Lý do thật sự khiến Lã Bố giết Đổng Trác

Lã Bố (160-199) tự là Phụng Tiên, là tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông đã tham gia cuộc chiến quân phiệt cuối thời Đông Hán và cuối cùng bị thất bại.

Lý do thật sự khiến Lã Bố giết Đổng Trác

Lã Bố (hay Lữ Bố) người đất Cửu Nguyên, huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh Châu (nay là thành phố Bao Đầu, Nội Mông Cổ). Ông được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này, Lã Bố xuất hiện từ hồi 3 đến hồi 19. Lã Bố được mệnh danh là "chiến thần", phần lớn độc giả xem Lã Bố là vị tướng dũng mãnh nhất thời Tam quốc, hơn cả Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử, Mã Siêu.

Ly do that su khien La Bo giet Dong Trac

Trong suốt những năm rong ruổi chiến trận, Lã Bố từng theo hầu dưới trướng nhiều người như Đinh Nguyên, Đổng Trác, Viên Thuật, Viên Thiệu… Ảnh: Sohu

Theo tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, ban đầu Lã Bố đi theo Đinh Nguyên, sau đó Đổng Trác sai Lý Túc đem vàng bạc và ngựa Xích Thố tặng Lã Bố để dụ ông phản lại Đinh Nguyên. Lã Bố đã đồng ý và đi theo Đổng Trác.

Lã Bố rất được Đổng Trác yêu mến tin dùng, phong làm Kỵ Đô uý, ước thệ làm cha con. Ít lâu sau Lã Bố lại được thăng làm Trung lang tướng, tước Đô Đình hầu.

Tuy nhiên, Đổng Trác tàn bạo nên kết oán với nhiều người. Ông biết nhiều người oán hận nên khi ngủ thường sai con nuôi là Lã Bố làm cảnh vệ. Nhưng vì Đổng Trác quen tính thô lỗ và nóng nảy, có lần Lã Bố đứng hầu có chút không vừa ý bèn chộp lấy cây kích phi vào Lã Bố. Lữ Bố vội tránh được và xin lỗi, Đổng Trác mới nguôi giận.

Kể từ đó Lã Bố hận thù Đổng Trác, cộng với việc Lã Bố có quan hệ tình ái với người hầu của Đổng Trác nên rất lo sợ bị phát hiện.

Ly do that su khien La Bo giet Dong Trac-Hinh-2

Lã Bố trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010. Ảnh: Sohu

Vì lo lắng, Lã Bố tìm đến và liên kết với Tư đồ Vương Doãn - người đồng hương Tinh Châu. Vương Doãn vốn đang cùng một số người khác mưu giết Đổng Trác nên quyết định mượn tay Lã Bố giết Đổng Trác.

Cuối cùng Vương Doãn sai Sĩ Tôn Thụy thay mặt Hán Hiến Đế viết chiếu thư sai Lã Bố giết Đổng Trác. Tháng 4 âm lịch năm 192, Đổng Trác vào cung yết kiến vua Hiến Đế. Lã Bố trước đã lệnh cho thuộc tướng Lý Túc cho võ sĩ phục ở cửa Bắc Dịch chờ đợi, còn bản thân mình vẫn theo hộ vệ Đổng Trác. Khi Đổng Trác vừa bước lên xe, con ngựa lồng lên hất ông ngã xuống đất, quần áo lấm bẩn hết. Ông trở về nhà thay quần áo, được một người vợ trẻ khuyên không nên đi nữa, nhưng ông không nghe theo, lại lên xe vào cung.

Khi Đổng Trác vừa vào, Lý Túc đâm luôn, nhưng Đổng Trác mặc áo giáp nên chỉ bị thương ngã ra đất. Ông chưa biết Lã Bố phản mình nên gọi Lã Bố đến cứu thì Lã Bố chạy thẳng tới đâm chết ông. Năm đó Đổng Trác 61 tuổi.

Ly do that su khien La Bo giet Dong Trac-Hinh-3

Đổng Trác nổi tiếng là một gian thần, một quân phiệt tàn bạo. Ảnh: Sohu

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung kể rằng Lã Bố bị Đổng Trác rượt đuổi và phóng kích vì bị bắt quả tang tình tứ với Điêu Thuyền (ái thiếp của Trác), vốn là con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn.

Tuy nhiên, sử sách không nhắc tới một nàng Điêu Thuyền nào giữa 3 người Vương Doãn - Lã Bố - Đổng Trác. Việc Lã Bố giết Đổng Trác theo nhiều nhà nghiên cứu nhận định là xuất phát từ lòng oán hận và lọ sợ trước Đổng Trác cùng với đó là sự xúi giục của Vương Doãn.

Hơn nữa lúc đó, dù mang danh con nuôi Đổng Trác, nhưng Lã Bố chẳng qua cũng chỉ là một tên vệ sĩ không hơn không kém. Địa vị của Lã Bố trong triều đình và cả quân đội không cao, bất cứ lúc nào cũng có thể bị thất sủng. Lã Bố hy vọng sau khi giết được Đổng Trác thì mình cùng Vương Doãn sẽ có thể thâu tóm triều đình.

Ngoài ra, nhiều người cũng nhận định Lã Bố là người thiếu đi sự tín nghĩa, từng bị Đổng Trác xúi giục mà giết chết Đinh Nguyên, nên việc y tiếp tục phản lại giết Đổng Trác cũng là dễ hiểu. Sau này khi Lã Bố thất bại dưới tay Tào Tháo, đã đi đầu quân cho Lưu Bị, nhưng lại luôn âm mưu chiếm đoạt Từ Châu của Lưu Bị.

Có người nói Tam quốc là thời kỳ loạn lạc, không nói tín nghĩa, ông đánh tôi tôi phản ông là chuyện bình thường. Nhưng sự tráo trở như cơm bữa của Lã Bố quả thực là không thể chấp nhận được.

Đổng Trác (132 - 192), tự Trọng Dĩnh, là một tướng quân phiệt và quyền thần nhà Đông Hán, đầu thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông nổi tiếng là một gian thần, một quân phiệt tàn bạo, từng giữ chức Thứ sử Tịnh Châu. Lợi dụng sự tiến cử của Viên Thiệu với Đại tướng quân Hà Tiến, người đang muốn tiêu diệt thế lực hoạn quan, Đổng Trác đã tiến kinh khống chế kinh thành, phế Hán Thiếu Đế Lưu Biện, lập Hán Hiến Đế Lưu Hiệp làm lũng đoạn triều đình.

Người đáng sợ nhất trong cuộc đời của Quách Gia, khó đối phó hơn Gia Cát Lượng

Trong thời Tam Quốc, có rất nhiều vị quân sư tài ba nhưng chỉ có một số rất ít thực sự nổi danh trong lịch sử.

Người đáng sợ nhất trong cuộc đời của Quách Gia, khó đối phó hơn Gia Cát Lượng

Người được cho là nếu phò tá Tào Tháo, cho dù Lưu Bị và Tôn Quyền có được Gia Cát Lượng, Chu Du và những người khác trợ giúp cũng không thể thành công. Ông ấy là ai?

Để là sáng tỏ được danh tính của vị mưu sĩ này chúng ta phải bắt đầu từ sự kiện Tào Tháo ám sát Đổng Trác. Để ngăn chặn việc Đổng Trác tiếp tục mang lại tai họa cho đất nước, Tào Tháo đã mượn Thất tinh bảo đao để ám sát Đổng Trác. Nhưng cuối cùng cơ sự không thành, Tào Tháo bị Đổng Trác đuổi giết khắp nơi. Liều mạng một hồi, Tào Tháo kết cục vẫn là rơi vào tay của Đổng Trác.

Vì thiếu “2 cực phẩm” này, Trương Phi không thể thắng Lã Bố

Không phải võ công hay sự dũng mãnh, hóa ra Trương Phi khó thắng Lã Bố vì 2 thứ này. Đó là gì?

Vì thiếu “2 cực phẩm” này, Trương Phi không thể thắng Lã Bố

Trước sự biến động, loạn lạc của thiên hạ trong những năm cuối thời nhà Đông Hán, vô số anh hùng, hào kiệt đã xuất hiện. Trong đó, có nhiều mãnh tướng tài giỏi vô cùng thiện chiến, trở thành nỗi ám ảnh trên chiến trường Tam Quốc như Lã Bố, Trương Phi...

Trương Phi là một danh tướng của nhà Thục Hán. Không chỉ có sức địch vạn người, Trương Phi còn được mô tả là vị tướng văn võ song toàn, thậm chí còn có tài thư pháp.

Không chỉ dùng kích giỏi, Lã Bố còn là đại cao thủ bắn cung

Lã Bố hay Lữ Bố (? - 199), tự Phụng Tiên, là tướng lãnh nổi tiếng cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Không chỉ dùng kích giỏi, Lã Bố còn là đại cao thủ bắn cung

Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Lã Bố là một người kiêu dũng vô song tay cầm cây Phương Thiên Họa Kích, cưỡi ngựa Xích Thố, tung hoành giữa chốn ba quân như chỗ không người, khiến cho kẻ địch chỉ nghe tên mà khiếp vía.

Thế nhưng nhiều sử gia đánh giá Lã Bố chỉ là hạng "hữu dũng vô mưu", tham lợi bỏ nghĩa và háo sắc. Chỉ vì một con ngựa Xích Thố Lã Bố phản Đinh Nguyên theo Đổng Trác. Chỉ vì một nàng Điêu Thuyền, Lã Bố tiếp tục sát hại Đổng Trác theo về với Vương Doãn. Tới khi cơ nhỡ, lưu lạc, được Lưu Bị cho nương tựa, Lã Bố tiếp tục trở mặt, nhân lúc Lưu Bị sơ hở chiếm giữ thành Từ Châu.

Tin mới