Lý giải cách Mỹ xác định tên lửa bắn hạ MH17

(Kiến Thức) - Các vệ tinh tiên tiến của Mỹ giúp các quan chức tình báo xác định loại hệ thống tên lửa phòng không bắn hạ máy bay Malaysia MH17 ngày 17/7.

Việc xác định này dựa gần như chắc chắn vào chương trình Tình báo tín hiệu và đo đạc (MASINT), các nhà phân tích cho biết. Phương pháp này phát hiện, theo dấu và xác định một loạt các chữ ký số, bao gồm cả hệ thống radar.
Xác máy bay Malaysia MH17 bị bắn hạ ở vùng Hrabove, tỉnh Donetsk.
Xác máy bay Malaysia MH17 bị bắn hạ ở vùng Hrabove, tỉnh Donetsk.
Mỹ sở hữu các đội vệ tinh có thể cảm nhận nhiệt hay các vệ tinh cảnh báo sớm mà có thể phát hiện vị trí của các vụ phóng tên lửa và cả quỹ đạo bay của nó. Các vệ tinh Mỹ này còn có khả năng truy vết hệ thống phòng không đã bắn hạ máy bay Malaysia MH17 ở độ cao 10.000 mét ở lãnh thổ Ukraine ngày 17/7.
Nhà sáng lập và là Chủ tịch Liên minh ủng hộ phòng thủ tên lửa, ông Riki Ellison tiết lộ, Lầu Năm Góc có thể phát hiện ra vụ phóng tên lửa nào đó thông qua tín hiệu nhiệt.
Trong khi đó, Không quân Mỹ có các vệ tinh đặt trong Quỹ đạo vệ tinh tầm cao, sử dụng các cảm biến hồng ngoại để phát hiện nhiệt từ tên lửa. Được gọi là Chương trình Hỗ trợ Quốc phòng, hệ thống đưa ra cảnh báo sớm về các vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Thậm chí, các vệ tinh này còn có thể cảm nhận các điểm nóng trong những vụ cháy rừng.
Việc lắp đặt hệ thống radar và các cơ sở khác ở trong khu vực có thể hỗ trợ việc theo dõi bất kì tên lửa đất đối không mà Ukraine cáo buộc rằng, vụ bắn rơi đó là do hệ thống phòng không Buk do Nga sản xuất. Các thông tin sẽ được chuyển tới Bộ Chỉ huy ở châu Âu của Mỹ, trụ sở ở Stuttgart, Đức.
“Chúng có thể biết chính xác nơi chúng được phóng, tốc độ bay của các quả tên lửa đó”, ông Ellison nói.
Thêm vào đó, Mỹ còn cho hoạt động các vệ tinh có độ nhạy cảm cao, có thể nắm bắt một loạt các tín hiệu nhiệt từ hệ thống phòng thủ của các nước khác, cho phép chuyên gia xác định nguồn gốc các tín hiệu và loại vũ khí đã được sử dụng.
Sự kết hợp các tín hiệu phát ra trong khoảng một vài giây hay vài phút sẽ cho phép các vệ tinh kiểm tra chéo nhau về điểm xuất phát của tên lửa và theo dõi quỹ đạo của nó.

Chùm ảnh: Siêu bão Rammasun tàn phá Philippines

(Kiến Thức) - Siêu bão Rammasun khiến ít nhất 12 người thiệt mạng trên đường đi qua ở Philippines. Thủ đô Manila bị mất điện và hơn 400.000 người phải sơ tán.

Nhân viên cứu hộ giúp đỡ một phụ nữ và con nhỏ sơ tán khỏi một khu ổ chuột ở Manila.
Nhân viên cứu hộ giúp đỡ một phụ nữ và con nhỏ sơ tán khỏi một khu ổ chuột ở Manila.

TQ tiếp tục “khuấy” Biển Đông sau dời Hải Dương 981 thế nào?

(Kiến Thức) - Sau khi di chuyển giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc có thể lại có hành động ngang ngược khác trên Biển Đông.

Rút giàn khoan vì không còn lợi?
Như Tân Hoa Xã đưa tin, Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Động thái hạ đặt đã gây ra sự rạn nứt khá lớn trong quan hệ hai nước. Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo rằng, giàn khoan này đang dời sang địa điểm gần đảo Hải Nam để tham gia vào dự án khác.

Tin mới