Lý do thực sự khiến Tào Tháo đoạt mạng Hoa Đà

Mãi tới về sau, khi con trai Tào Xung qua đời vì bệnh tật, Tào Tháo mới thốt lên rằng: ‘Ta hối hận vì đã giết Hoa Đà, hậu quả là hại con trai ta cũng chết theo’.

Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Hoa Đà là phương sĩ, thầy thuốc cuối thời Đông Hán. Ông cùng với Biển Thước, Trương Trọng Cảnh và Lý Thời Trân được xem là 4 đại danh y của Trung Quốc cổ đại.

Ly do thuc su khien Tao Thao doat mang Hoa Da

Ảnh minh họa.

Cũng theo "Tam quốc diễn nghĩa” và truyền thuyết dân gian, Tào Tháo mắc bệnh đau đầu nên cho mời Hoa Đà đến chữa trị cho mình. Nhờ có tay nghề châm cứu cao siêu nên Hoa Đà chỉ cần một vài mũi kim đã làm dịu được cơn đau đầu của Tào Tháo. Nhưng đáng tiếc, dù đã cố gắng hết sức nhưng Hoa Đà lại không hoàn toàn chữa khỏi được cho Tào Tháo.

Ly do thuc su khien Tao Thao doat mang Hoa Da-Hinh-2

Sau khi chữa bệnh được một khoảng thời gian, Hoa Đà vô cùng nhớ gia đình nên xin Tào Tháo cho nghỉ, nói rằng mình muốn về nhà lấy thuốc, nhưng sau khi về nhà lại không muốn trở lại, liên tục báo với Tào Tháo rằng vợ mình mắc bệnh.

Tào Tháo nhiều lần viết thư tìm Hoa Đà, ông vẫn cứ từ chối quay về bên cạnh Tào Tháo. Cuối cùng, Tào Tháo cũng nổi cơn thịnh nộ, phái người đi điều tra xem rốt cuộc vợ của Hoa Đà có mắc bệnh hay không, nếu mang bệnh thật thì sẽ ban cho Hoa Đà được nghỉ thêm, nếu là giả thì sẽ bắt Hoa Đà tống vào ngục. Vậy là Hoa Đà bị bắt, Tào Tháo cho tra tấn Hoa Đà dã man và xử tội chết. Cho dù Huân Vũ can ngăn cũng là vô ích.
Ly do thuc su khien Tao Thao doat mang Hoa Da-Hinh-3

Trong lịch sử, sau khi lên nắm quyền, tham vọng của Tào Tháo ngày không thể kiểm soát được. Thậm chí, Tào Tháo còn thành lập cơ quan tình báo đặc biệt để kiểm soát thế lực và điều tra những người chống đối mình. Tương truyền “Nói Tào Tháo, Tào Tháo đến” ra đời như vậy.

Trong mắt Tào Tháo, Hoa Đà chỉ là một người dân tầm thường, sao có thể tự phụ như vậy? Vậy nên đối với Tào Tháo, việc giết Hoa Đà cũng giống như giết một con kiến. Hoa Đà chỉ là một trong vô số những linh hồn vô tội chết dưới lưỡi dao đồ tể của Tào Tháo. Tất nhiên, Tào Tháo trong lịch sử cuối cùng đã hối hận vì đã giết Hoa Đà, đồng thời vẫn tiếc nuối khi đứa con út yêu quý của mình mắc bệnh nan y mà không có ai cứu chữa.

Người phụ nữ dám lớn tiếng mắng Tào Tháo trước đông người là ai?

Tào Tháo từng bộc bạch rằng suốt cuộc đời ông không thấy có lỗi với bất cứ ai ngoài một người phụ nữ, đó là vợ đầu Đinh phu nhân.

Trong Ngụy lược có viết rằng trước khi lâm chung, Tào Tháo từng bộc bạch rằng suốt cuộc đời ông không thấy có lỗi với bất cứ ai ngoài một người phụ nữ, đó là vợ đầu Đinh phu nhân. Bà lấy Tào Tháo nhiều năm nhưng không thể có con, dù vậy vẫn được chồng yêu thương hết mực. Sau này khi Tào Tháo có con trai tên Tào Ngang với một người phụ nữ họ Lưu, ông đã để Đinh Phu nhân nhận nuôi sau khi người phụ nữ này qua đời vì khó sinh.

Nguoi phu nu dam lon tieng mang Tao Thao truoc dong nguoi la ai?

Tranh vẽ Tào Tháo

Đinh phu nhân vốn nổi tiếng là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, thay chồng quán xuyến mọi chuyện trong nhà một cách chu toàn. Khi nhận nuôi con riêng của chồng, bà cũng hết mực quan tâm, săn sóc đứa trẻ như con ruột của mình. Tào Tháo luôn thấu hiểu, ngưỡng mộ và đặt niềm tin tuyệt đối vào vợ của mình.

Thế nhưng, ngày tháng hạnh phúc không thể kéo dài lâu, vào năm Kiến An thứ 2 (năm 197), Tào Tháo đem quân đi chinh phạt Trương Tú ở Uyển Thành thuộc Kinh Châu khiến Trương Tú nhanh chóng đầu hàng. Thế nhưng, một sự kiện làm đảo ngược tình thế đã xảy ra. Vì bản tính phong lưu đa tình nên Tào Tháo vừa gặp đã si mê thím dâu của Trương Tú, nạp luôn làm thiếp. Không ngờ vào nửa đêm, Trương Tú từ đâu dẫn quân đột kích doanh trại Tào Tháo khiến y trở tay không kịp, vội vàng thoát thân.

Binh biến lần này khiến Tào Tháo mất đi con trai cả Tào Ngang, cháu nội Tào An Dân và tướng hộ vệ thân cận Điển Vi. Đinh phu nhân ở nhà hay tin con trai Tào Ngang bỏ mạng gần như phát điên. Đỉnh điểm cơn giận dữ của bà là khi nghe chồng than vãn trước đền thờ cũng tế các tướng lĩnh rằng: "Ta mất con trưởng và đứa cháu yêu, không thương tiếc là mấy, chỉ khóc thương Điển Vi mà thôi". Không còn nể nang bà mắng Tào Tháo thậm tệ, gọi ông là người cha máu lạnh, vô tình khi không biết thương xót máu mủ của chính mình. Mặc kệ mọi lời biện bạch, Đinh phu nhân không nghe lọt tai bất cứ lời nào, vẫn liên tục mắng mỏ chồng. Tào Tháo vì giữ uy nghiêm trước người thân và quân lính màcả giận liền sai người đuổi vợ về nhà mẹ đẻ.

Nguoi phu nu dam lon tieng mang Tao Thao truoc dong nguoi la ai?-Hinh-2
Đinh phu nhân nổi tiếng đảm đang, nhân hậu

Tào Tháo bị vợ chán ghét thì thói trăng hoa, bạc tình

Cứ nghĩ Đinh phu nhân chỉ giận vài hôm sẽ nguôi, không ngờ sau đó, dù Tào Tháo có sai quân lính đi mời bà trở về thì cũng không ai có thể bước qua cửa nhà họ Đinh. Đinh phu nhân thà sống cảnh thanh bần, ngày ngày kéo lụa dệt vải cũng không chịu về với họ Tào. Cuối cùng, Tào Tháo phải tự mình đến nhà vợ để năn nỉ bà quay lại. Thế nhưng khi ông đến, chỉ có người thân của Đinh phu nhân là cúi chào vì kính sợ, chỉ có bà là không chịu ra ngoài, ở trong phòng dệt làm việc. Tào Tháo tìm đến tận phòng, khép nép thỉnh cầu vợ:"Nàng hãy quay lại nhìn ta một chút, cùng ta quay về vương cung, có được không?".

Dù cho chồng có nói bất cứ điều gì thì Đinh phu nhân cũng chỉ im lặng. Cuối cùng, nhận thấy quyết tâm và sự cứng rắn của vợ, Tào Tháo đành trở về phủ, can tâm tình nguyện để nàng cải giá. Kể từ buổi gặp gỡ đó, Đinh phu nhân sống lặng lẽ tới phút cuối đời tại nhà cha mẹ, ôm nỗi căm hận người chồng phong lưu, bạc tình đến cuối đời.

Sau này Tào Tháo chính là người tự tay chọn nơi chôn cất cho Đinh phu nhân. Trong những giây phút cuối đời, Tào Tháo thừa nhận người mà ông không nỡ rời xa nhất chính là Đinh phu nhân."Ta đối với nàng không hề phụ bạc, chỉ là làm điều sai nên khiến mọi thứ chẳng thể như xưa...", ông hối hận nói.

Tào Tháo xấu hổ vì tên ở nhà là 'A Man'

Dù sau này không ai gọi Tào Tháo là 'A Man' nữa nhưng truyền kì về cái tên này vẫn được hậu thế lưu truyền đến tận ngày nay.

Tào Tháo (155 – 220)là một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất, sáng lập nên chính quyền Tào Ngụy hùng mạnh thời Tam Quốc. Trong suốt cuộc đời binh nghiệp của mình, Tào Tháo ghi được vô số chiến công như dẹp loạn Khăn Vàng và Đổng Trác, đánh bại lần lượt các chư hầu như Lữ Bố, Viên Thiệu để thống nhất phương bắc,... Dù tài giỏi nhưng ông lại bị các nhà nho học gắn mác dối trá, vô liêm sỉ.

Tào Tháo

Tin mới