Lý do gì ngăn cản Mỹ xâm lược Ả-Rập Xê-út vào năm 1973?

Lý do gì ngăn cản Mỹ xâm lược Ả-Rập Xê-út vào năm 1973?

Trong cuộc chiến tranh Yom Kippur năm 1973, với việc Mỹ ủng hộ Israel, các quốc gia A-rập sản xuất dầu mỏ đã quyết định cấm vận Mỹ và phương Tây, gây ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ lớn nhất trong lịch sử.

Xem toàn bộ ảnh
Những tháng cuối năm 1973 là khoảng thời gian tuyệt vọng. Các quốc gia sản xuất dầu của Ả Rập đã cấm vận Mỹ vào tháng 10, với lý do là để trả đũa việc Mỹ viện trợ quân sự cho Israel, trong  Chiến tranh Yom Kippur.
Những tháng cuối năm 1973 là khoảng thời gian tuyệt vọng. Các quốc gia sản xuất dầu của Ả Rập đã cấm vận Mỹ vào tháng 10, với lý do là để trả đũa việc Mỹ viện trợ quân sự cho Israel, trong Chiến tranh Yom Kippur.
Vào thời điểm chấm dứt lệnh cấm vận vào tháng 3/1974, đã làm giá dầu thế giới đã tăng gấp bốn lần, gây ra nhiều năm suy thoái và lạm phát. Không một người Mỹ nào sống qua thập niên 1970, sẽ không bao giờ quên được hàng dài tại các trạm xăng treo cờ đỏ hoặc xanh lá cây, để báo hiệu họ không có nhiên liệu để bán.
Vào thời điểm chấm dứt lệnh cấm vận vào tháng 3/1974, đã làm giá dầu thế giới đã tăng gấp bốn lần, gây ra nhiều năm suy thoái và lạm phát. Không một người Mỹ nào sống qua thập niên 1970, sẽ không bao giờ quên được hàng dài tại các trạm xăng treo cờ đỏ hoặc xanh lá cây, để báo hiệu họ không có nhiên liệu để bán.
Với thị trường dầu mỏ ngày nay trở nên bão hòa và giá xăng dầu giảm mạnh, thật khó để nhớ rằng, đã có thời điểm người Mỹ chỉ có thể mua xăng vào một số ngày nhất định, tùy thuộc vào việc biển số xe của họ có số lẻ hay số chẵn.
Với thị trường dầu mỏ ngày nay trở nên bão hòa và giá xăng dầu giảm mạnh, thật khó để nhớ rằng, đã có thời điểm người Mỹ chỉ có thể mua xăng vào một số ngày nhất định, tùy thuộc vào việc biển số xe của họ có số lẻ hay số chẵn.
Thế giới rung chuyển và đảo lộn, trước Tổ chức các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), tổ chức mà hầu hết là thành viên Trung Đông kiểm soát huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu.
Thế giới rung chuyển và đảo lộn, trước Tổ chức các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), tổ chức mà hầu hết là thành viên Trung Đông kiểm soát huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu.
Từ chỗ chỉ là những quốc gia sản xuất tài nguyên, theo sự thương xót của các quốc gia phương Tây và các công ty dầu mỏ lớn, các quốc gia giàu dầu mỏ đã trở thành những ông "vua toàn cầu" chỉ sau một đêm. Và họ có nhiều tiền mặt đến mức không thể tiêu hết và bỏ tiền mua những vũ khí đắt tiền nhất, mà họ hầu như không biết cách sử dụng.
Từ chỗ chỉ là những quốc gia sản xuất tài nguyên, theo sự thương xót của các quốc gia phương Tây và các công ty dầu mỏ lớn, các quốc gia giàu dầu mỏ đã trở thành những ông "vua toàn cầu" chỉ sau một đêm. Và họ có nhiều tiền mặt đến mức không thể tiêu hết và bỏ tiền mua những vũ khí đắt tiền nhất, mà họ hầu như không biết cách sử dụng.
Giống như phần còn lại của thế giới, Mỹ đã thanh toán bằng tiền cho giá dầu tăng cao, chấp nhận khủng hoảng kinh tế. Nhưng lúc đó, thay vì đổ tiền mua xăng dầu cho nhu cầu trong nước, điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ chọn sử dụng khủng hoảng dầu mỏ bằng vũ lực?
Giống như phần còn lại của thế giới, Mỹ đã thanh toán bằng tiền cho giá dầu tăng cao, chấp nhận khủng hoảng kinh tế. Nhưng lúc đó, thay vì đổ tiền mua xăng dầu cho nhu cầu trong nước, điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ chọn sử dụng khủng hoảng dầu mỏ bằng vũ lực?
Năm 2004, các tài liệu giải mật của chính phủ Anh tiết lộ rằng, Mỹ đã tính đến phương án giải quyết khủng hoảng dầu mỏ bằng biện pháp quân sự ở Trung Đông. Đây là cuộc trò chuyện giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Schlesinger và Lord Cromer, đại sứ Anh tại Mỹ khi đó.
Năm 2004, các tài liệu giải mật của chính phủ Anh tiết lộ rằng, Mỹ đã tính đến phương án giải quyết khủng hoảng dầu mỏ bằng biện pháp quân sự ở Trung Đông. Đây là cuộc trò chuyện giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Schlesinger và Lord Cromer, đại sứ Anh tại Mỹ khi đó.
Báo cáo giải mật kết luận rằng, “Mỹ có thể không thể chịu đựng được một nhóm nhỏ các quốc gia làm tổn thương và người Mỹ sẽ mở một chiến dịch "chớp nhoáng", do chính họ tiến hành, để chiếm lấy các mỏ dầu. Lực lượng cần thiết cho hoạt động ban đầu sẽ gồm hai sư đoàn, một chiếm Ả Rập Xê Út, một chiếm Kuwait và có thể một lữ đoàn chiếm UAE.
Báo cáo giải mật kết luận rằng, “Mỹ có thể không thể chịu đựng được một nhóm nhỏ các quốc gia làm tổn thương và người Mỹ sẽ mở một chiến dịch "chớp nhoáng", do chính họ tiến hành, để chiếm lấy các mỏ dầu. Lực lượng cần thiết cho hoạt động ban đầu sẽ gồm hai sư đoàn, một chiếm Ả Rập Xê Út, một chiếm Kuwait và có thể một lữ đoàn chiếm UAE.
Tình báo Anh tính toán rằng, việc chiếm giữ các mỏ dầu có trữ lượng tổng cộng hai mươi tám tỷ tấn, sẽ đủ cung cấp cho Mỹ và các đồng minh. Tuy nhiên, báo cáo cũng cảnh báo, Mỹ sẽ cần kéo dài 10 năm chiếm đóng, khi phương Tây phát triển các nguồn năng lượng thay thế.
Tình báo Anh tính toán rằng, việc chiếm giữ các mỏ dầu có trữ lượng tổng cộng hai mươi tám tỷ tấn, sẽ đủ cung cấp cho Mỹ và các đồng minh. Tuy nhiên, báo cáo cũng cảnh báo, Mỹ sẽ cần kéo dài 10 năm chiếm đóng, khi phương Tây phát triển các nguồn năng lượng thay thế.
Báo cáo cũng phân tích việc chiếm đóng của Mỹ, sẽ dẫn đến "sự xa lánh hoàn toàn" của người Ả Rập và phần lớn phần còn lại của Thế giới thứ ba. Còn phản ứng của Liên Xô chủ yếu là "lên án và phản đối", chứ ít có khả năng can thiệp bằng hành động quân sự.
Báo cáo cũng phân tích việc chiếm đóng của Mỹ, sẽ dẫn đến "sự xa lánh hoàn toàn" của người Ả Rập và phần lớn phần còn lại của Thế giới thứ ba. Còn phản ứng của Liên Xô chủ yếu là "lên án và phản đối", chứ ít có khả năng can thiệp bằng hành động quân sự.
Mỹ có thể chiếm giữ các mỏ dầu mà không có vấn đề gì; với việc quân đội Mỹ khi đó đã rút khỏi Việt Nam, nên Mỹ vẫn có đủ lực lượng xâm chiếm Trung Đông, dưới sự giúp sức của Israel. Trong khi vẫn có lực lượng, đề phòng cuộc tấn công của Liên Xô ở châu Âu.
Mỹ có thể chiếm giữ các mỏ dầu mà không có vấn đề gì; với việc quân đội Mỹ khi đó đã rút khỏi Việt Nam, nên Mỹ vẫn có đủ lực lượng xâm chiếm Trung Đông, dưới sự giúp sức của Israel. Trong khi vẫn có lực lượng, đề phòng cuộc tấn công của Liên Xô ở châu Âu.
Năm 1973, Ả-Rập Xê Út thiếu tất cả các loại vũ khí công nghệ cao của Mỹ và châu Âu, chẳng hạn như máy bay chiến đấu hạng nặng F-15 và máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không AWACS; chính số tiền dầu mỏ dồi dào, giúp nước này mua được các loại vũ khí này vài năm sau đó.
Năm 1973, Ả-Rập Xê Út thiếu tất cả các loại vũ khí công nghệ cao của Mỹ và châu Âu, chẳng hạn như máy bay chiến đấu hạng nặng F-15 và máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không AWACS; chính số tiền dầu mỏ dồi dào, giúp nước này mua được các loại vũ khí này vài năm sau đó.
Ngay cả bây giờ, giới quân sự vẫn hoài nghi về khả năng sử dụng vũ khí hiện đại của quân đội Ả-Rập Xê Út. Đối với quân đội Kuwait, họ không thể ngăn chặn được sự xâm lược của Saddam Hussein vào năm 1990 và chắc chắn sẽ không ngăn chặn được Thủy quân lục chiến Mỹ vào năm 1973.
Ngay cả bây giờ, giới quân sự vẫn hoài nghi về khả năng sử dụng vũ khí hiện đại của quân đội Ả-Rập Xê Út. Đối với quân đội Kuwait, họ không thể ngăn chặn được sự xâm lược của Saddam Hussein vào năm 1990 và chắc chắn sẽ không ngăn chặn được Thủy quân lục chiến Mỹ vào năm 1973.
Nếu vị thế của Mỹ trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, là Đế chế Anh vào thế kỷ 19, hay thực hiện chính sách "ngoại giao pháo hạm" như dưới thời Tổng thống Teddy Roosevel (Tổng thống Mỹ từ 1901 đến 1909), thì vũ lực gần như chắc chắn đã được sử dụng.
Nếu vị thế của Mỹ trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, là Đế chế Anh vào thế kỷ 19, hay thực hiện chính sách "ngoại giao pháo hạm" như dưới thời Tổng thống Teddy Roosevel (Tổng thống Mỹ từ 1901 đến 1909), thì vũ lực gần như chắc chắn đã được sử dụng.
Nhưng cuối cùng, Mỹ và thế giới không làm gì khác ngoài việc trả nhiều tiền hơn, làm lạm phát tăng vọt; Tổng thống Nixon bị lôi kéo vào vụ bê bối Watergate, Mỹ vừa rút khỏi Việt Nam, quân đội Mỹ rơi vào tình trạng hỗn loạn và công chúng Mỹ không mong muốn một cuộc chiến khác.
Nhưng cuối cùng, Mỹ và thế giới không làm gì khác ngoài việc trả nhiều tiền hơn, làm lạm phát tăng vọt; Tổng thống Nixon bị lôi kéo vào vụ bê bối Watergate, Mỹ vừa rút khỏi Việt Nam, quân đội Mỹ rơi vào tình trạng hỗn loạn và công chúng Mỹ không mong muốn một cuộc chiến khác.
Nếu Mỹ chiếm giữ các mỏ dầu của Ả Rập, họ thừa khả năng làm như vậy một mình; là đồng minh số 1, nhưng người Anh rõ ràng không muốn bị lôi kéo vào cuộc chiến. Khi đó các nước NATO (trừ Bồ Đào Nha), đã từ chối quyền bay thẳng và tiếp nhiên liệu đối với các máy bay vận tải của Mỹ, tham gia vận chuyển hàng không cho Israel, trong Chiến tranh Yom Kippur.
Nếu Mỹ chiếm giữ các mỏ dầu của Ả Rập, họ thừa khả năng làm như vậy một mình; là đồng minh số 1, nhưng người Anh rõ ràng không muốn bị lôi kéo vào cuộc chiến. Khi đó các nước NATO (trừ Bồ Đào Nha), đã từ chối quyền bay thẳng và tiếp nhiên liệu đối với các máy bay vận tải của Mỹ, tham gia vận chuyển hàng không cho Israel, trong Chiến tranh Yom Kippur.
Kịch bản Mỹ xâm lược Ả-Rập Xê Út vào năm 1973 đã xảy ra 30 năm sau, với cuộc xâm lược của Mỹ và Anh vào Iraq năm 2003. Nhưng mục tiêu cuộc chiến khác nhau rất nhiều: Năm 1973, mục tiêu của Mỹ là chiếm đóng tài nguyên thiên nhiên của Ả-Rập Xê Út, chứ không phải là thay đổi chế độ như của Iraq năm 2003.
Kịch bản Mỹ xâm lược Ả-Rập Xê Út vào năm 1973 đã xảy ra 30 năm sau, với cuộc xâm lược của Mỹ và Anh vào Iraq năm 2003. Nhưng mục tiêu cuộc chiến khác nhau rất nhiều: Năm 1973, mục tiêu của Mỹ là chiếm đóng tài nguyên thiên nhiên của Ả-Rập Xê Út, chứ không phải là thay đổi chế độ như của Iraq năm 2003.
Tuy nhiên, việc Mỹ không chiếm đóng Ả-Rập Xê Út và những gì diễn ra sau đó, lại là khởi đầu của Cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ đứng đầu. Al Qaeda và Osama bin Laden là tàn dư của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, có tư tưởng chống phương Tây quyết liệt, đều xuất phát từ Ả-Rập Xê Út.
Tuy nhiên, việc Mỹ không chiếm đóng Ả-Rập Xê Út và những gì diễn ra sau đó, lại là khởi đầu của Cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ đứng đầu. Al Qaeda và Osama bin Laden là tàn dư của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, có tư tưởng chống phương Tây quyết liệt, đều xuất phát từ Ả-Rập Xê Út.
Và câu hỏi cuối cùng, cũng giống như Iraq, câu hỏi sẽ vẫn là: Mỹ sẽ làm gì với lãnh thổ sau xâm lược? Một sự chiếm đóng lâu dài, có thể đã biến các mỏ dầu của Ả-Rập Xê Út thành một vùng đất khác của Vịnh Guantánamo hay thậm chí là một bang của nước Mỹ?
Và câu hỏi cuối cùng, cũng giống như Iraq, câu hỏi sẽ vẫn là: Mỹ sẽ làm gì với lãnh thổ sau xâm lược? Một sự chiếm đóng lâu dài, có thể đã biến các mỏ dầu của Ả-Rập Xê Út thành một vùng đất khác của Vịnh Guantánamo hay thậm chí là một bang của nước Mỹ?
Hoặc Mỹ sẽ trả lại cho Ả-Rập Xê Út các mỏ dầu, nếu OPEC giảm giá, nhưng điều này có thể khiến mối quan hệ giữa thế giới và các nhà sản xuất dầu lớn nhất bị rạn nứt. Do vậy giải pháp tốt nhất khi đó, vẫn là giải pháp tốt nhất hiện nay, đó là tìm một nguồn năng lượng khác, mà không cần phụ thuộc vào dầu nhập khẩu; và đó chính là công nghệ hiện nay, khai thác dầu "đá phiến" của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hoặc Mỹ sẽ trả lại cho Ả-Rập Xê Út các mỏ dầu, nếu OPEC giảm giá, nhưng điều này có thể khiến mối quan hệ giữa thế giới và các nhà sản xuất dầu lớn nhất bị rạn nứt. Do vậy giải pháp tốt nhất khi đó, vẫn là giải pháp tốt nhất hiện nay, đó là tìm một nguồn năng lượng khác, mà không cần phụ thuộc vào dầu nhập khẩu; và đó chính là công nghệ hiện nay, khai thác dầu "đá phiến" của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Những thước phim cực kỳ quý giá về cuộc chiến tranh Yom Kippur - cuộc chiến gián tiếp gây ra khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu. Nguồn: Warhistory.

GALLERY MỚI NHẤT