Lý giải về chứng rã rời suốt ngày nhiều người thường gặp
Ngày càng có nhiều người mắc chứng rã rời suốt ngày - hậu quả của việc tra tấn tinh thần và thể xác quá mức hay là dấu hiệu bệnh mới?
Theo Dân Việt
Cách đây vài năm, Anna Katharina Schaffner, nhà phê bình văn học và sử học y khoa tại ĐH Kent (Canterbury, Anh) trở thành nạn nhân của chứng kiệt sức. Ban đầu là cảm giác nặng trĩu lên cơ bắp và cả trí óc. Cô thậm chí không thể làm được những tác vụ sinh hoạt cơ bản hàng ngày, nên việc tập trung cho công việc lại càng ngày càng khó khăn.
Tuy nhiên, mỗi khi thư giãn, cô lại không thể rời tay kiểm tra điện thoại liên tiếp, cứ như mỗi email là vị cứu tinh vậy. Đương nhiên, sự chán nản vẫn không buông tha cô. Không chỉ mình Anna, Đức Giáo hoàng Benedict XVI và diva Mariah Carey cũng từng trải qua trạng thái này. Họ được chẩn đoán mắc chứng rã rời suốt cả ngày.
Những gương mặt mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Truyền thông gọi đây là căn bệnh hiện đại. Thế nhưng gọi đây là "bệnh" liệu có hơi phóng đại, vì đó là một phần tất yếu trong cuộc sống? Với kiến thức chuyên ngành, Schaffner quyết định tìm hiểu và kết quả là cuốn sách "Exhaustion: A History" (Biên niên sử suy kiệt) ra đời.
Chứng suy kiệt là một mối lo ngại lúc này, sau khi các con số tiêu cực về sức khỏe tâm thần ngày càng lớn. Nghiên cứu cho thấy 50% các bác sĩ tại Đức bị kiệt sức mọi lúc mọi nơi, thậm chí chỉ nghĩ tới việc sớm mai thức dậy cũng đủ chán nản.
Trong cuốn sách, Schaffner chỉ ra rằng kiệt sức là nhánh "cao cấp" hơn của trầm cảm. Người thất bại trong cuộc sống bị trầm cảm, còn những người thành công và có địa vị yểu dần bị áp lực phải có thành tựu liên tiếp.
Tuy vậy chúng không tương đồng về triệu chứng. Người trầm cảm tự ti, thậm chí tự căm ghét bản thân, người suy kiệt thì không như vậy. Sự uất ức khi suy kiệt thường được trút lên ngoại cảnh. Kiệt sức cũng không phải là hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) kéo dài quá sáu tháng và khiến bệnh nhân đau đớn về mặt thể chất khi thực hiện những hoạt động nhỏ.
Để hiểu đơn giản, bộ não bị quá tải trong môi trường làm việc hiện đại. Một người bị đánh giá bởi hiệu suất làm việc và khả năng xã giao, khiến họ luôn bị đặt trong trạng thái đối phó với nguy hiểm chết người mọi lúc, chịu sự căng thẳng lâu dài dưới các loại hóc môn được tiết ra làm cơ thể bất ổn.
Khi nghiên cứu lịch sử, Schaffner còn phát hiện ra chứng mệt mỏi cùng cực đã xuất hiện từ thời La Mã cổ đại. Bác sĩ Galen hồi đó mô tả đây là bệnh mất cân bằng thể chất và tâm thần do biến đổi bốn yếu tố: mật đen, mật vàng, máu và đờm trong cơ thể, làm người ta thờ ơ, uể oải và u sầu. Đương nhiên suy đoán rằng những chất đó bị chèn vào não thiếu căn cứ, nhưng nó cũng chỉ ra rằng vấn đề nằm ở bộ não con người.
Sau đó là một thời gian dài chứng suy kiệt được giải thích dưới cái nhìn tôn giáo và chiêm tinh, mang đầy màu sắc mê tín như ác quỷ hành, rồi lại được coi là yếu tố tạo nên người tài như Oscar Wilde, Charles Darwin, khiến nhiều người dường như tự hào với tình trạng của mình. Lúc này nhờ vào y học hiện đại, nó có cái tên chính thức là "suy nhược thần kinh".
Như vậy người xưa cũng mắc chứng này, cho thấy đây là phần không thể thiếu của đời sống con người, chỉ khác cách giải thích nguyên nhân. Thật khó để nói rằng đây là căn bệnh tâm thần hay thể lý, vì cả hai đều bị hư hại.
Cơ chế "tiêu tan năng lượng" vẫn chưa được hiểu rõ, hay nguyên nhân gây ra chúng là do tâm trí hay áp lực xã hội, nhưng điều chắc chắn là tâm lý và thể xác có mối liên hệ vô cùng mật thiết. Sự buồn khổ làm nặng thêm cơn đau và trong những trường hợp đặc biệt còn gây động kinh hay mù lòa. Tuy nhiên, Schaffner không phủ nhận việc đời sống hiện đại có ảnh hưởng nhất định lên cơ thể, với sự lo lắng về hiệu suất làm việc và rằng bản thân đã đủ tốt chưa"
Ngoài ra, cô cũng đồng ý rằng email và mạng xã hội cũng gây cạn kiệt năng lượng dự trữ và gây căng thẳng, nhưng con người lại không thể rời khỏi chúng khi chúng là một phần trong công việc.
Vậy từ lịch sử có thể rút ra điều gì? Đó là chữa được bệnh này không phải dễ dàng. Nhiều người được chỉ định nghỉ ngơi nhưng sự buồn chán chỉ làm họ nặng thêm. Tới giờ, các nhà trị liệu đang thử liệu pháp hành vi nhận thức để quản lý được năng lượng và cảm xúc bản thân. Một số người lấy năng lượng từ thể thao, một số đọc sách. Quan trọng nhất là phải vạch rõ ranh giới giữa làm việc và giải trí.
Sau khi hoàn thành nghiên cứu, Schaffner khẳng định cô thấy tình trạng cá nhân cải thiện đáng kể. "Nghịch lý là nghiên cứu về bệnh lại làm tôi trở nên khỏe hơn. Tôi rất thích chủ đề này và cảm thấy được an ủi khi biết rất nhiều người từ xưa tới nay đã trải qua điều tương tự như vậy. Biết được bản thân có bạn đồng hành trong những hoàn cảnh khác nhau cũng có tác dụng đáng kể trong cải thiện sức khỏe", Schaffner kết luận.
>>> Mời quý độc giả xem video Cô gái mắc chứng bệnh lạ (nguồn Youtube):
(Kiến Thức) - Không phải ngẫu nhiên mà nhiều chị em muốn yêu sau tuổi 35.
Tuổi tác là sự ám ảnh khá lớn của phái đẹp. Có một thực tế xảy ra, đó là cuộc sống của họ sẽ ngày càng tốt hơn cùng với sự gia tăng của tuổi. Cũng bởi vậy mà nhiều chị em muốn yêu sau tuổi 35. Họ cho rằng khi còn trẻ, họ không có thời gian để yêu, họ muốn sống cho mình, cho gia đình đã nuôi dưỡng mình khôn lớn. Họ cũng tin rằng, ở ngưỡng tuổi U40, họ đã trải qua những thăm trầm của cuộc sống và hoàn thiện bản thân mình hơn mỗi ngày, không còn những nông nổi bồng bột của tuổi trẻ.
Những lý do dưới đây khiến một số nàng nhất định yêu sau tuổi 35.