Lý do sự bùng phát virus siêu cảm lạnh giống COVID-19

Thời gian dài không tiếp xúc với các loại virus ngoài cộng đồng khiến hệ miễn dịch của nhiều người suy yếu.

Sau gần 2 năm với nhiều đợt giãn cách xã hội, người dân Australia trở lại với lịch trình hoạt động bình thường. Bên cạnh COVID-19, hàng nghìn người đang phải đối mặt với một vấn đề sức khỏe khác.
Họ có các triệu chứng giống như COVID-19 khi đợt siêu cảm tràn đến Australia. Loại virus này đã lây lan như cháy rừng và tấn công các bệnh nhân với mức độ tương tự như COVID-19.
Ly do su bung phat virus sieu cam lanh giong COVID-19
Ảnh minh họa: Indiatimes 
Các biểu hiện gồm ngứa họng, đau nhức đầu và cơ thể, chảy nước mũi, mệt mỏi. Bệnh đôi khi kéo dài hàng tuần.
Bởi vậy, nhiều người nghi ngờ mình nhiễm COVID-19, tuy nhiên, xét nghiệm sau đó liên tục trả về kết quả âm tính.
Những người mắc siêu cảm lạnh thường không bị mất vị giác hoặc khứu giác như COVID-19 trước đây. Tuy nhiên, hiện tại, biến thể Omicron đang lan tràn cũng hiếm khi gây ra biểu hiện trên.
Sự xuất hiện của virus siêu cảm khiến không ít người lo lắng. Dù vậy, các nhà chuyên môn cho biết, đây không phải là một loại siêu virus mới. Đó là kết quả của một chuỗi virus tấn công hệ miễn dịch của con người. Hệ thống này đã bị suy yếu sau 2 năm giãn cách khiến cơ thể con người không được chuẩn bị sẵn sàng đối diện với các mầm bệnh.
“Hệ miễn dịch của chúng ta trải qua một cú sốc. Chúng ta có khả năng bị bệnh nặng hơn mức thông thường nếu không tiếp xúc với virus thường xuyên”, Giám đốc Đại học Tổng hợp Hoàng gia Australia, Tiến sĩ Charlotte Hespe, nói.
"Nhưng chúng không phải là loại virus gây ra nguy cơ nhập viện ồ ạt”.
Cuối năm 2021, Anh đã ghi nhận những ca nhiễm virus siêu cảm lạnh. Các nhà khoa học cho rằng đó là kết quả của gần hai năm phong tỏa và giãn cách xã hội. Điều tương tự cũng đang xảy ra ở Australia khi các quy định đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, vệ sinh tay được nới lỏng.
Các chuyên gia y tế cho biết, trong một thời gian dài không tiếp xúc với virus thường tồn tại trong cộng đồng đã khiến đường hô hấp của mọi người không khỏe mạnh như trước.
Do đó, nhiễm trùng đường hô hấp trên đang gia tăng và số ca cảm cúm dự kiến cũng sẽ theo xu hướng tương tự.
Bệnh cúm cũng có các triệu chứng tương tự như COVID-19, bao gồm đau đầu, nhức mỏi, sốt và có thể mất từ 10 đến 14 ngày để khỏi bệnh.
Khi mở cửa, những người từ nước ngoài nhập cảnh có thể mang theo virus hoàn toàn xa lạ đối với người Australia.
Tiến sĩ Ian Mackay, nhà virus học từ Đại học Queensland, cho biết theo quan điểm truyền thống, các bệnh đường hô hấp do thời tiết lạnh hơn đã thay đổi sau sự xuất hiện của COVID-19.
Hầu hết các đợt tăng đột biến số ca cảm lạnh và cúm ở Australia đã xảy ra trong những tháng ấm hơn, cho thấy các con số liên quan nhiều đến mức độ miễn dịch hơn là theo mùa.
“Rõ ràng, sự lây lan của virus không theo mùa. Mọi chuyện liên quan nhiều hơn tới khả năng miễn dịch của dân số chống lại ở virus. Khi khả năng đó ở mức thấp, những virus này có thể làm những gì chúng thích vào bất cứ khi nào”, Tiến sĩ Mackay chia sẻ.
Bác sĩ đa khoa Philippa Kaye giải thích: “Trong những lần giãn cách, số lượng ca nhiễm các bệnh lây nhiễm (không phải COVID-19) giảm xuống. Chúng tôi nghĩ lý do chủ yếu là do những hạn chế về việc tiếp xúc”.
Trường đào tạo Bác sĩ Đa khoa Hoàng gia Australia vẫn khuyến khích người dân tiếp tục đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội.

Tối 16/7: TPHCM thêm 1.349 ca mắc COVID-19, trong ngày cả nước 3.336 ca

Tối  16/7, theo  bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế, có thêm 1.898 ca mắc COVID-19, riêng TP HCM có 1.349 ca. Tổng số ca mắc COVID-19 trong ngày hôm nay là 3.336.

Toi 16/7: TPHCM them 1.349 ca mac COVID-19, trong ngay ca nuoc 3.336 ca
 
Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:

Sáng 20/7: Thêm 2.155 ca mắc COVID-19, riêng TP.HCM có 1.519 ca mới

Theo bản tin dịch COVID-19 sáng  20/7 của  Bộ Y tế, có 2.155 ca mắc COVID-19 được ghi nhận  từ 18h30 ngày 19/7 đến 6h ngày 20/7, trong đó TP.HCM có 1.519 trường hợp.

Sáng 20/7, Bộ Y tế cho biết, tính từ 18h30 ngày 19/7 đến 6h ngày 20/7 có 2.155 ca mắc COVID-19 (BN58026-60180), trong đó 01 ca nhập cảnh và 2.154 ca ghi nhận trong nước.

Tin mới