Lý do trộm mộ không thể 'cuỗm' kho báu trong lăng mộ Võ Tắc Thiên

Lý do trộm mộ không thể 'cuỗm' kho báu trong lăng mộ Võ Tắc Thiên

Sau khi băng hà năm 705, Võ Tắc Thiên được hợp táng cùng Đường Cao Tông Lý Trị tại Càn lăng. Lăng mộ này được cho là chứa kho báu khổng lồ nhưng chưa kẻ trộm mộ nào đột nhập được vào bên trong để đánh cắp đồ tùy táng.

Xem toàn bộ ảnh
 Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bà lên ngôi hoàng đế vào tháng 9 năm 690, tự xưng là Hoàng đế thánh thần, đổi quốc hiệu thành Võ Chu.
Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bà lên ngôi hoàng đế vào tháng 9 năm 690, tự xưng là Hoàng đế thánh thần, đổi quốc hiệu thành Võ Chu.
Sau 15 năm ngồi trên ngai vàng cai trị đất nước, Võ Tắc Thiên băng hà, hưởng thọ 82 tuổi. Sau khi tổ chức tang lễ long trọng, bà được hợp táng cùng Đường Cao Tông Lý Trị tại Càn lăng cùng với vô số đồ tùy táng giá trị gồm vàng bạc châu báu, kỳ trân dị bảo...
Sau 15 năm ngồi trên ngai vàng cai trị đất nước, Võ Tắc Thiên băng hà, hưởng thọ 82 tuổi. Sau khi tổ chức tang lễ long trọng, bà được hợp táng cùng Đường Cao Tông Lý Trị tại Càn lăng cùng với vô số đồ tùy táng giá trị gồm vàng bạc châu báu, kỳ trân dị bảo...
Càn Lăng nằm ở vùng núi Lương Sơn thuộc tỉnh Thiểm Tây phía Tây Bắc của Trung Quốc. Đây là nơi an táng của hầu hết các thành viên trong hoàng tộc nhà Đường.
Càn Lăng nằm ở vùng núi Lương Sơn thuộc tỉnh Thiểm Tây phía Tây Bắc của Trung Quốc. Đây là nơi an táng của hầu hết các thành viên trong hoàng tộc nhà Đường.
Tương truyền, lăng mộ - nơi an nghỉ ngàn thu của vợ chồng Đường Cao Tông Lý Trị và Võ Tắc Thiên chứa kho báu khổng lồ. Ước tính hơn 500 tấn báu vật được chôn cùng 2 vị hoàng đế này.
Tương truyền, lăng mộ - nơi an nghỉ ngàn thu của vợ chồng Đường Cao Tông Lý Trị và Võ Tắc Thiên chứa kho báu khổng lồ. Ước tính hơn 500 tấn báu vật được chôn cùng 2 vị hoàng đế này.
Theo đó, lăng mộ của Đường Cao Tông Lý Trị và Võ Tắc Thiên trở thành mục tiêu của nhiều kẻ trộm mộ. Không ít người đã tìm đủ mọi cách để đột nhập vào bên trong Càn Lăng nhằm lấy đi số của cải khổng lồ để "đổi đời".
Theo đó, lăng mộ của Đường Cao Tông Lý Trị và Võ Tắc Thiên trở thành mục tiêu của nhiều kẻ trộm mộ. Không ít người đã tìm đủ mọi cách để đột nhập vào bên trong Càn Lăng nhằm lấy đi số của cải khổng lồ để "đổi đời".
Trong số này, đáng chú ý là việc Hoàng Sào - người phát động Khởi Nghĩa Hoàng Sào năm 874-884 nhằm lật đổ nhà Đường - từng cho hàng trăm ngàn binh sĩ tìm kiếm kho báu tại Càn lăng.
Trong số này, đáng chú ý là việc Hoàng Sào - người phát động Khởi Nghĩa Hoàng Sào năm 874-884 nhằm lật đổ nhà Đường - từng cho hàng trăm ngàn binh sĩ tìm kiếm kho báu tại Càn lăng.
Tương tự, tên trộm mộ khét tiếng Ôn Thao chỉ huy hàng chục ngàn người đào bới Càn Lăng nhưng tay trắng trở về. Thậm chí, Tôn Liên Trọng dùng lựu đạn cho nổ ba tầng núi tìm kho báu nhưng vẫn không tìm thấy lối vào lăng mộ.
Tương tự, tên trộm mộ khét tiếng Ôn Thao chỉ huy hàng chục ngàn người đào bới Càn Lăng nhưng tay trắng trở về. Thậm chí, Tôn Liên Trọng dùng lựu đạn cho nổ ba tầng núi tìm kho báu nhưng vẫn không tìm thấy lối vào lăng mộ.
Do vậy, trong suốt hàng ngàn năm qua, Càn Lăng vẫn nguyên vẹn, chưa từng có người nào vào được bên trong. Vậy nên, giới chuyên gia vẫn chưa thể xác định bên trong lăng mộ có thực sự chứa hơn 500 tấn báu vật giá trị hay không.
Do vậy, trong suốt hàng ngàn năm qua, Càn Lăng vẫn nguyên vẹn, chưa từng có người nào vào được bên trong. Vậy nên, giới chuyên gia vẫn chưa thể xác định bên trong lăng mộ có thực sự chứa hơn 500 tấn báu vật giá trị hay không.
Nhiều nhóm chuyên gia đã thực hiện các nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vì sao Càn Lăng bất khả xâm phạm. Qua đó, họ phát hiện bức tường ở Càn Lăng được người xưa xây bằng gạch đá rắn chắc. Những khe hở giữa các tảng đá được lấp kín bằng thiếc. Kết cấu này khiến công trình liên kết chặt chẽ.
Nhiều nhóm chuyên gia đã thực hiện các nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vì sao Càn Lăng bất khả xâm phạm. Qua đó, họ phát hiện bức tường ở Càn Lăng được người xưa xây bằng gạch đá rắn chắc. Những khe hở giữa các tảng đá được lấp kín bằng thiếc. Kết cấu này khiến công trình liên kết chặt chẽ.
Thêm nữa, Càn Lăng nằm ở giữa sườn núi. Theo đó, ngọn núi này như "áo giáp bảo hộ" giúp bảo vệ lăng mộ. Nhờ những lớp bảo vệ này, Càn Lăng còn gần như nguyên vẹn suốt nhiều thế kỷ.
Thêm nữa, Càn Lăng nằm ở giữa sườn núi. Theo đó, ngọn núi này như "áo giáp bảo hộ" giúp bảo vệ lăng mộ. Nhờ những lớp bảo vệ này, Càn Lăng còn gần như nguyên vẹn suốt nhiều thế kỷ.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.

GALLERY MỚI NHẤT