(Kiến Thức) - Khi mà phía Quân Giải phóng có trong tay quả "pháo lủi" AT-3 thì phía Mỹ cũng không chịu thua kém khi họ mang đến chiến trường Việt Nam những đơn vị tên lửa chống tăng có điều khiển TOW đầu tiên.
Nhật Vi
Xem toàn bộ ảnh
Trong "Mùa hè đỏ lửa" 1972, một loại tên lửa chống tăng đời mới đã được quân đội Mỹ sử dụng để có thể cản bước tiến của các đơn vị thiết giáp của Quân Giải phóng. Loại hỏa lực này chính là tên lửa chống tăng TOW. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Trong đầu năm 1970, Quân đội Mỹ bắt đầu triển khai và thử nghiệm tên lửa chống tăng BGM-71 TOW trên chiến trường Việt Nam, khi nhận thấy sự thay đổi trong cách đánh của các đơn vị chủ lực của Quân Giải phóng. Và một trong số đó chính là việc các đơn vị cơ giới của ta được trang bị xe tăng. Nguồn ảnh: Fine.
Và khi cảm thấy mối đe dọa từ xe tăng Quân Giải phóng ngày càng lớn, người Mỹ bắt đầu trang bị TOW cho cả quân đội ngụy Sài Gòn. Những đơn vị TOW đầu tiên của Mỹ hay chư hầu ở miền Nam Việt Nam đều được đặt trên khung gầm xe jeep sau đó là trên trực thăng UH-1. Nguồn ảnh: army.mil.
TOW là loại hỏa tiễn điều khiển có dây, dài 1,2 mét, cỡ nòng 152mm, đầu đạn nặng 3,9 kg, tầm bắn tối đa 3700 mét. Sau khi bắn, đầu đạn sẽ có tốc độ tối đa 278 mét/giây, xạ thủ sẽ điều khiển đầu đạn này thông qua ống ngắm và tay cầm. Có thể nói, TOW có cơ cấu hoạt động giống hệt với AT-3 của Liên Xô. Nguồn ảnh: Wat.
Tuy nhiên, do cách thức vận hành quá phiền phức, loại tên lửa này lại không thể phát huy được tác dụng của loại tên lửa chống tăng này không được như thiết kế ban đầu. Nguồn ảnh: Them.
Cụ thể, do đây là một thứ vũ khí mới, phía Mỹ luôn cử một chuyên gia giám sát ở mỗi khu vực triển khai tên lửa TOW. Chuyên gia này sẽ vừa làm nhiệm vụ bảo mật kỹ thuật, vừa báo cáo số lượng đạn tiêu thụ của tên lửa này. Chính việc cho vũ khí nhưng không cho toàn quyền sử dụng này của Mỹ đã dẫn tới rất nhiều vấn đề phiền phức trên trận địa, làm giảm thiểu hiệu năng chiến đấu của khí tài. Nguồn ảnh: Military.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại cho rằng, TOW gặp phải vấn đề kỹ thuật rất lớn và có thể những phiên bản TOW phía Mỹ giao cho Sài Gòn là phiên bản chưa hoàn chỉnh. Bằng chứng là khả năng tham chiến của các hệ thống TOW của quân đội ngụy Sài Gòn cuối cuộc chiến là cực kỳ thấp. Nguồn ảnh: Global.
Chưa hết, bằng chứng cho việc Mỹ cung cấp hàng "thử nghiệm" để trấn an Sài Gòn còn xuất hiện ở chỗ, tất cả các tên lửa TOW được phía Mỹ chuyển cho Sài Gòn năm 1972 đều mang mã là XBGM-71 A. Nguồn ảnh: Russia.
Tên kỹ thuật của tên lửa TOW là BGM-71, trong khi đó, phiên bản Mỹ cấp cho Sài Gòn lại có chữ "X" ở trước. Theo thông lệ, tất cả các loại vũ khí của Mỹ có tiền tố "X" đều đồng nghĩa với việc đó là phiên bản thử nghiệm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Dù vậy, so với loại tên lửa chống tăng AT-3 được sử dụng bởi Quân Giải phóng, bởi để triển khai TOW nó đòi hỏi một kíp chiến đầu được đào tạo kỹ lượng cùng với đó là các thiết bị đi kèm cực phức tạp. Trong khi đó, AT-3 được thiết kế để vác vai, mang lại độ cơ động tuyệt vời hơn nhiều. Ảnh: Tên lửa TOW của Mỹ với cụm giá phóng khá lớn đi kèm quá nhiều thiết bị hỗ trợ. Nguồn ảnh: Military.
Cận cảnh dây điều khiển nối với cụm phóng sau khi đầu đạn tên lửa TOW được phóng đi. Xạ thủ buộc phải sử dụng thiết bị ngắm quang học đi kèm cụm phóng để theo dõi và điều khiển loại tên lửa này do nó có tầm bắn quá xa, mắt thường khó có thể theo dõi được. Nguồn ảnh: Snaf.
Tên lửa chống tăng TOW đời mới của Mỹ thậm chí không cần bắn trúng mục tiêu mà sẽ phát nổ trên nóc mục tiêu, gây sát thương lớn nhất có thể. Nguồn ảnh: Warcom.
Ngày nay, tên lửa TOW vẫn được sử dụng rất nhiều trong các cuộc xung đột ở Trung Đông. Tất nhiên, đây là phiên bản TOW đã hoàn thiện, có khả năng "đả thương" cả xe tăng T-90 hiện đại nhất của Nga. Nguồn ảnh: Agif.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh tên lửa TOW hiện đại của Mỹ "làm thịt" xe tăng T-72 mà không cần bắn trúng.