Lý do tay súng ám sát Thủ tướng Slovakia Robert Fico

Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, Matuss Sutaj Estok, gọi sát thủ trong vụ ám sát Thủ tướng Slovakia Robert Fico là “sói đơn độc”, bất mãn với chính sách của chính phủ Slovakia, cụ thể là chủ trương ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine.

Theo ông Estok, kẻ bắn trọng thương Thủ tướng Slovakia là người chỉ trích dữ dội quyết định của ông Fico cho ngừng vận chuyển vũ khí sang Ukraine.

Ly do tay sung am sat Thu tuong Slovakia Robert Fico

Hiện trường vụ ám sát Thủ tướng Slovakia Fico. Ảnh: France 24.

Thủ tướng Fico đã bị bắn vài phát đạn ở cự ly vào ngày 15/5 khi ông chào những người ủng hộ tại thị trấn Handlova. Kẻ tấn công đã lập tức bị bắt, còn vị Thủ tướng được đưa nhanh tới bệnh viện trong tình trạng nguy kịch. Giới chức địa phương sau đó cho rằng có “động cơ chính trị rõ rệt” trong vụ mưu sát này.

Truyền thông nhận diện hung thủ là Juraj Cintula, 71 tuổi, được cho là sáng lập viên của Hội Nhà văn Slovakia và ủng hộ đảng đối lập Slovakia Tiến bộ.

Theo Bộ trưởng Estok, nghi phạm theo dõi sát sao các sự viện trong nước và quốc tế, phản đối một số chính sách của chính phủ, bao gồm việc đóng cửa Văn phòng Công tố viên đặc biệt và việc ngưng viện trợ quân sự cho Ukraine.

Sau khi trở thành thủ tướng vào mùa thu năm ngoái (2023), ông Fico đã xúc tiến cắt bỏ viện trợ vũ khí cho Kiev.

Theo Bộ trưởng Estok, hành vi của sát thủ được thúc đẩy một phần bởi chiến thắng gần đây của Peter Pellegrini (đồng minh của Thủ tướng Fico) trong cuộc bầu cử tổng thống. 

Điều ít biết về Thủ tướng Slovakia vừa mắc COVID-19

(Kiến Thức) - Thủ tướng Slovakia Igor Matovic trở thành vị nguyên thủ quốc gia mới nhất mắc COVID-19.

Điều ít biết về Thủ tướng Slovakia vừa mắc COVID-19
Dieu it biet ve Thu tuong Slovakia vua mac COVID-19
Ngày 18/12, Thủ tướng Slovakia Igor Matovic cho biết ông dương tính với COVID-19, một tuần sau khi dự Hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels (Bỉ). Ảnh: Reuters.  

Choáng ngợp trước cảnh ma mị của nhà máy bỏ hoang ở Italy

Thung lũng Mills ở Italy chứa một nhà máy bỏ hoang từ lâu đã nổi tiếng trên mạng. Thậm chí, nơi này còn được xếp vào “những địa điểm bỏ hoang đẹp ma mị” hàng đầu thế giới.

Choang ngop truoc canh ma mi cua nha may bo hoang o Italy

“Valle dei mulini” hay “Thung lũng Mills” là một khu nhà máy bỏ hoang nằm nép mình dưới đáy một khe nứt sâu ở trung tâm của Sorrento, Italy. (Ảnh: IT)

Choang ngop truoc canh ma mi cua nha may bo hoang o Italy-Hinh-2
Vết nứt sâu trên đá nơi chứa các tòa nhà đổ nát bắt nguồn từ một vụ phun trào núi lửa tàn phá khu vực Địa Trung Hải 35.000 năm trước.
Choang ngop truoc canh ma mi cua nha may bo hoang o Italy-Hinh-3
Ở trung tâm của hẻm núi này là tòa nhà 6 tầng, một nhà máy bị bỏ hoang vào đầu thế kỷ 20. Những lớp rêu dày, các nhánh cây dương xỉ mọc um tùm và đủ loại cây leo đã bao phủ tòa nhà, khiến nó trông giống một khối đá tự nhiên hơn là một tạo tác của con người.
Choang ngop truoc canh ma mi cua nha may bo hoang o Italy-Hinh-4
Giống như các hẻm núi khác dọc theo bờ biển của Sorrentine, nơi này được hình thành cách đây khoảng 35.000 năm sau vụ phun trào của Phlegraean Fields, một ngọn núi lửa đang hoạt động ở phía Tây Napoli.
Choang ngop truoc canh ma mi cua nha may bo hoang o Italy-Hinh-5
Các dòng dung nham đã tạo ra những vách đá và hẻm núi ấn tượng mà giờ đây tạo thành ranh giới tự nhiên giữa các thị trấn Meta, Piano di Sorrento, Sant'Agnello và Sorrento.
Choang ngop truoc canh ma mi cua nha may bo hoang o Italy-Hinh-6
Nơi đây ban đầu vốn là một tổ hợp những nhà máy. Khi các nhà máy bột mì dần được xây dựng từ thế kỷ 13, các khu công nghiệp khác cũng bắt đầu mọc lên để tận dụng lợi thế của vùng nước phía dưới như xưởng cưa, nhà giặt.
Choang ngop truoc canh ma mi cua nha may bo hoang o Italy-Hinh-7
Sau khi việc xay xát bột mì phần lớn được chuyển sang các nhà máy mì ống gần đó, khu vực công nghiệp này phần lớn trở nên lỗi thời. Sau cùng, các tòa nhà bị đóng cửa và bỏ hoang vào những năm 1940.
Choang ngop truoc canh ma mi cua nha may bo hoang o Italy-Hinh-8
Kể từ khi đóng cửa, các tòa nhà bằng gạch dần dần bị thảm thực vật “xâm chiếm”. Phần lớn đáy thung lũng được che bóng bởi các bức tường và tầng cao, làm tăng cảm giác ma mị và âm u.
Choang ngop truoc canh ma mi cua nha may bo hoang o Italy-Hinh-9
Những tòa nhà tuyệt đẹp ẩn mình trong thung lũng Mills trông chẳng khác gì cảnh phim viễn tưởng khi thế giới không có bóng dáng của con người.
Choang ngop truoc canh ma mi cua nha may bo hoang o Italy-Hinh-10
Những năm gần đây, nhà máy bỏ hoang ở đây đã được trùng tu và nó làm mất đi vẻ hoang sơ ban đầu. 

>>> Mời độc giả xem thêm video: Đến thị trấn "chảnh" nhất hành tinh, nơi người dân "cưỡi" máy bay đi ăn sáng

Kinh ngạc hồ nước “trái tim” màu đỏ kỳ lạ giữa sa mạc

Hồ nước Ô Lan nằm sâu trong sa mạc Tengger ở Nội Mông, Trung Quốc, được ví như “trái tim của Trái đất” bởi nó có hình dáng và màu đỏ như quả tim.

Kinh ngac ho nuoc “trai tim” mau do ky la giua sa mac

Tengger là sa mạc lớn thứ 4 của Trung Quốc với diện tích lên tới 42.700 km2. Ở sa mạc này, cồn cát, núi, hồ và bình nguyên phân bố đan xen lẫn nhau. (Ảnh: Baidu, Bijingdi) 

Kinh ngac ho nuoc “trai tim” mau do ky la giua sa mac-Hinh-2
Sa mạc Tengger từ lâu đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng bởi người ta tìm thấy ở đây có một "trái tim của Trái đất" - hồ nước đỏ Ô Lan (Wulan).
Kinh ngac ho nuoc “trai tim” mau do ky la giua sa mac-Hinh-3
Trong tiếng Mông Cổ, "Wulan" có nghĩa là màu đỏ. Hồ Ô Lan toát lên vẻ quyến rũ khó cưỡng nhờ màu sắc đặc biệt của nước hồ.
Kinh ngac ho nuoc “trai tim” mau do ky la giua sa mac-Hinh-4
Với màu nước đỏ tươi cùng với hình dáng tương tự như một quả tim, hồ Ô Lan được mệnh danh là "trái tim của Trái đất".
Kinh ngac ho nuoc “trai tim” mau do ky la giua sa mac-Hinh-5

Nước hồ Ô Lan có màu đỏ tươi xen lẫn màu trắng. Sự điểm xuyết này vô tình lại khiến cho mặt hồ trông rất giống các mạch máu.

Kinh ngac ho nuoc “trai tim” mau do ky la giua sa mac-Hinh-6

Theo các nhà khoa học, sở dĩ hồ nước "trái tim" này có màu đỏ đặc biệt như vậy là do nước hồ có chứa 3 loại vi sinh vật Artemia, Dunaliella salina và vi khuẩn halophilic. 

Kinh ngac ho nuoc “trai tim” mau do ky la giua sa mac-Hinh-7
Chính các hoạt chất như astaxanthin, carotenoid,…của các vi sinh vật đã khiến nước hồ "nhuốm" màu đỏ như vậy. Ngoài ra, hồ Ô Lan có nồng độ muối và kim loại cao. Muối đóng thành từng dải trắng dài chạy trên mặt hồ.
Kinh ngac ho nuoc “trai tim” mau do ky la giua sa mac-Hinh-8
Màu của nước hồ Ô Lan thường thay đổi theo mùa. Vào mùa hè, khi lượng mưa trên sa mạc nhiều hơn, mực nước cao hơn nên nước hồ sẽ chuyển sang màu hồng.
Kinh ngac ho nuoc “trai tim” mau do ky la giua sa mac-Hinh-9
Còn khi tới mùa thu, lượng mưa ít đi và mực nước trong hồ giảm xuống khiến cho nước hồ càng đỏ hơn. 
Kinh ngac ho nuoc “trai tim” mau do ky la giua sa mac-Hinh-10
Theo những người dân địa phương, hồ Ô Lan sâu hơn 2 mét. Thời điểm thích hợp nhất để ghé thăm hồ là vào tháng 7 tới tháng 9. Lúc này, ánh nắng mặt trời sẽ khiến màu sắc nước hồ Ô Lan trở nên càng rực rỡ hơn.
Kinh ngac ho nuoc “trai tim” mau do ky la giua sa mac-Hinh-11
Với vẻ đẹp kỳ lạ, hồ Ô Lan ngày nay trở thành một thắng cảnh thu hút nhiều du khách tới tham quan. Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyến cáo du khách không nên tắm ở hồ Ô Lan do độ kiềm trong nước ở đây quá cao.

>>> Mời độc giả xem thêm video: Kỳ lạ hồ nước ở Trung Quốc dù khô cạn nhưng chứa toàn đá quý

Tin mới