Lý do thu hồi bằng công nhận làng nghề dệt chiếu hơn 500 tuổi

Ngày 15/10, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh đã có quyết định thu hồi bằng công nhận làng nghề dệt chiếu An Phước (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên).

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký quyết định thu hồi bằng công nhận làng nghề dệt chiếu An Phước (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên).

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, lý do thu hồi danh hiệu này là do làng nghề này không đảm bảo các tiêu chí quy định tại Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam về công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.

Ly do thu hoi bang cong nhan lang nghe det chieu hon 500 tuoi
Người dân phơi sợi chiếu 

Cụ thể, làng nghề dệt chiếu An Phước không phát triển, không còn tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc, không còn nghệ nhân gắn với nghề để truyền đạt lại nghề cho thế hệ sau…

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu UBND huyện Duy Xuyên thực hiện thu hồi bằng công nhận, báo cáo tỉnh để tổng hợp, theo dõi. Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với huyện Duy Xuyên cập nhật danh sách các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện quyết định này.

Được biết, làng nghề dệt chiếu truyền thống An Phước có tuổi đời hơn 500 năm. Tương truyền, khi các vị tiền nhân từ Thanh Hóa theo hành trình mở cõi phương Nam đã phát hiện vùng đất đai trù phú An Phước và trồng cói, làm nguyên liệu dệt nên những chiếc chiếu đầu tiên.

Từ đó, người làng An Phước đã dệt nhiều loại chiếu khác nhau như chiếu bông, chiếu bông lơi, chiếu xiêm... Chiếu làng An Phước có hoa văn sắc sảo, màu sắc hài hòa, cân đối. 

Cùng với làng chiếu Bàn Thạch (Duy Vinh), An Phước (Duy Phước) cũng có một thời nhộn nhịp với những ruộng đay, lác xanh ngút ngàn. Những chiếc chiếu lác theo thương thuyền đến tận La Vang. Nhiều gia đình làm nên cơ nghiệp từ nghề dệt chiếu lác.

Vào ngày 26/10/2004, UBND tỉnh Quảng Nam công nhận làng nghề truyền thống đối với làng nghề đan chiếu An Phước.

Tuy nhiên, do thu nhập từ nghề dệt chiếu ít ỏi nên những năm gần đây người dân không còn mặn mà, lần lượt bỏ nghề khiến nghề dệt chiếu truyền thống An Phước đang đứng trước nguy cơ mai một.

>>> Mời độc giả xem thêm video Rùng mình với công nghệ làm mứt Tết ở làng nghề Xuân Đỉnh:
 

Khám phá sản phẩm độc lạ của làng nghề dệt cói Kim Sơn

Ngoài địa danh nổi tiếng nhà thờ đá Phát Diệm, Kim Sơn còn là vùng đất có truyền thống trồng cói và làm hàng thủ công mỹ nghệ từ cây cói đã có từ lâu đời.

Đến Ninh Bình du khách ghé qua thăm làng nghề dệt cói Kim Sơn để hiểu thêm về công việc cũng như những câu chuyện về cuộc sống của những người dân nơi đây.
Kham pha san pham doc la cua lang nghe det coi Kim Son
 

Bí ẩn loài dừa không ra quả, nhưng có thể nuôi sống con người

Dừa cao lương, loài cây tưởng chừng như "vô dụng" này lại sở hữu tiềm năng to lớn, mang đến nguồn sống và thu nhập cho hàng triệu người.

Khác với những người anh em dừa thông thường, cây dừa cao lương không cho ra quả. Ban đầu, người dân địa phương chỉ sử dụng lá và cành của nó để làm mũ, chiếu hoặc màn chống muỗi. Giá trị của nó được đánh giá thấp do thiếu hiểu biết về tiềm năng ẩn chứa bên trong.

Tuy nhiên, theo thời gian, nhận thức của con người dần thay đổi. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta phát hiện ra rằng cây dừa cao lương sở hữu những giá trị kinh tế đáng kinh ngạc.

Tin mới