Lý giải bí ẩn bàn cầu cơ

Bàn cầu cơ (Ouija board) lâu nay vẫn được giới trẻ dùng để giải trí, được những người tin vào thế lực huyền bí sử dụng để giao tiếp với thế giới tâm linh. Giờ đây, nó có thể giúp làm sáng tỏ những bí mật của suy nghĩ vô thức.
 
Bàn cầu cơ là một bản gỗ có in các chữ cái trong bảng alphabet và hai đáp án “yes” (có) và “no” (không). Khi chơi, một nhóm chơi đặt tay họ lên một miếng gỗ nhỏ hình trái tim (gọi là planchette) và đọc to các câu hỏi. Đôi khi planchette di chuyển tới đáp án đúng của câu hỏi, dù những người đặt tay lên đó khẳng định rằng họ không hề dùng tay để di chuyển miếng gỗ.
 
Một số người tin rằng đáp án cho câu trả lời xuất phát từ thế giới tâm linh, dù rằng nguyên nhân thực sự là do hiệu ứng vô thức (ideomotor effect) khiến cơ tay của người chơi chuyển động trong khi họ không biết. Đó là lý do bàn cầu cơ thu hút sự chú ý của các nhà tâm lý học ở ĐH British Columbia (Canada) tiến hành thử nghiệm.

Bàn cầu cơ thường được sản xuất và bán bởi hãng Parker Brothers.
 Bàn cầu cơ thường được sản xuất và bán bởi hãng Parker Brothers.

Nếu bạn lái xe trên một con đường quen thuộc mà bạn vẫn đi hàng ngày, thì nhiều khi đã đến nơi rồi bạn mới nhận ra rằng bạn không hề chủ ý điều khiển xe. Đây được gọi là “thây ma nội tại”, Hélène Gauchou ở Hội khoa học nghiên cứu tiềm thức (Anh), nói.
 
Nhóm nghiên cứu của Gauchou sử dụng bàn cầu cơ để kiểm tra vai trò của vô thức trong điều khiển hành động. Để đơn giản hóa vấn đề, nhóm nghiên cứu mỗi lần chỉ để một tình nguyện viên đặt tay lên planchette. Hiệu ứng vô thức được tối đa hóa nếu người chơi tin rằng họ không dùng tay để gây ra chuyển động – đó là lý do tại sao bàn cầu cơ rất thành công khi được cả nhóm cùng chơi. Sau đó, tình nguyện viên thông báo họ sẽ chơi cùng với người nữa. Đối tượng được bịt mắt nên không biết rằng người chơi cùng không hề đặt tay lên planchette khi cuộc chơi bắt đầu. Cách thử này đã có tác dụng. Một vài tình nguyện viên nghi ngờ người chơi của mình đã tác động – mà không biết rằng họ là người chơi duy nhất.


Nhóm nghiên cứu của Goucher hỏi các tình nguyện viên các câu hỏi “có” “không” bằng cách sử dụng bàn cầu cơ. Sau đó, họ lại hỏi các tình nguyện viên những câu hỏi giống hệt, nhưng các tình nguyện viên trả lời bằng cách gõ lên máy tính. Các tình nguyện viên cũng được hỏi xem họ có biết chắc chắn câu trả lời hay chỉ phỏng đoán.
 
Khi dùng máy tính, nếu người chơi không biết câu trả lời, thì đáp án của họ đúng một nửa. Khi dùng bàn cầu cơ, số đáp án chính xác của họ là 65% – Qua đó cho thấy rằng trong tiềm thức của họ đã có ý niệm về đáp án đúng, và bàn cầu cơ đã giúp họ thể hiện linh cảm đó.

TIN BÀI LIÊN QUAN
BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU

Tin mới