Lý giải khác biệt khí hậu giữa hai miền Nam Bắc

(Kiến Thức) - Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam phân bố thành những vùng khí hậu riêng biệt.

Sự khác biệt khí hậu đặc trưng là kiểu khí hậu của hai miền Nam Bắc, thể hiện rõ nét qua ranh giới đèo Hải Vân.

Ly giai khac biet khi hau giua hai mien bac va mien nam
Đèo Hải Vân là hàng rào khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam.

Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, gió, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Điều này trái ngược với khái niệm thời tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉ đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần.

Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi tọa độ địa lí, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lượng mưa.

Như vậy, đặc trưng khí hậu khác biệt chính là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao miền Bắc chìm trong khí hậu giá rét mà miền Nam thì vẫn ấm áp.

Sự khác biệt nằm ở chỗ miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và có đủ bốn mùa, còn miền Nam thì có khí hậu xa van nhiệt đới.

Khí hậu cận nhiệt đới ẩm là một kiểu khí hậu đặc trưng bởi mùa hè nóng và ẩm, mùa đông mát và khá lạnh.

Ly giai khac biet khi hau giua hai mien bac va mien nam-Hinh-2
Khí hậu Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền Bắc Việt Nam.

Khí hậu nhiệt đới xavan có nhiệt độ trung bình tất cả các tháng trong năm trên 18°C và thường có một mùa khô rõ rệt.


Vị trí địa lí nước ta cũng là yếu tố quyết định đến sự khác biệt khí hậu giữa hai miền Nam Bắc, điểm cực Bắc gần chí tuyến (23 độ 23' B); điểm cực Nam nằm cách Xích đạo không xa (8 độ 34' B). Vì Miền Bắc nằm ở vĩ độ cao hơn miền Nam nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc,trong khi đó gió mùa Đông Bắc càng vào Nam càng suy yếu.

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, miền Nam nước ta lại gần Xích đạo hơn nên hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn. 

Biến đổi khí hậu đe dọa nhiều nghề ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Biến đổi khí hậu sẽ gây ảnh hưởng đến một số ngành công nghiệp trọng điểm như khai thác than, dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm. 

Hỏi: Tôi nghe nói biến đổi khí hậu (BĐKH) sẽ gây ảnh hưởng tới một số ngành công nghiệp trọng điểm như khai thác than, dầu khí và chế biến lương thực, thực phẩm? Tại sao lại vậy? - Nguyễn Như Hà (Cần Thơ).
 

Những động vật càng biến đổi khí hậu càng khỏe

(Kiến Thức) - Biến đổi khí hậu khiến con người và nhiều loài vật kinh hãi, nhưng với những loài vật sau đây thì đó chỉ là “chuyện nhỏ”.

Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã thử di chuyển một số con thằn lằn Brown Anole từ môi trường mát mẻ tới khu vực ấm hơn để mô phỏng sự thay đổi khí hậu nhanh chóng. Kết quả nghiên cứu khiến các nhà khoa học kinh ngạc, thằn lằn di chuyển nhanh và tích cực săn mồi hơn, đồng nghĩa chúng có cơ hội sống sót cao hơn.
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã thử di chuyển một số con thằn lằn Brown Anole từ môi trường mát mẻ tới khu vực ấm hơn để mô phỏng sự thay đổi khí hậu nhanh chóng. Kết quả nghiên cứu khiến các nhà khoa học kinh ngạc, thằn lằn di chuyển nhanh và tích cực săn mồi hơn, đồng nghĩa chúng có cơ hội sống sót cao hơn. 
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng loài chim bạc má đuôi dài (có tên khoa học là Aegithalos caudatus) có thể sống sót lâu hơn nếu nó trải qua mùa sinh sản ở khu vực ấm áp, khô ráo. Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên do biến đổi khí hậu, những con chim này sẽ cảm thấy yêu mến cuộc sống hơn rất nhiều.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng loài chim bạc má đuôi dài (có tên khoa học là Aegithalos caudatus) có thể sống sót lâu hơn nếu nó trải qua mùa sinh sản ở khu vực ấm áp, khô ráo. Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên do biến đổi khí hậu, những con chim này sẽ cảm thấy yêu mến cuộc sống hơn rất nhiều. 
Muỗi là loài côn trùng khiến con người sợ hãi. Nó có thể gia tăng số lượng không thể kiểm soát khi nhiệt độ Trái đất ấm hơn. Nghiên cứu khoa học công bố năm 2013 cho rằng biến đổi khí hậu cung cấp điều kiện lý tưởng cho loài muỗi hổ châu Á mở rộng lãnh thổ. Đây là loài xâm lấn ban đầu chỉ được biết đến ở Đông Nam Á, sau đó đã lan rộng ra khắp nửa phía nam của nước Mỹ.
Muỗi là loài côn trùng khiến con người sợ hãi. Nó có thể gia tăng số lượng không thể kiểm soát khi nhiệt độ Trái đất ấm hơn. Nghiên cứu khoa học công bố năm 2013 cho rằng biến đổi khí hậu cung cấp điều kiện lý tưởng cho loài muỗi hổ châu Á mở rộng lãnh thổ. Đây là loài xâm lấn ban đầu chỉ được biết đến ở Đông Nam Á, sau đó đã lan rộng ra khắp nửa phía nam của nước Mỹ. 
Cá ngựa vằn thích hợp để sinh sản trong điều kiện khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, theo một nghiên cứu công bố trong Kỷ yếu của Viện hàn lâm khoa học Nga. Các nhà khoa học quan sát thấy sự khác biệt trong thành phần cơ và biểu hiện gen của loài cá. Họ nhận thấy những con cá bơi trội hơn, thích nghi nhanh với sự thay đổi nhiệt độ nóng lên do biến đổi khí hậu toàn cầu.
Cá ngựa vằn thích hợp để sinh sản trong điều kiện khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, theo một nghiên cứu công bố trong Kỷ yếu của Viện hàn lâm khoa học Nga. Các nhà khoa học quan sát thấy sự khác biệt trong thành phần cơ và biểu hiện gen của loài cá. Họ nhận thấy những con cá bơi trội hơn, thích nghi nhanh với sự thay đổi nhiệt độ nóng lên do biến đổi khí hậu toàn cầu. 
Bọ cánh cứng đục gỗ thông là loài vật phá hại nghiêm trọng, đặc biệt, nó có thể gây hại nghiêm trọng hơn khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên. Các nhà khoa học cho biết các quần thể bọ cánh cứng đang phát triển và lây lan nhanh chóng do tác động của biến đổi khí hậu.
Bọ cánh cứng đục gỗ thông là loài vật phá hại nghiêm trọng, đặc biệt, nó có thể gây hại nghiêm trọng hơn khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên. Các nhà khoa học cho biết các quần thể bọ cánh cứng đang phát triển và lây lan nhanh chóng do tác động của biến đổi khí hậu. 
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Science cho biết, bướm Brown Argus đã và đang mở rộng phạm vi sống của nó, tăng lên tới 80km trong vòng 20 năm. Nhiệt độ ấm hơn chính là điều kiện lý tưởng cho loài bướm này sinh sản và xâm chiếm lãnh thổ.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Science cho biết, bướm Brown Argus đã và đang mở rộng phạm vi sống của nó, tăng lên tới 80km trong vòng 20 năm. Nhiệt độ ấm hơn chính là điều kiện lý tưởng cho loài bướm này sinh sản và xâm chiếm lãnh thổ. 
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những thay đổi về cường độ gió trên vùng biển phía Nam cho phép loài hải âu bay nhanh hơn và có nhiều thời gian tìm kiếm thức ăn. Biến đổi khí hậu được cho là sẽ làm thay đổi mô hình gió toàn cầu, điều này là vô cùng có lợi cho loài chim biển này.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những thay đổi về cường độ gió trên vùng biển phía Nam cho phép loài hải âu bay nhanh hơn và có nhiều thời gian tìm kiếm thức ăn. Biến đổi khí hậu được cho là sẽ làm thay đổi mô hình gió toàn cầu, điều này là vô cùng có lợi cho loài chim biển này.

Tin mới