Lý do một số người chưa từng dương tính nCoV

Tránh khu vực có rủi ro cao, nhiễm Covid-19 nhưng tải lượng virus thấp, đã tiêm vắc xin Covid-19… khiến nhiều người có xét nghiệm âm tính.

Theo thống kê, Mỹ có 80 triệu ca nhiễm Covid-19 ở và 979.000 người tử vong. Nhưng có một thực tế khá lạ lùng khi các biến thể mới dễ lây lan xuất hiện. Đó là các thành viên trong gia đình đều có kết quả xét nghiệm dương tính, trừ một người, dù tất cả đã tiêm phòng và tiếp xúc với nguồn bệnh cùng lúc, cùng cách.

Tiến sĩ Mohamad Assoum, nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Đại học Queensland, đã đưa ra một số lý do.

Ảnh minh họa: Medpagetoday

Tránh khu vực có rủi ro cao

Hầu hết người nhiễm Covid-19 khi họ hít phải các giọt bắn có chứa virus hoặc khi những giọt đó rơi vào mắt hoặc miệng của họ. Một người bị nhiễm bệnh có thể phát tán virus ra bên ngoài khi ho, hắt hơi, la hét, hát to…

Một số nghiên cứu cho thấy, các biến thể Omicron có thể tồn tại lâu hơn trên các bề mặt so với chủng gốc. Tuy nhiên, bằng chứng trước đó ghi nhận, mọi người có nhiều khả năng nhiễm virus từ các giọt bắn hô hấp hơn các bề mặt bị ô nhiễm.

Không gian thông gió kém, tiếp xúc gần sẽ tăng nguy cơ lây truyền bệnh. Các chuyên gia cũng khuyên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, "hắt hơi an toàn" (ho và hắt hơi vào khuỷu tay) và tránh chạm vào mặt. Một số người chưa bao giờ có kết quả xét nghiệm dương tính vì tránh được các môi trường có nguy cơ cao do làm việc từ xa, tự lái xe riêng.

Tất nhiên, vào một thời điểm nào đó trong hai năm qua, mọi người đều phải đi vào các không gian công cộng, đi mua sắm, đi làm, thăm người thân.

Nhiễm Covid-19 không triệu chứng

Theo dữ liệu của thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc), có tới 40,5% các trường hợp Covid-19 không có triệu chứng. Vì vậy, có thể một số người đã bị nhiễm bệnh mà không hay biết vì họ không có biểu hiện và không xét nghiệm.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, những người không có triệu chứng cũng nhiều khả năng nhận kết quả âm tính khi xét nghiệm nhanh.

Đã tiêm vắc xin Covid-19

Nếu một người đã tiêm chủng tiếp xúc với virus, họ có khả năng cao tránh được nguy cơ nhiễm bệnh. Vắc xin không đảm bảo bạn sẽ không mắc Covid-19, đặc biệt với các biến thể mới như Omicron, nhưng làm giảm nguy cơ mắc, trở nặng và tử vong. Nhiều người được tiêm chủng có kết quả xét nghiệm dương tính cho biết các triệu chứng nhẹ hơn nhiều.

Âm tính giả

Các xét nghiệm SARS-CoV-2 hiện tại khá chính xác, nhưng không hoàn hảo. Ví dụ, một số xét nghiệm nhanh tại nhà ít nhạy cảm hơn với các biến thể như Omicron. Một số người có tải lượng virus trong cơ thể thấp hay lấy mẫu sai cách cũng dẫn tới âm tính giả.

Bởi vậy, nếu có triệu chứng mà test nhanh âm tính, bạn có thể kiểm tra lại bằng xét nghiệm PCR. Nếu kết quả PCR âm tính, bạn có khả năng mắc bệnh nhiễm trùng khác.

Một số người có miễn dịch tự nhiên chống lại Covid-19?

Khả năng miễn dịch này rất hiếm bởi vậy khó tìm được các trường hợp để nghiên cứu. Có ý kiến cho rằng một số người không có thụ thể ACE2 mà virus SARS-CoV-2 sử dụng để xâm nhập vào tế bào.

Quan điểm khác cho hay những người kháng Covid-19 có phản ứng miễn dịch rất mạnh, đặc biệt là ở các tế bào bên trong mũi của họ.

Thần dược có trong 1 loại rau chống được 6 chủng COVID-19

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại hoạt chất có trong rau, giúp chống lại được tới 6 chủng Covid.

Một nghiên cứu vừa công bố trên Communication Biology đã chỉ ra rằng sulforaphane, một hóa chất nguồn gốc thực vật với tiền chất dồi dào trong bông cải xanh, bắp cải, cải xoăn, cải Brussels... có tiềm năng lớn trong việc tạo ra một loại thuốc chống lại SARS-Cov-2 và cả các virus corona khác.

Trong một thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của Đại học Y khoa John Hopkins đã cho tế bào tiếp xúc với sulforaphane trong 1-2 giờ trước khi bị lây nhiễm chủ động SARS-CoV-2, và một virus gây cảm lạnh thông thường là HCoV-OC43.

BS Khanh: F0 2 vạch coi chừng đang mắc 2 bệnh cùng lúc, đừng chủ quan

F0 có dấu hiệu sức khỏe bất thường có thể không phải chỉ do Omicron gây ra mà còn có khả năng bệnh nền đang "trỗi dậy" hoặc đang mắc thêm một bệnh khác.

Người có bệnh nền phát hiện "2 vạch" cần bình tĩnh

Chia sẻ trên báo Người Lao động, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Cố vấn khối Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1) cho biết, hiện nay F0 có triệu chứng nhẹ nhưng phải nhập viện vì bệnh vì bệnh nền chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy, kiểm soát bệnh nền trong làn sóng Omicron là điều vô cùng quan trọng để người bệnh vượt qua giai đoạn F0.

Tin mới