Ly kỳ “vụ cướp thế kỷ” khiến FBI phải đau đầu

Xảy ra vào ngày 17/1/1950, vụ cướp Ngân hàng Brink đã được lên kế hoạch vô cùng tỉ mỉ, khiến cảnh sát phải mất tới 6 năm để tìm ra thủ phạm.

Ly ky “vu cuop the ky” khien FBI phai dau dau
Cảnh sát nhanh chóng có mặt tại hiện trường khi nhận được thông báo. 
Chỉ trong ít phút, bọn cướp đã lấy đi hơn 1,2 triệu USD tiền mặt và rất nhiều séc, phiếu gửi tiền và chứng khoán trị giá hơn 1,5 triệu USD. Vào thời điểm đó, đây là vụ cướp ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, được thực hiện hết sức gọn gàng và trơn tru với rất ít manh mối để lại hiện trường.
Để thực hiện “vụ cướp thế kỷ” này, nhóm cướp đã lên kế hoạch cẩn thận từ tận 18 tháng trước. Theo đó, trước khi ra tay, chúng đã dành thời gian nghiên cứu lịch trình của các nhân viên Ngân hàng Brink cũng như công việc của họ, giám sát mọi hoạt động ở đây từ một tòa nhà gần đó, thậm chí còn đột nhập vào ngân hàng khi đã hết giờ làm việc để tìm hiểu đường đi lối lại bên trong.
18h55 ngày 17/1/1950, 7 người đàn ông mặc trang phục tương tự nhân viên Brink với áo khoác kiểu hải quân, đeo găng tay, đi giày có đế cao su, đội mũ tài xế và đeo mặt nạ Halloween từ đâu xông vào Ngân hàng Brink.
Lúc đó, chỉ có 5 nhân viên ở lại kiểm tra và cất tiền của khách hàng. Nhanh chóng, chúng trói và bịt miệng họ rồi cuỗm khoảng 2,7 triệu USD, ung dung bước ra khỏi ngân hàng khi đồng hồ điểm 19h30.
Những tên cướp nhanh chóng chia nhau 1 phần số tiền và thống nhất cất số còn lại đi cho tới 6 năm sau – hạn chót của 1 vụ án theo quy định của luật pháp Mỹ. Sau đó, chúng chia tay và đi theo con đường riêng của mình.
Khi bọn cướp vừa tẩu thoát, một nhân viên ngân hàng đã gọi điện tới Sở cảnh sát Boston. Ngay lập tức, lực lượng an ninh có mặt nhưng chỉ tìm thấy vài manh mối nhỏ, đó là những sợi dây thừng mà bọn cướp dùng để trói nhân viên và 1 chiếc mũ tài xế mà chúng để lại.
Vì tính chất nghiêm trọng của vụ án, FBI nhanh chóng bắt tay vào điều tra. Ngân hàng Brink cũng đưa ra phần thưởng trị giá 100.000 USD cho người cung cấp thông tin về nhóm tội phạm.
Trong lúc vụ án đang dần rơi vào bế tắc thì cảnh sát tìm thấy chiếc xe tải màu xanh lá cây của hãng Ford sản xuất năm 1949 bị đánh cắp 1 tuần trước khi xảy ra vụ cướp tại Stoughton, Massachusetts, gần nhà người đàn ông tên là Joseph James O’Keefe. Tuy nhiên, tên này cùng với 1 đồng phạm là Stanley Albert Gusciora vừa bị bắt giữ với cáo buộc gây ra 1 vụ trộm ở Pennsylvania.
Ly ky “vu cuop the ky” khien FBI phai dau dau-Hinh-2
Chân dung Anthony Pino – 1 trong 7 tên cướp. 
Theo một nguồn tin mà cảnh sát nhận được, 2 tên này đã khăng khăng đòi sử dụng một phần số tiền cướp ở Ngân hàng Brink để thuê luật sư biện hộ. Các nhân viên FBI đã cố gắng nói chuyện với O'Keefe và Gusciora trong tù nhưng cả 2 cùng giữ im lặng.
Tuy vậy, sau nhiều điều bất mãn với đồng bọn, O’Keefe cuối cùng đã khai báo tất cả. Ngày 12/1/1956, 6 thành viên còn lại của băng cướp gồm Baker, Costa, Geagan, Maffie, McGinnis và Pino bị FBI bắt giữ.
Gusciora chết ngày 9/7 do phù não trước khi diễn ra phiên tòa. Faherty và Richardson bị bắt ở Dorchester, bang Massachusetts vào tháng 5/1956. Trial bị bắt ngày 6/8/1956. Banfield thì đã chết.
Tháng 10/1956, tòa án tuyên phạt tất cả mức án tù chung thân. Riêng O'Keefe vì có công khai báo nên chỉ phải chịu 4 năm tù và đã được thả ra vào năm 1960.
Băng cướp thế kỷ đã phải đền tội nhưng số tiền hơn 1 triệu USD trong tổng số 2,7 triệu USD USD bị cướp đã không bao giờ trở về với chủ nhân thật sự của nó.

5 vụ cướp ngân hàng hài hước nhất trên thế giới

Trao nhầm súng, để lại tên và địa chỉ, đưa số điện thoại cho nạn nhân là những hành vi ngớ ngẩn mà một số tên cướp mắc phải khi chúng cướp ngân hàng.

Trao súng cho nạn nhân Cướp của hay lấy trộm tài sản là một công việc căng thẳng nên tội phạm dễ mắc sai lầm. Nguy cơ mắc sai lầm càng cao nếu chúng chọn những mục tiêu nổi tiếng như ngân hàng Halifax ở thành phố London. Ngày 22/10/2011, một gã đàn ông bước vào ngân hàng Halifax với một khẩu súng và túi. Hắn yêu cầu thủ quỹ nộp 700.000 bảng bằng tiền mặt. Sau đó tên cướp định đưa túi để thủ quỹ nhét tiền vào đó. Nhưng hắn nhầm lẫn và đưa khẩu súng thay vì túi, Telegraph đưa tin.
Hình ảnh tên cướp ngân hàng Halifax hôm 22/10/2011 từ một camera giám sát trên phố trước khi hắn thực hiện vụ cướp. Ảnh: Telegraph.
 Hình ảnh tên cướp ngân hàng Halifax hôm 22/10/2011 từ một camera giám sát trên phố trước khi hắn thực hiện vụ cướp. Ảnh: Telegraph.
Cả tên cướp ngân hàng lẫn thủ quỹ đều bối rối trong vài giây. Sau đó tên cướp cố gắng giật lại súng, song thủ quỹ cũng đã trấn tĩnh và chĩa khẩu súng vào hắn. Mặc dù vậy, tên cướp vẫn lao ra ngoài, nhảy lên một xe đạp và phóng đi. Rốt cuộc, chiến lợi phẩm của hắn là xe đạp của một nhân viên trong ngân hàng Halifax. Nhà chức trách tuyên bố họ sẽ thưởng 25.000 bảng cho người cung cấp thông tin có thể giúp cảnh sát bắt tên cướp. Họ cũng công bố ảnh tên cướp mà camera giám sát trên phố ghi lại trước khi hắn cướp ngân hàng.
Để lại tên và địa chỉ sau khi cướp 
Hồi tháng 12/2008, một gã đàn ông bước vào một chi nhánh ngân hàng Fifth Third ở thành phố Chicago, Mỹ. Hắn xông tới quầy giao dịch và đưa một mảnh giấy với nội dung là hắn sẽ bắn nếu nhân viên ngân hàng không giao tiền. Sau khi nhận 397 USD, tên cướp rời khỏi ngân hàng. Lật mặt sau của tờ giấy mà tên cướp bỏ lại, nhân viên ngân hàng phát hiện nó là một cuống hóa đơn, với tên và địa chỉ của hung thủ, Daily Herald đưa tin. Nhờ thông tin trên cuống hóa đơn, các đặc vụ của Cục Điều tra Liên bang Mỹ xác định thủ phạm là Thomas Infante, 40 tuổi. Tên cướp ngân hàng đãng trí ngụ tại thị trấn Cary, bang Illinois.  Gọi điện thoại tới ngân hàng trước khi cướp Ngày 20/3/2010, Albert Bailey và một đồng phạm tuổi vị thành niên quyết định cướp một ngân hàng ở thành phố Fairfield, bang Connecticut, Mỹ. Trước khi hành sự, Bailey gọi điện thoại tới ngân hàng để báo họ biết rằng chúng sắp cướp tiền. Mục đích của hắn là giúp ngân hàng có nhiều thời gian để chuẩn bị tiền và khi hai tên tới, chúng chỉ việc lấy tiền rồi bước ra ngoài.
Albert Bailey, tên cướp 27 tuổi. Ảnh: Sở Cảnh sát Fairfield.
Albert Bailey, tên cướp 27 tuổi. Ảnh: Sở Cảnh sát Fairfield.  
Vài phút sau cuộc gọi, Bailey phái tên đồng phạm tới ngân hàng cùng một tờ giấy (có lẽ để hạn chế nguy cơ nhầm lẫn, chẳng hạn như các nhân viên ngân hàng đang chờ một tên cướp khác). Một nhân viên ngân hàng liên lạc với cảnh sát qua điện thoại và báo cho họ mọi diễn biến. Hai tên cướp đòi 100.000 USD, nhưng chúng chấp nhận số tiền nhỏ hơn (99.100 USD). Sau đó chúng bước ra ngoài và rơi vào tay cảnh sát ngay lập tức, CNN đưa tin.  Kẻ điếc cướp ngân hàng Vào tháng 8/1995, gã đàn ông Klaus Schmidt bước vào một ngân hàng ở thành phố Berlin, Đức với khẩu súng lục để cướp. Đó là cảnh tượng điển hình đối với một vụ cướp ngân hàng. Tuy nhiên, một số nhân viên ngân hàng nhận thấy tên cướp hành động khá lạ lùng. Chẳng hạn, khi một người hỏi Klaus rằng hắn cần túi để đựng tiền hay không thì hắn đáp lại: "Mày nói đúng, đây là súng thật đấy". Câu ấy khiến mọi người nhận ra Klaus mất khả năng nghe, CBS News đưa tin. Lợi dụng yếu điểm của tên cướp, một nhân viên nhấn chuông báo động. Klaus chẳng phản ứng sau hành động ấy. Ngay cả khi chuông báo động kêu vang và cảnh sát tới ngân hàng, tên cướp vẫn bình tĩnh và kiên nhẫn, thỉnh thoảng thốt ra những lời hăm dọa. Cảnh sát nhanh chóng bắt Klaus. Tuy nhiên, tên cướp điếc lại tìm ra một cách để biến điểm yếu thành lợi thế. Hắn kiện ngân hàng vì ngược đãi người tàn tật. Đưa số điện thoại cho nhân viên ngân hàng Ruben Zarate, một thanh niên 18 tuổi, muốn cướp một cửa hàng bán ống xả ôtô tại thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ vào năm 2008. Hắn bước vào cửa hàng với một khẩu súng và đòi tiền, Chicago Tribune cho hay. Tuy nhiên, vấn đề là phần lớn tiền nằm trong két sắt - thứ mà chỉ người quản lý mới có thể mở, trong khi người quản lý không ở đó. Tên cướp quyết định rằng hắn sẽ quay lại để cướp vào dịp khác. Để tiết kiệm thời gian, hắn đưa số điện thoại di động cho những nhân viên cửa hàng để họ gọi hắn khi người quản lý trở về. Tất nhiên, những nhân viên trong cửa hàng gọi cảnh sát. Một nhóm cảnh sát tới và hướng dẫn họ gọi Zarate. Khi tên cướp tới, hắn thấy nhiều cảnh sát mặc thường phục đang chờ. Một cuộc đấu súng ngắn ngủi diễn ra và Zarate sa lưới sau khi bị thương ở chân.

12 vụ trộm cướp “đình đám” nhất thế giới

(Kiến Thức) - Trong số những vụ trộm cướp "đình đám" thế giới có vụ cướp ngân hàng Northern Bank năm 2004, vụ trộm thế kỷ tại Trung tâm Kim cương Antwerp năm 2003,...

12 vu trom cuop “dinh dam” nhat the gioi
Một trong những vụ trộm cướp “đình đám” nhất thế giới  phải kể đến vụ trộm tiền mặt lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, với tổng số tiền 18,9 triệu USD. Vụ việc xảy ra vào năm 1997 tại Dunbar Armored ở Los Angeles, bang California, Mỹ. Kẻ trộm chính là Allen Pace, người từng làm việc cho Dunbar Armored.
12 vu trom cuop “dinh dam” nhat the gioi-Hinh-2
Hồi tháng 2/2003, sau nhiều năm chuẩn bị, tay trộm người Italy Leonardo Notarbartolo cùng đồng bọn đã cuỗm 123 trong tổng số 160 hộp đựng kim cương, vàng và trang sức trong "vụ trộm thế kỷ" tại Trung tâm Kim cương Antwerp, Bỉ. Tổng số tiền trị giá ít nhất 100 triệu USD.
12 vu trom cuop “dinh dam” nhat the gioi-Hinh-3
Ngày 8/8/1963, con tàu chuyển bưu phẩm từ Glasgow tới London (Anh) đã bị cướp, với tổng số tiền lên tới 77,5 triệu USD.
12 vu trom cuop “dinh dam” nhat the gioi-Hinh-4
Theo quan chức Mỹ và Iraq, vài giờ trước khi Mỹ thả bom xuống thủ đô Baghdad của Iraq, một trong những người con trai của cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã lấy gần 1 tỷ USD tiền mặt từ Ngân hàng Trung ương Iraq. Đây trở thành một vụ cướp ngân hàng lớn nhất trong lịch sử.
12 vu trom cuop “dinh dam” nhat the gioi-Hinh-5
Vụ cướp Ngân hàng Brink ở Boston, bang Massachusetts (Mỹ) xảy ra vào ngày 17/1/1950. Khi đó, 7 tên cướp đeo mặt nạ đã nhanh chóng lấy được khoảng 2,7 triệu USD ra khỏi ngân hàng Brink chỉ trong 17 phút mà không có tiếng súng nổ, không có một giọt máu.
12 vu trom cuop “dinh dam” nhat the gioi-Hinh-6
Vụ Securitas Depot được xem là vụ cướp tiền mặt lớn nhất trong lịch sử nước Anh, xảy ra vào hồi tháng 2/2006. Những tên cướp này đã lấy đi 92 triệu USD tiền mặt từ kho lưu trữ trong ngân hàng.
12 vu trom cuop “dinh dam” nhat the gioi-Hinh-7
Vụ cướp ở Ngân hàng Trung ương Banco của Brazil. Khi đó, những tên trộm đã đào một đường hầm dài gần 80 mét và đột nhập vào ngân hàng, cuỗm đi khoảng 70 triệu USD. Cảnh sát sau đó đã bắt giữ được 8 trong số 25 nghi phạm được cho là liên quan đến vụ cướp táo tợn này.
12 vu trom cuop “dinh dam” nhat the gioi-Hinh-8
Vụ cướp ngân hàng Northern Bank xảy ra vào ngày 20/12/2004 tại Belfast, Bắc Ireland là một trong những vụ cướp lớn nhất trong lịch sử nước Anh vào thời điểm đó. Nhóm cướp đã tẩu thoát với tổng số tiền 41 triệu USD.
12 vu trom cuop “dinh dam” nhat the gioi-Hinh-9
Ngày 24/11/1971, D.B.Cooper cướp và đe dọa sẽ làm nổ tung một máy bay Boeing 727 chở khách nếu hãng hàng không Northwest Orient không trả cho hắn 200.000 USD. Sau khi nhận đủ số tiền, Cooper nhảy dù khỏi máy bay cùng với túi tiền. Mặc dù số tiền đã được tìm thấy nhưng tên cướp D.B.Cooper đến nay vẫn biến mất một cách bí ẩn.
12 vu trom cuop “dinh dam” nhat the gioi-Hinh-10
Năm 1985, những tên trộm đã đánh cắp 140 đồ tạo tác quý giá  từ Bảo tàng Nhân chủng học quốc gia Mexico nổi tiếng thế giới. Đến năm 1989, giới chức trách đã bắt giữ được một trong hai nghi phạm liên quan đến vụ cướp này.
12 vu trom cuop “dinh dam” nhat the gioi-Hinh-11
Vụ cướp Ngân hàng Trung ương Australia xảy ra vào ngày 14/9/1828. Khi đó, 5 tên cướp đã đào một đường hầm thông từ cống nước thải vào hầm của Ngân hàng Australia và cuỗm đi 14 triệu bảng Anh. Tuy nhiên, chúng đã bị phát hiện và bắt giữ vào ngày hôm sau.
12 vu trom cuop “dinh dam” nhat the gioi-Hinh-12
Vụ cướp Ngân hàng Chelembra ở Kerala ngày 30/12/2007 được coi là một trong những vụ cướp lớn nhất trong lịch sử Ấn Độ. Những tên cướp đã đào một lỗ hổng ở sàn nhà của ngân hàng và tẩu thoát với 8 kg vàng cùng 5 triệu rupee. Tuy nhiên, chúng bị bắt giữ 2 tháng sau đó.

Tin mới