Ly kỳ chuyện chuông cổ vô giá lưu lạc và nạn trộm cổ vật

Cuối tháng 6 vừa qua, chính quyền và nhân dân, phật tử huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vui mừng khôn xiết đón nhận chuông cổ từ biên giới Lạng Sơn sau gần 40 năm mất tích, lưu lạc.

Ly ky chuyen chuong co vo gia luu lac va nan trom co vat
 Thỉnh chuông về Hưng Yên. Ảnh: Duy Chiến
Chuông cổ lưu lạc 40 năm
Ông Nông Đức Kiên, Giám đốc bảo tàng tỉnh Lạng Sơn kể, ngày giao nhận chuông vui như ngày hội. Đoàn cán bộ, nhân dân huyện Văn Lâm đông đến gần 40 người đến Lạng Sơn thỉnh chuông, ai cũng phấn khởi, xúc động khi gặp lại vật quý. Theo ông Kiên, chuông cổ vật chùa Am Hoành (Am Vàng) do công an tỉnh Lạng Sơn thu giữ của các đối tượng phạm pháp vận chuyển trái phép qua địa bàn Lạng Sơn để bán sang bên kia biên giới khoảng trước năm 1980 và được lưu giữ tại kho tang vật vụ án của công an tỉnh.
Năm 2012, phòng PA25 (nay là PA03) công an Lạng Sơn có công văn gửi Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn đề nghị giám định nhằm thuận lợi cho công tác bảo quản, xử lý. Bảo tàng đã cử cán bộ sang nghiên cứu, biên dịch văn chuông. Theo đó, chiếc chuông này cao toàn thân 83cm, chu vi thân 148cm có quai 35cm, miệng 65cm. “Kết quả nghiên cứu cho thấy đây là quả chuông ở xã Trịnh Xá, huyện Văn Giang, phủ Thuận An (nay là tỉnh Hưng Yên), được chế tác năm 1838 đời vua Minh Mệnh thời Nguyễn. Thông tin này đã được công bố tại hội nghị “Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2012” do Viện khảo cổ học tổ chức thường niên ở Hà Nội. Tuy nhiên, do hạn chế về tư liệu, lúc đó xác định tên chùa là Hoàng Yêm”. Ông Kiên nói.
Năm 2017, phòng Văn hóa- Thông tin huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên có ý kiến phản hồi về kết quả bản dịch văn chuông. Ngày 27/12/2017, phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03), công an tỉnh Lạng Sơn tiếp tục có công văn số 380/PA83 đề nghị trưng cầu giám định lần 2 quả chuông này. Kết quả đã xác định là quả chuông chùa Am Vàng hoặc Am Hoành, xã Trịnh Xá, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Hòa thượng Thích Hồng Bão, trụ trì chùa Am Hoành cho biết, chuông quý được chế tác vào ngày 12 tháng 12 năm Mậu Tuất, niên hiệu Minh Mệnh thứ 19 (1838) thời Nguyễn. Chuông có kích thước lớn, được đúc thủ công truyền thống với đường nét tinh xảo, nghệ thuật tạo hình mang những nét đặc trưng điển hình của chuông đồng thời Nguyễn (Việt Nam). “Quả chuông này là di vật có niên đại gần 200 năm, rất có ý nghĩa, giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa tín ngưỡng, địa danh của vùng đất Trịnh Xá, huyện Văn Giang, phủ Thuận An xưa”. Hòa thượng Bão giãi bày. Theo hòa thượng Thích Hồng Bão, vào một đêm tối trời cuối năm 1976, bỗng nhiên quả chuông đã “không cánh mà bay”. Nhà chùa và nhân dân trong vùng đã nhiều năm tìm kiếm nhưng không thấy.
Căn cứ vào các tài liệu điều tra, nghiên cứu, kết quả xác minh sơ bộ của Sở VH-TT &DL tỉnh Lạng Sơn kết hợp với công văn bảo lãnh của Sở VH-TT &DL tỉnh Hưng Yên, thể theo nguyện vọng của nhân dân thôn Trịnh Xá, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn đã tham mưu cho Sở VH-TT &DL xin ý kiến UBND tỉnh Lạng Sơn cho phép chuyển giao chuông về cho chủ sở hữu theo quy định của Luật Di sản Văn hóa.
Ngày 28/6/2019, tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn đã diễn ra lễ giao nhận hiện vật với sự tham gia chứng kiến của các cơ quan, đoàn thể, đại diện nhân dân, phật tử hai tỉnh Lạng Sơn, Hưng Yên. Ông Trịnh Văn Hiến, Chủ tịch UBND xã Chỉ Đạo (Văn Lam, Hưng Yên) xúc động nói: “Hôm nay là ngày vui của người dân quê hương chúng tôi. Xin cảm ơn lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn cùng các đơn vị địa phương đã kịp thời ngăn chặn, bảo quản và chuyển giao chuông cổ cho người dân xã Chỉ Đạo. Chúng tôi sẽ có chế độ bảo quản phù hợp để gìn giữ, bảo quản tốt nhất di vật với tư cách một cổ vật có giá trị của địa phương. Đồn thổi sẽ xây dựng phương án sử dụng và phát huy giá trị di vật tương xứng với ý nghĩa và giá trị của quả chuông”.
Nguy cơ “chảy máu” cổ vật
Là tỉnh biên giới, cửa ngõ thông thương với nước bạn Trung Quốc, trong những năm gần đây, Lạng Sơn trở thành một trong những điểm nóng trung chuyển, vận chuyển cổ vật ra nước ngoài. Cổ vật bị trao đổi, mua bán ngày càng gia tăng bởi sự hình thành thị trường cổ vật trong và ngoài nước, sự chênh lệch lớn về giá cả.
Ông Nông Đức Kiên, Giám đốc Bảo tàng Lạng Sơn cho rằng, những năm gần đây, Việt Nam có nhiều phát hiện mới về cổ vật. Cổ vật tìm thấy trong các ngôi mộ cổ, dưới lòng đất, trong các con tàu đắm ở vùng biển phía Nam như: Bình Thuận, Cà Mau, Bà Rịa- Vũng Tàu... Nhiều cá nhân phát hiện, trục vớt được cổ vật đã không giao nộp cho cơ quan chức năng mà đem bán cho tư thương trục lợi. “Nhiều vụ trộm cắp cổ vật trong nước, kẻ gian tìm đường bán qua biên giới để tránh sự truy tìm của các cơ quan chức năng với nhiều thủ đoạn tinh vi như: Mang theo hành lý xách tay qua cửa khẩu không khai báo Hải quan hoặc thuê người mang vác qua các đường mòn, đường “xương cá” xuyên biên giới. Họ trà trộn cổ vật với đồ thủ công mỹ nghệ và các hàng hóa khác nhằm qua mặt lực lượng Biên phòng, Hải quan”. Ông Kiên nói.
Theo báo cáo của Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, từ năm 1996 đến nay, đã có 24 lượt chuyển giao cho Bảo tàng tỉnh với 1941 đơn vị hiện vật và 39,4 kg tiền đồng, trong đó có nhiều cổ vật có giá trị. Lực lượng Hải quan, Biên Phòng và Quản lý Thị trường địa phương là những đơn vị có nhiều đợt chuyển giao cổ vật lớn nhất. Điều đó cho thấy tính chất và mức độ của thực trạng buôn bán, vận chuyển cổ vật ở vùng biên giới Lạng Sơn trong thời gian gần đây, cũng như những nỗ lực của các ngành chức năng trong tỉnh đối với việc gìn giữ, bảo vệ cổ vật nơi cửa ngõ biên giới của Tổ quốc.
>>> Xem thêm video: Phụ nữ ngáo đá
 

Báo Australia: Cuộc săn lùng kho báu dưới biển VN

- Tờ The Conversation của Australia mới đây đăng tải bài viết của TS Mark Staniforth - Giảng viên nghiên cứu cấp cao tại Đại học Monash về nạn “chảy máu cổ vật” và sự bất cập trong công tác khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam.

Việt Nam có hàng ngàn km bờ biển, nằm trên "con đường tơ lụa trên biển" chạy từ Trung Quốc sang phía Tây thông qua biển Đông với các hoạt động hàng hải đã diễn ra từ cách đây 2.000 năm. Vì vậy, không thể biết rõ bao nhiêu vụ đắm tàu xảy ra trong lịch sử.

Rất nhiều xác tàu đắm có thể được coi là “khó báu” vì lưu giữ nhiều hiện vật khảo cổ rất có giá trị. Tuy nhiên, đất nước này đã đấu tranh rất vất vả để bảo tồn di sản văn hoá dưới nước của mình.

Có rất ít thông tin chi tiết và hệ thống về những con tàu cổ bị đắm, cũng như các trang web có nội dung về di sản văn hóa dưới nước ở Việt Nam. Hầu như không có chương trình khảo sát khảo cổ học hàng hải nào được thực hiện, dù theo phỏng đoán số di chỉ khảo cổ dưới nước của Việt Nam có thể lên đến hàng nghìn.

Thật không may, các hoạt động khảo cố dưới nước tại Việt Nam trong quá khứ thường được thực hiện bởi các “thợ săn kho báu”, hoặc cộng tác với họ, thay vì sử dụng các nhà khảo cổ học chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, một số lượng lớn di sản văn hóa dưới nước đã được bán đấu giá, ví dụ như hàng nghìn hiện vật gốm từ những xác tàu cổ ở Vũng Tàu, Cà Mau, Bình Thuận và Hội An.

Việc đặt ra giá bán trên các cổ vật dẫn đến một nhận thức sai lệch trong người dân rằng, các cổ vật đó chủ yếu mang giá trị tiền tệ, thay vì được coi là một phần của di sản văn hóa dân tộc.
Chỉ một phần nhỏ số cổ vật thu được dưới biển Việt Nam đưa đưa vào các bảo tàng trong nước.
Chỉ một phần nhỏ số cổ vật thu được dưới biển Việt Nam đưa đưa vào các bảo tàng trong nước.

Gần đây, một xác tàu đắm đã được tìm thấy ở vùng biển xã Bình Châu (huyện Bình Sơn) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Nhà nghiên cứu Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam cho biết, các chuyên gia đã xác nhận con tàu đắm này có niên đại từ thế kỷ 14, nhưng họ không thể khám phá nhiều hơn do thiếu thốn về nhân lực và trang thiết bị.

Và kết quả, theo báo chí Việt Nam là ngư dân địa phương đã ồ ạt mò trộm các cổ vật khác nhau từ xác tàu để đem bán. Thực sự không có gì ngạc nghiên khi những ngư dân nghèo ở địa phương đã coi con tàu đắm là thứ tài sản mà biển cả ban tặng và tự cho mình quyền sở hữu những gì thuộc về nó.

Trong những năm gần đây, ngành khảo cổ Việt Nam đã loại bỏ dần sự hợp tác với các “thợ săn kho báu”. Nhưng họ vẫn rất thiếu những chuyên gia được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm về quản lý di sản văn hoá dưới nước và các nhà khảo cổ học hàng hải chuyên nghiệp, cũng như các trang thiết bị và cơ sở hạ tầng để bảo tồn các di sản này.

Hiện nay chỉ có rất ít hoặc thậm chí là không có các chương trình giảng dạy chính thức về khảo cổ học hàng hải tại các trường đại học của Việt Nam và chỉ có một vài nhà khảo cổ học của chính phủ được đào tạo về lĩnh vực này, chủ yếu bằng các khóa học ở nước ngoài.

Tại một hội thảo thường niên của ngành khảo cổ học được tổ chức tại Hà Nội gần đây, Giáo sư Tống Trung Tín, Giám đốc của Viện Khảo cổ học Việt Nam đã bày tỏ mối quan ngại của mình về khả năng tiến hành nghiên cứu nghiêm túc các con tàu đắm do thiếu kinh phí, nguồn nhân lực và thiết bị.

Việt Nam có một Viện Khảo cổ học quy củ tại Hà Nội, với các nhà khảo cổ trên mặt đất được đào tạo rất tốt và có kinh nghiệm, nhưng lại không có một nhà khảo cổ học dưới nước đúng nghĩa nào cả. Rõ ràng, nếu muốn giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước, họ cần phải đẩy mạnh đào tạo và đầu tư trang thiết bị phục vụ công việc khảo cổ học dưới nước ở giai đoạn hiện tại.

Bắt đầu từ tháng 11/2012, Dự án Di sản văn hóa dưới nước tại Việt Nam sẽ cung cấp cho ngành khảo cổ Việt Nam các khóa đào tạo được công nhận trên phạm vi quốc tế của Hiệp hội Khảo cổ học hàng hải (NAS). Dự án này sẽ giúp nâng cao nhận thức ở cấp địa phương, tỉnh thành và quốc gia về tầm vóc và giá trị của di sản văn hóa dưới nước ở Việt Nam. Nó sẽ giúp Việt Nam bảo tồn các di sản văn hoá của mình một cách hiệu quả hơn.

Thanh Bình (theo The Conversation)

Đồ cổ “đệ nhất thế gian“: Đại gia dính cúa lừa bạc tỷ

Ở Việt Nam, sự lộn xộn trong thị trường đồ cổ diễn ra nhiều quá. Xét về tâm lý, người ta rất dị ứng với chuyện mông má, sửa chữa cổ vật.

Gần đây, do nhu cầu xã hội tăng cao, cổ vật ngày càng khan hiếm, theo đó, cổ vật rởm có “cơ” tung hoành, khiến không ít người máu mê cổ vật, trong đó có cả những “đại ca” trong giới tinh hoa, khuynh gia bại sản.

Tin mới