghèo nàn, gần như không được sử dụng. Do gần trường học, công viên thường xuyên có các nhóm học sinh ra vào, còn lại lác đác một số người dân đến tập thể dục.
Khu vực "dây đàn" được thiết kế thành đường đi bộ, có tượng cây đàn guitar ở quảng trường. Trong năm 2024, ngoài việc đưa vào vận hành hai công viên là Thiên văn học và công viên Âm nhạc Đô Nghĩa, quận Hà Đông tiếp tục tiến hành các bước để làm thủ tục đầu tư Khu công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao của quận theo kế hoạch đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt.
Khu vực "dây đàn" được thiết kế thành đường đi bộ, có tượng cây đàn guitar ở quảng trường. Trong năm 2024, ngoài việc đưa vào vận hành hai công viên là Thiên văn học và công viên Âm nhạc Đô Nghĩa, quận Hà Đông tiếp tục tiến hành các bước để làm thủ tục đầu tư Khu công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao của quận theo kế hoạch đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt.
Vị trí Công viên Âm nhạc Đô Nghĩa thuộc phố Nguyễn Trác, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông (Ảnh: Google Maps).
Vị trí Công viên Âm nhạc Đô Nghĩa thuộc phố Nguyễn Trác, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông (Ảnh: Google Maps).

GALLERY MỚI NHẤT