Lý do nên đi 100 bước sau khi ăn

Đi bộ nhẹ nhàng có lợi cho sức khỏe đường ruột, thúc đẩy quá trình đốt cháy calo, kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu.

Để duy trì sức khỏe, sự năng động và thân hình cân đối, bạn không chỉ cần chú ý đến các món ăn mà còn cả những việc sẽ làm sau khi dùng bữa.

Theo quan niệm lâu đời của người Ấn Độ, mọi người nên đi dạo sau khi ăn. “Bạn nên đi bộ 100 bước sau mỗi bữa cơm”, Tiến sĩ Nitika Kohli, chuyên gia y học cổ truyền Ấn Độ thông tin.

Tiến sĩ Kohli giải thích, thói quen này đã được thực hành từ thời cổ đại và được chứng minh là giải pháp hiệu quả nhất cho quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn không nên đi quá nhanh.

Ly do nen di 100 buoc sau khi an

Đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn có lợi cho hệ tiêu hóa. Ảnh minh họa: Intermountain

Cùng chung quan điểm, Tiến sĩ Pradeep Shrivastava chia sẻ: “Người Ấn Độ có một phong tục lâu đời là đi dạo sau khi ăn. Các tác dụng của hoạt động này là hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình đốt cháy calo, kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu, quản lý mức chất béo trong cơ thể".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sports Medicine cũng ghi nhận đi bộ một đoạn ngắn sau bất kỳ bữa ăn nào cũng làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa các biến chứng như bệnh tiểu đường loại 2.

Các chuyên gia cảnh báo một số thói quen sau bữa ăn không tốt cho sức khỏe. “Ngủ ngay sau khi ăn làm tăng lượng chất béo trong cơ thể. Khi đó, quá trình trao đổi chất bị chậm lại khiến thức ăn không được tiêu hóa đúng cách”, Tiến sĩ Shrivastava nói.

Ngoài ra, theo Indian Express, uống nước ngay sau khi ăn cũng tác động không tốt tới quá trình tiêu hóa. “Uống nước ngay sau khi ăn khiến một người béo phì. Do đó, phải uống nước đều đặn trong ngày, giữa các bữa ăn”, Tiến sĩ Shrivastava bổ sung.

Chuyên gia này cho biết, các hoạt động như bơi lội, đi bộ đường dài, ca hát và tập thể dục sau bữa ăn có khả năng làm rối loạn tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, hấp thu dinh dưỡng không đầy đủ và gây cảm giác khó chịu.

12 bí quyết tập thể dục cho người bị bệnh tiểu đường

(Kiến Thức) - Tập thể dục được xem là liệu pháp lối sống giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Dưới đây là những bí quyết tập thể dục đơn giản cho người mắc tiểu đường. 

12 bi quyet tap the duc cho nguoi bi benh tieu duong
1. Trao đổi với bác sĩ: Lập ra một kế hoạch tập luyện tốt là bước quan trọng nhất khi bắt đầu thói quen tập thể dục. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và đảm bảo rằng bạn thích hợp để tập thể dục. Điều này cũng giúp bạn quyết định được dạng bài tập nào phù hợp với thể chất và cũng như giúp bạn thử nghiệm các dạng bài tập mới.  

Video: Ngất xỉu khi đang đi bộ, cụ già bị ô tô con cán trúng

Khi đang đi bộ trên đường, một cụ già đột nhiên ngất xỉu và bị chiếc xe ô tô di chuyển phía sau cán trúng.

Hình ảnh ghi lại được cho thấy, một cụ già đang đi bộ trên đường thì bất ngờ ngất ngay trước đầu một chiếc xe ô tô 4 chỗ chạy phía sau.

Tin mới