Ly kỳ chuyện đổi tên nước

Việc đổi tên nước không phải chuyện đơn giản bởi nó đòi hỏi sửa lại hiến pháp hoặc đăng ký tên mới với các tổ chức quốc tế.

Để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50, một nhà vua ở châu Phi đã có một quyết định trọng đại là đổi tên nước. Giờ đây, thay cho Swaziland, đất nước này sẽ được biết đến với cái tên Vương quốc eSwatini - hiện là quốc gia có nền quân chủ chuyên chế cuối cùng ở châu Phi.
Tránh bị nhầm lẫn
Từ lâu, Quốc vương Mswati III đã tỏ ra phiền muộn về việc những người sống bên ngoài châu Phi liên tục nhầm lẫn đất nước của ông với quốc gia châu Âu có tên tiếng Anh là Switzerland (Thụy Sĩ). Nguyên nhân là do 2 nước có tên khá giống và một số điều kiện địa lý tương đồng, như không giáp biển và có nhiều dãy núi.
Điểm khác biệt là Vương quốc eSwatini nằm ở Nam Phi và có diện tích nhỏ, thua cả bang New Jersey - Mỹ. Ngoài ra, trong lúc Thụy Sĩ có nền dân chủ trực tiếp, Quốc vương Mswati III lại thừa kế ngai vàng từ cha, Quốc vương Sobhuza II (trị vì 82 năm), vào năm 1986. Quốc vương này hiện có 15 người vợ trong khi Tổng thống Thụy Sĩ Alain Berset chỉ có bạn đời duy nhất.
Quyết định của Quốc vương Mswati III gây ra không ít tranh cãi. Theo đài BBC, nhiều người dân thấy hài lòng khi cái tên Swaziland, một sự pha trộn giữa tiếng Swazi và tiếng Anh, bị xóa bỏ. Dù vậy, một số người lại cho rằng động thái này gây ra sự sao nhãng đối với những vấn đề cấp bách hơn của đất nước, như nạn nghèo đói và tỉ lệ người nhiễm HIV cao nhất thế giới.
Quốc vương Mswati III của Vương quốc eSwatini Ảnh: PULSE
Quốc vương Mswati III của Vương quốc eSwatini Ảnh: PULSE 
Ngoài ra, việc đổi tên nước chắc chắn dẫn đến không ít phiền hà cho vương quốc này. Cụ thể, họ sẽ phải sửa lại hiến pháp khi cái tên Swaziland xuất hiện hơn 200 lần. Chịu chung số phận là tất cả giấy bạc đang in tên Ngân hàng Trung ương Swaziland, tên các cơ quan chính phủ, quân phục, trang phục các đội tuyển thể thao quốc gia và đủ thứ khác.
Đó là chưa kể eSwatini phải đăng ký tên mới với các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc và Khối Thịnh vượng chung, nơi nước này đang là thành viên. Riêng với hãng hàng không quốc gia (tên hiện nay là Swaziland Airlink), do chỉ có một chiếc máy bay nên việc sơn lại nó không quá tốn thời gian và tiền bạc!
Swaziland không phải là quốc gia duy nhất thay đổi tên ở khu vực Nam Phi. Một số nước khác đã đổi tên sau khi được độc lập, như Bechuanaland thành Botswana, Rhodesia thành Zimbabwe và Nyasaland thành Malawi.
Quảng bá đất nước
Khác với Swaziland, nguyên nhân khiến Cộng hòa Czech muốn đổi tên nước thành Czechia lại là "tiếp thị". Theo giải thích của giới chức Cộng hòa Czech, việc có tên nước một chữ sẽ giúp họ quảng bá bản sắc, hình ảnh đất nước dễ dàng hơn trên thế giới. Họ lập luận rằng dù sao thì tên chính thức của Pháp là "Cộng hòa Pháp" nên việc họ đổi tên cũng không có gì lạ.
Ngoài ra, Cộng hòa Czech là một quốc gia còn non trẻ, ra đời năm 1993 cùng với Cộng hòa Slovakia sau khi Tiệp Khắc (Czechoslovakia) chia tách làm hai. Cái tên Czechia chính thức được sử dụng từ năm 2016 nhưng tờ Guardian nhận định nhiều người dân nước này vẫn chưa quen với nó.
Cape Verde cũng là quốc gia đổi tên gần đây. Năm 2013, đất nước gồm 10 hòn đảo nhỏ với dân số khoảng nửa triệu người trên Đại Tây Dương này đã trở thành "Cabo Verde". Cái tên mới thực ra lại là tên ban đầu mà các thủy thủ Bồ Đào Nha đặt cho những hòn đảo không người ở vào năm 1444, có nghĩa là "mũi đất xanh".
Theo trang National Geographic, đất nước có quá trình chuyển đổi tên gọi phức tạp nhất có lẽ là Nam Tư (Yugoslavia) - một quốc gia Trung Âu không còn tồn tại. Sau Thế chiến I, nước này có tên gọi chính thức là Vương quốc Serbs, Croats và Slovenes. Đến năm 1929, nó được đổi tên thành Vương quốc Nam Tư trước khi mang tên Cộng hòa Nhân dân Liên bang Nam Tư sau Thế chiến II.
Vào năm 1963, quốc gia này một lần nữa đổi tên gọi thành Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư. Sau một loạt cuộc xung đột nội bộ, Nam Tư tan rã vào năm 1992. Ngày nay, lãnh thổ Nam Tư gồm các nước Serbia, Croatia, Bosnia và Herzegovina, Slovenia, Macedonia, Montenegro. Vào năm 2008, tỉnh tự trị Kosovo và Metohija của Serbia đơn phương tuyên bố độc lập.
Cũng trải qua nhiều lần đổi tên không kém là Cộng hòa Dân chủ Congo. Trong giai đoạn 1885-1908, quốc gia châu Phi này có tên gọi Nhà nước Tự do Congo nhưng điều trớ trêu là lại chịu sự cai trị tàn bạo của Vua Leopold II của Bỉ. Sau đó, họ lần lượt được gọi là Congo thuộc Bỉ và Congo-Leopoldville trước khi giành độc lập và lấy tên Cộng hòa Congo năm 1960.
Dù vậy, quá trình thay tên nước vẫn chưa dừng lại ở đó. Năm 1971, Tổng thống Mobutu Sese Seko lại quyết định chuyển tên nước thành Cộng hòa Zaire, có lẽ do Zaire là một tên khác của sông Congo. Sau khi chế độ của ông Mobutu sụp đổ, tên nước này được đổi lại thành Cộng hòa Dân chủ Congo năm 1997.

Những hình ảnh đáng nhớ về Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej

(Kiến Thức) - Hãng tin Reuters đăng tải những hình ảnh đáng nhớ về Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej khi ông còn sống. 

Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej đã băng hà vào chiều 13/10 sau thời gian bệnh nặng, để lại niềm thương xót vô hạn trong lòng người dân nước này. Ảnh: Quốc vương Bhumibol Adulyadej và Hoàng hậu Sirikit vẫy tay chào mọi người trong buổi lễ kỷ niệm 60 năm ngày đăng cơ tại thủ đô Bangkok hôm 9/6/2006.
Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej đã băng hà vào chiều 13/10 sau thời gian bệnh nặng, để lại niềm thương xót vô hạn trong lòng người dân nước này. Ảnh: Quốc vương Bhumibol Adulyadej và Hoàng hậu Sirikit vẫy tay chào mọi người trong buổi lễ kỷ niệm 60 năm ngày đăng cơ tại thủ đô Bangkok hôm 9/6/2006. 
Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej (trái) và Hoàng hậu Sirikit gặp các lãnh đạo cuộc đảo chính quân sự Thái Lan tại Bangkok ngày 19/9/2006.
Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej (trái) và Hoàng hậu Sirikit gặp các lãnh đạo cuộc đảo chính quân sự Thái Lan tại Bangkok ngày 19/9/2006. 
Quốc vương Bhumibol chụp bức ảnh ghi lại cảnh hàng nghìn người dân đang chờ đợi và cầu nguyện cho ông bình phục trước khi ông rời bệnh viện Siriraj ở Bangkok ngày 7/11/2007.
Quốc vương Bhumibol chụp bức ảnh ghi lại cảnh hàng nghìn người dân đang chờ đợi và cầu nguyện cho ông bình phục trước khi ông rời bệnh viện Siriraj ở Bangkok ngày 7/11/2007. 
Nhà vua Thái Lan trong buổi lễ trước khi lễ tang của chị gái ông, Công chúa Galyani Vadhana, được tổ chức tại Bangkok ngày 20/10/2008.
Nhà vua Thái Lan trong buổi lễ trước khi lễ tang của chị gái ông, Công chúa Galyani Vadhana, được tổ chức tại Bangkok ngày 20/10/2008.
Quốc vương Bhumibol tham dự một buổi diễu hành quân sự thường niên tại Royal Plaza, Bangkok, ngày 2/12/2008.
Quốc vương Bhumibol tham dự một buổi diễu hành quân sự thường niên tại Royal Plaza, Bangkok, ngày 2/12/2008. 
Nhà vua Bhumibol Adulyadej (phải) tiếp đón Nữ hoàng Anh Elizabeth II tại sân bây quân sự Bangkok ngày 28/10/1996.
Nhà vua Bhumibol Adulyadej (phải) tiếp đón Nữ hoàng Anh Elizabeth II tại sân bây quân sự Bangkok ngày 28/10/1996. 
Hình ảnh Nhà vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej trong buổi lễ diễu hành quân sự tại Royal Plaza, Bangkok, ngày 3/12/1987.
Hình ảnh Nhà vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej trong buổi lễ diễu hành quân sự tại Royal Plaza, Bangkok, ngày 3/12/1987. 
Nhà vua Bhumibol rời bệnh viện Siriraj ngày 5/12/2010.
Nhà vua Bhumibol rời bệnh viện Siriraj ngày 5/12/2010. 
Quốc vương Bhumibol (trung tâm) cùng Hoàng hậu Sirikit và Công chúa Maha Chakri Sirindhorn thăm Thung Makham ở tỉnh Ayutthaya, miền bắc Thái Lan, ngày 25/5/2012.
 Quốc vương Bhumibol (trung tâm) cùng Hoàng hậu Sirikit và Công chúa Maha Chakri Sirindhorn thăm Thung Makham ở tỉnh Ayutthaya, miền bắc Thái Lan, ngày 25/5/2012.
Quốc vương Bhumibol cùng Hoàng hậu Sirikit rời bệnh viện Siriraj ở Bangkok ngày 1/8/2013.
 Quốc vương Bhumibol cùng Hoàng hậu Sirikit rời bệnh viện Siriraj ở Bangkok ngày 1/8/2013.
Nhà vua Thái Lan Bhumibol vẫy tay chào khi ông trở về bệnh viện Siriraj sau khi tham dự một sự kiện ở Bangkok ngày 5/12/2010.
 Nhà vua Thái Lan Bhumibol vẫy tay chào khi ông trở về bệnh viện Siriraj sau khi tham dự một sự kiện ở Bangkok ngày 5/12/2010.
Quốc vương Thái Lan chụp một bức ảnh khi ông tới bệnh viện Siriraj ở Bangkok ngày 20/7/2006.
Quốc vương Thái Lan chụp một bức ảnh khi ông tới bệnh viện Siriraj ở Bangkok ngày 20/7/2006. 
Bài phát biểu của Nhà vua Thái Lan Bhumibol tại cung điện Chitralada, Bangkok, được phát sóng trực tiếp trên truyền hình ngày 24/5/2007.
Bài phát biểu của Nhà vua Thái Lan Bhumibol tại cung điện Chitralada, Bangkok, được phát sóng trực tiếp trên truyền hình ngày 24/5/2007. 

Hình ảnh tân Quốc vương Thái Lan trong ngày đăng cơ

(Kiến Thức) - Hoàng Thái tử Maha Vajiralongkorn đã chính thức lên ngôi Vua, trở thành tân Quốc vương Thái Lan của Vương triều Chakri.

Hinh anh tan Quoc vuong Thai Lan trong ngay dang co
Hoàng Thái tử Maha Vajiralongkorn đã chính thức lên ngôi Vua hôm 1/12, 50 ngày sau khi Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej qua đời. 
Hinh anh tan Quoc vuong Thai Lan trong ngay dang co-Hinh-2
Được biết, vương hiệu của Quốc vương Rama X của Thái Lan là Nhà vua Maha Vajiralongkorn Bodindradebayavarangkun. Ảnh: Tân Quốc vương Thái Lan quỳ gối trước bức chân dung Vua Rama IX Bhumibol Adulyadej và Hoàng hậu Sirikit tại cung điện Dusit để bày tỏ lòng thành kính với người cha quá cố. 
Hinh anh tan Quoc vuong Thai Lan trong ngay dang co-Hinh-3
Nhiếp chính Prem Tinsulanonda (trái) đọc lời mời lên ngôi trong buổi lễ tuyên bố nhận lời lên ngôi của Hoàng Thái tử Maha Vajiralongkorn. 
Hinh anh tan Quoc vuong Thai Lan trong ngay dang co-Hinh-4
Được biết, vương hiệu của Quốc vương Rama X của Thái Lan là Nhà vua Maha Vajiralongkorn Bodindradebayavarangkun. 
Hinh anh tan Quoc vuong Thai Lan trong ngay dang co-Hinh-5
Các sinh viên cầu nguyện cho Quốc vương Maha Vajiralongkorn Bodindradebayavarangkun trước lễ tuyên bố lên ngôi. 
Hinh anh tan Quoc vuong Thai Lan trong ngay dang co-Hinh-6
Các nhà sư cầu nguyện tại ngôi chùa Wat Pathum Wanaram trong buổi lễ tuyên bố nhận lời lên ngôi của Hoàng thái tử Maha Vajiralongkorn. 
Hinh anh tan Quoc vuong Thai Lan trong ngay dang co-Hinh-7
Đông đảo nhà sư cầu nguyện trước bức chân dung của tân Quốc vương Thái Lan. 
Hinh anh tan Quoc vuong Thai Lan trong ngay dang co-Hinh-8
Hình ảnh tân Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn Bodindradebayavarangkun được chiếu trên truyền hình.
Hinh anh tan Quoc vuong Thai Lan trong ngay dang co-Hinh-9
Chiếc xe chở Hoàng thái tử Maha Vajiralongkorn đến cung điện Grand ở thủ đô Bangkok. (Nguồn ảnh: Daily Mail).

Tin mới