Lý giải cá voi sát thủ là thiên tài “máu lạnh” của đại dương

Mới đây, một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã nhanh tay “chộp” được khoảnh khắc có một không hai của đại dương, vô cùng kỳ vĩ nhưng cũng không kém phần “kinh dị”, đó là cảnh tượng một con cá voi sát thủ hất bổng chú cá heo xấu số lên khỏi mặt nước và thực hiện một cú đớp chí mạng ngay trên không trung.

Lý giải cá voi sát thủ là thiên tài “máu lạnh” của đại dương

Cá voi sát thủ hất bổng chú cá heo xấu số lên khỏi mặt nước và thực hiện một cú đớp chí mạng ngay trên không trung, tại vùng biển thuộc vịnh Monterey Bay, California.

Khi bức ảnh trên được công bố, các chuyên gia đã có dịp tranh luận về tập tính săn mồi của cá voi sát thủ và đi đến kết luận, cách thức săn mồi tương đối phức tạp này không hề hiếm gặp như mọi người vẫn tưởng. "Tôi đã thấy cảnh tượng tương tự xảy ra với một số loài cá heo khác nhau ở nhiều vùng biển trên toàn thế giới, vì vậy tôi cho rằng cá voi sát thủ thường xuyên “thi triển” những cách thức săn mồi phức tạp với tỉ lệ thành công khá cao. Chẳng hạn với những loài bơi chậm hơn, như hải cẩu và sư tử biển, cá voi sát thủ thích sử dụng đuôi của chúng để hất con mồi ra khỏi mặt nước, gây choáng và sau đó mới kết liễu nạn nhân", một chuyên gia hải dương học đến từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) nhận định.

Vậy thì cá voi sát thủ sở hữu kỹ năng săn mồi thượng thừa ra sao? Chúng ra tay tàn độc như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua một vài lý do khiến cá voi sát thủ được mệnh danh là những thiên tài “máu lạnh” của đại dương.

Đặc điểm của cá voi sát thủ

Cá voi sát thủ, còn có tên gọi khác là cá heo đen lớn hay cá hổ kình (tên khoa học: Orca) là một loài cá voi có răng thuộc họ cá heo đại dương, đồng thời là phân loài cá heo lớn nhất. Cá voi sát thủ sống tại tất cả các đại dương trên thế giới, từ Bắc Băng Dương và châu Nam Cực cho đến các vùng biển nhiệt đới ấm áp hơn.

Ly giai ca voi sat thu la thien tai “mau lanh” cua dai duong

Cá voi sát thủ nô đùa trên mặt nước. 

Một con cá voi sát thủ điển hình luôn có những khoang màu đen trên lưng, đốm trắng ở ngực và 2 bên sườn, cũng như 1 mảng trắng khác nằm trên và đằng sau đuôi mắt. Chúng có kích thước khá lớn, một con đực trưởng thành thường dài từ 6 - 8m và nặng tới hơn 6 tấn (khoảng 5.9 - 6.5 tấn). Con cái nhỏ hơn, dài khoảng 5 – 7m, với cân nặng từ 3 đến 4 tấn. Trong khí đó, con non mới sinh “chỉ” nặng khoảng 180kg, và dài chừng 2.4 m.

Bên cạnh đó, cá voi sát thủ cũng đạt vị trí quán quân trong ngôi vị loài động vật biển có vú di chuyển nhanh nhất, với tốc độ tối đa có thể đạt tới 56 km/h.

Mời quý vị xem video: Nhật săn cá voi trở lại

Tuổi thọ của loài động vật này phân hóa tương đối rõ rệt theo giới tính. Con cái sở hữu tuổi thọ trung bình khoảng 50 tuổi (tối đa có thể lên tới 80 - 90 tuổi), và có thể sinh sản đến khoảng 40 tuổi. Trong khi những con đực thường chỉ sống được trung bình khoảng 29 năm, và tối đa là 50 - 60 năm.

Cá voi sát thủ có mặt ở tất cả các đại dương và hầu hết các vùng biển trên trái đất, tuy nhiên chúng thường thích săn mồi ở những vùng biển lạnh vĩ độ cao và tầng nước trên cùng.

Kích thước lớn nhưng vẫn nhanh nhẹn, khéo léo, sống lâu, “vứt đâu cũng sống”, và đặc biệt thông minh - loài động vật này chính là một trong những cỗ máy giết chóc hoàn hảo nhất mà thiên nhiên đã từng tạo ra.

Lý do thứ nhất: “Không ngán” bất cứ đối thủ nào dù là thông minh và hung dữ nhất

Cá voi sát thủ chính là “cơn ác mộng” của loài cá heo nói chung (đồng loại của chúng trên lý thuyết). Dù cũng nhanh nhẹn và cực kỳ thông minh nhưng rất ít trường hợp những chú cá heo tội nghiệp thoát khỏi bộ hàm với hơn 50 cái răng sắc nhọn răng sắc nhọn của những tên sát thủ chuyên nghiệp này.

Bên cạnh cá heo, một hung thần biển cả khác, vốn sở hữu sức mạnh đáng nể và cũng đặc biệt thông minh nhưng vẫn trở thành bữa ăn giàu protein cho cá voi sát thủ, đó chính là loài cá mập trắng lớn - một trong những loài cá hung dữ nhất đại dương.

Có thể nói cá voi sát thủ là loài động vật ăn thịt đầu bảng của đại dương, tức là bản thân chúng không có bất cứ kẻ thù nào ngoài tự nhiên. Chúng thông minh, mạnh mẽ, nhanh nhẹn, và cực kỳ khéo léo. Có lẽ kẻ thù số một của cá voi sát thủ trên trái đất chỉ là con người mà thôi.

Lý do thứ hai: Đặc biệt thích tấn công “trẻ em”

Có lẽ nên đặt thêm biệt danh cho cá voi sát thủ là ông kẹ của đại dương bởi chúng cực kỳ thích săn bắt và ăn thịt các con non, từ những chú hải cẩu, sư tử biển thậm chí đến cả cá nhà táng con.

Cá voi sát thủ đặc biệt thích tấn công những chú cá voi lưng gù non. Bằng cách săn mồi theo bầy (thường là cả một gia đình gồm 3-5 con hoặc thậm chí là hai gia đình cùng kết hợp), chúng tách con cá voi con ra khỏi cá voi mẹ và sau đó liên tục “thi triển” những cú húc đầu khủng khiếp, tấn công cá voi lưng gù con cho đến khi nó tử vong.

Có lẽ chính vì lý do này mà gần như tất cả các loài cá nhà táng khổng lồ đều không ưa cá voi sát thủ. Nếu thường xuyên theo dõi, bạn sẽ không cảm thấy bất ngờ khi thấy cá voi lưng gù hay cá voi xanh thường chủ động tấn công cá voi sát thủ, và tất nhiên không phải để ăn thịt bởi thức ăn chủ yếu của chúng là động vật thân mềm và các loài cá nhỏ, mà là để bảo vệ con mồi của chính cá voi sát thủ, đúng với câu “kẻ thù của kẻ thù là bạn”.

Theo thống kê, có đến 87% trường hợp cá voi lưng gù xuất hiện khi đối thủ đang săn mồi và 89% tình huống cá voi lưng gù có mặt đúng lúc khi cá voi sát thủ đang tấn công các loài vật khác. Trong đoạn video phía trên của BBC, 2 con cá voi lưng gù cố gắng ngăn chặn việc một con orca giết chết con cá voi xám con. Tuy rằng thất bại trong việc bảo đảm tính mạng cho chú cá voi xám con, nhưng 2 con cá voi lưng gù đã chiến đấu với đối thủ trong 6 tiếng liền, khiến cho nó không thể thưởng thức được bữa ăn của mình.

Lý do thứ ba: Nắm trong tay những chiêu thức săn mồi thượng thừa

Cá voi sát thủ nổi tiếng với chiến thuật đi săn theo nhóm và biết cách lên kế hoạch hoàn hảo trong nhiều tình huống. Không những vậy, chúng còn sở hữu những chiêu thức kết liễu đối phương hết sức phức tạp và cũng cực kỳ hiệu quả. Một trong số đó là “tuyệt chiêu” karate chop. Tiến sĩ hải dương học Ingrid Visser, chuyên gia nghiên cứu hành vi săn mồi của loài cá voi sát thủ hơn 20 năm qua, đã mô tả chiêu thức này như sau:

"Orca sẽ sử dụng cái đuôi cực khỏe của nó để “lái” con cá mập lên gần mặt nước. Chúng thậm chí còn không chạm vào con cá mập, mà chỉ sử dụng lực đẩy từ đuôi, tạo ra một con sóng ngầm đẩy cá mập lên phía sát mặt nước.

Sau khi cá mập đã bị đẩy lên sat mặt nước, cá voi sát thủ sẽ ngay lập tức vung vẩy, cuộn mình lên khỏi mặt nước và dùng chiếc đuôi chặt mạnh xuống đầu con mồi, khiến nó choáng váng, thậm chí bất tỉnh”.

Ngoài ra, cá voi sát thủ còn có một chiêu thức thức bí mật khác chuyên dùng để săn cá mập trắng lớn, vô cùng đơn giản nhưng lại cho hiệu quả không ngờ, đó là húc đầu. Sau khi phát hiện ra con mồi, Orca sẽ lấy đà và húc thẳng vào đối phương với một sức mạnh đáng sợ, hoặc lén lút tiếp cận con cá mập từ ngay bên dưới và bất ngờ tung ra đòn tấn công vào phía bụng. Trước cú húc đến từ “tảng thịt” nặng không dưới 4 tấn, cá mập trắng lớn sẽ bị choáng. Tiếp theo, cá voi sát thủ chỉ cần túm lấy con cá mập xấu số, lật ngửa nó lên và thưởng thức bữa ăn giàu protein của mình.

Điều đáng sợ ở đây chính là việc những con cá voi sát thủ đã nắm rất rõ điểm yếu sinh học của loài cá mập và tận dụng một cách hoàn hảo.

Cá mập được biết đến là một trong những cỗ máy săn mồi hoàn hảo của đại dương, chúng gần như không có điểm yếu, ngoại trừ việc bị lộn ngược người, chúng sẽ ngay lập tức rơi vào trạng thái tê liệt được gọi là “tonic immobility”, tương tự như khi bạn túm gáy một chú mèo. Có lẽ sau nhiều lần chạm trán với cá mập trắng lớn, những con orca nhận thấy rằng nếu chúng lật ngửa được con cá mập, cá mập sẽ không đánh trả, và chúng cũng đủ thông minh để nắm được nhược điểm này sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm săn mồi, biến mình trở thành “cơn ác mộng” của bất cứ loài cá mập nào.

Đó cũng chính là điểm đáng sợ nhất của orca, chúng vô cùng thông minh, biết cách xây dựng chiến thuật săn mồi từ kinh nghiệm học hỏi được, và vận dụng nó vào từng tình huống khác nhau một cách hợp lý.

Lý do thứ tư: Nhận biết được sự nguy hiểm đến từ con người.

Con người chính là loài thống trị trên hành tinh. Chúng ta dễ dàng thuần phục loài động vật to lớn nhất mặt đất: Biến voi thành những diễn viên xiếc hay trợ thủ đắc lực cho các công việc nặng nhọc. Trên đại dương, còn người đã săn bắt cá nhà táng - loài cá lớn nhất hành tinh trong hàng trăm năm, thậm chí khiến một số loài cá voi đứng bên bờ tuyệt chủng, và cá voi sát thủ cũng không phải là ngoại lệ.

Orca rất thông minh, nhưng chắc chắn chúng không thể thông minh bằng con người. Do đó rất nhiều con cá voi sát thủ đã phải bỏ mạng dưới tay con người, trong suốt lịch sử hàng trăm năm của ngành ngư nghiệp và hàng hải. Chỉ tính riêng trong vòng 3 năm, từ 1978 đến 1981, có tới 346 con cá voi sát thủ đã bị tiêu diệt tại khu vực ngoài khơi bờ biển Nauy. Con số này chỉ dừng lại khi có lệnh cấm của Chính quyền địa phương.

Những cá thể may mắn sống sót dường như chưa bao giờ quên điều đó, và như đã nói, cá voi sát thủ đủ thông minh để đúc rút kinh nghiệm từ những sự kiện mà chúng trải qua trong đời.

"Bạn có thể nhìn thấy vết sẹo lớn trên mình những con cá voi sát thủ được gây ra bởi những viên đạn hay mũi giáo. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể tới gần những bầy cá voi sát thủ này. Bởi vì khi nghe thấy tiếng động cơ, chúng sẽ lập tức bỏ đi", Similä, nhà khoa học biển người Nauy với hơn 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu cá voi sát thủ cho biết.

Một bầy cá voi sát thủ thường được dẫn dắt bởi một con cái trưởng thành, và các nhà khoa học cho rằng chính "bà mẹ thông thái" này đã truyền lại những kinh nghiệm xương máu của mình cho các thành viên khác trong đàn trong việc biết cách nhận biết và tránh xa những chiếc thuyền đánh cá.

Similä đã chứng kiến cảnh tượng những con cá voi sát thủ trưởng thành dạy cho con non của chúng cách quẫy đuôi, cũng như di chuyển sao cho hợp lý để theo dõi con mồi, do đó việc chúng dạy cho con cả cách nhận biết trước mối đe dọa đến từ con người là hoàn toàn có thể xảy ra.

Lý do thứ năm: Có tổ chức xã hội chặt chẽ

Sẵn tiện nói về khả năng tương tác giữa các thành viên trong đàn, đã có không ít bằng chứng cho thấy cá voi sát thủ cực kỳ yêu thương đồng loại, không giống như nhiều loài động vật khác.

Năm 1996, nhóm nghiên cứu của Similä đã phát hiện ra một con cá voi sát thủ nhỏ bị tổn thương nghiêm trọng ở xương sống và vây lưng, có lẽ do va phải một chiếc thuyền khá lớn. Nhiều tháng trời sau đó, các nhà khoa học đã theo dõi cuộc sống của chú cá voi sát thủ này và nhận thấy rằng nó không thể săn mồi và phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào các thành viên khác trong đàn.

Đặc biệt hơn, thay vì sống với một bầy cá voi nhất định, nó bơi cùng ít nhất 5 nhóm orca khác nhau, và điều thú vị là tất cả bọn chúng đều yêu thương và chăm sóc cho chú cá bị thương này - một điều cực kỳ hiếm gặp trong thế giới động vật bởi luôn có sự tranh chấp giữa các quần thể và những cá thể bị thương thường bị bỏ mặc đến chết. Có lần, nhóm nghiên cứu đã chứng kiến một cảnh tượng xúc động: 2 con cá voi sát thủ cái rẽ sóng trên mặt biển, và mỗi con ngậm trong miệng một con cá trích lớn cho con bị thương.

Cá voi sát thủ là loài có tổ chức xã hội cực kỳ chặt chẽ, hơn bất cứ loài động vật nào khác trên hành tinh ngoại trừ con người. Đó là lý do giải thích tại sao cá voi sát thủ thường mắc cạn theo bầy, bởi khi một thành viên nào đó vô tình bơi vào vùng nước nông và mắc cạn, nhưng con khác trong đàn sẽ không bỏ mặc nó mà tìm cách “ứng cứu”.

Tình mẫu tử của loài động vật này cũng rất thiêng liêng. Cá voi sát thủ mẹ sẽ chăm lo hết mực cho con nó, đến mức những con orca con gần như chắc chắn sẽ chết nếu mẹ của chúng cũng không còn nữa. Trong năm 2018, các nhà khoa học đã ghi nhận một trường hợp khiến nhiều người không thể cầm lòng khi một con orca mẹ có tên Tahlequah đã mang xác con mình theo đàn, dù biết rằng chú cá nhỏ bé ấy đã qua đời. “Nó đang thương tiếc cho đứa con, và dường như chưa sẵn sàng để vượt qua sự kiện đau buồn đó”, một nhà nghiên cứu nhận định.

Cứ như vậy, 1, 2 ngày, rồi một tuần trôi qua, Tahlequah đã mang theo xác con mình lênh đênh trên biển trong hơn 20 ngày, vượt qua gần 2000 cây số và thậm chí còn liên tục đẩy con mình lên mặt biển cho con hít thở (cá voi thở bằng phổi), sau đó hạ xuống và lại lặp lại. Điều này khiến Tahlequah không thể tự kiếm mồi và cả đàn quyết định chia sẻ thức ăn cho nó. Cuối cùng, các nhà khoa học đã phải tìm cách tách Tahlequah ra khỏi đứa con đã mất bởi nếu cứ như vậy, nó sẽ dần kiệt sức và cái chết là điều không thể tránh khỏi.

Trên đây là toàn bộ những lý do khiến cá voi sát thủ là những thiên tài “máu lạnh” của đại đương. Chúng không những mạnh mẽ, thông minh, nhanh nhẹn, khéo léo, mà còn sở hữu tình đồng loại đáng ngưỡng mộ trong thế giới tự nhiên. Chính những lý do đó đã khiến chúng trở thành một cỗ máy săn mồi hoàn hảo - kẻ thống trị của đại dương sâu thẳm và đầy rẫy nguy hiểm.

Kinh hoàng cái chết của hàng chục con cá voi xám bụng rỗng

(Kiến Thức) - Số lượng cá voi xám chết tăng vọt đầy bí ẩn nên các nhà khoa học đang phải đặt dấu chấm hỏi lớn, đặc biệt khi các nhà nghiên cứu khám nghiệm thấy bụng của chúng hoàn toàn trống rỗng.

Kinh hoàng cái chết của hàng chục con cá voi xám bụng rỗng

Chỉ trong vòng năm nay, 30 xác cá voi xám đã được tìm thấy trên các bãi biển trải dài từ California đến Washington (Mỹ). Chúng chết trên các bãi biển với số lượng quá mức bình thường khiến các chuyên gia phải đặt ra dấu chấm hỏi lớn.

“Điệp viên cá voi trắng” của Nga hành động khác thường

Ngư dân Na Uy hồi tuần trước phát hiện cá voi Beluga có những hành động khác thường trong khi đeo thiết bị có khi nguồn gốc từ Nga.
 

“Điệp viên cá voi trắng” của Nga hành động khác thường
Theo Sputnik, con cá voi trắng cho đến nay vẫn bơi quanh cảng Na Uy, dường như với mục đích do thám và không có ý định rời đi.

Cá voi xám chết, liên tục dạt vào bờ Vịnh San Francisco

Một con cá voi xám đã chết được tìm thấy khi dạt vào bờ biển Linda Mar ở Pacifica, California. Đây là con cá voi xám thứ 10, chết ở vùng Vịnh San Francisco kể từ tháng 3 năm nay.

Cá voi xám chết, liên tục dạt vào bờ Vịnh San Francisco
Ca voi xam chet, lien tuc dat vao bo Vinh San Francisco
 Cá voi xám chết liên tục dạt vào bờ ở Vịnh San Francisco.
Theo tờ CNN, các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân đã giết chết một con cá voi xám, sau khi nó bị sóng đánh dạt vào bãi biển Linda Mar ở Pacifica, California, Mỹ.

Tin mới