Trong mè có khoảng 55% dầu, 22% chất đạm, ngoài ra còn chứa chất đồng, canxi, pentozan, lixitin, phytin và cholin.
Mè ngoại trừ việc coi là một vị thuốc bổ cho ngũ tạng còn nuôi huyết, lợi sữa, chống táo bón, bền gân, sáng mắt.
Kết hợp muối biển với tỷ lệ từ 3 mè + 1 muối cho đến 20 mè + 1 muối tùy theo bệnh tình, tuổi tác, hoạt động của từng người.
Muối mè tốt nhưng một số người không nên ăn. Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, do tính năng, tính dược của mè và muối (dù khi nhai nhỏ chất dầu trong mè bọc lấy phân tử muối làm ngăn tác dụng không mong muốn của mè và muối), cần lưu ý sử dụng cho phù hợp như sau:
Trẻ con và người lớn tuổi: nên dùng ít muối, tỷ lệ khoảng từ 10 đến 15 mè +1 muối biển.
Người lớn và lao động nặng, vận động nhiều: nên dùng phần hơn muối, tỷ lệ trung bình từ 6 đến 10 mè +1 muối biển.
Các bệnh nên hạn chế (hoặc ăn ít mỗi chén cơm dùng 1/3 muỗng muối mè hoặc không ăn muối mè) như:
Bệnh dị ứng (Allergies), ngứa lở ngoài da, bệnh có khối u, bệnh ho, viêm phổi, bệnh ung thư phổi, bệnh ung thư vú, viêm tủy xương, viêm xoang mũi, ung thư tiểu trường, ung thư dạ dày, bướu tử cung.
Bệnh suy thận, teo thận, huyết áp cao, đột quỵ, bệnh viêm khớp dương, viêm gan dương, cứng động mạch, bệnh đục thủy tinh thể, cườm mắt, mắt hột, bệnh mất ngủ dương.
Các bệnh chỉ nên ăn vừa muối mè (mỗi chén cơm từ 1-2 muỗng muối mè): ung thư đại trường, xuất huyết dạ con.
Đối với các bệnh khác: tùy theo bệnh và tùy theo thể trạng mà dùng cho phù hợp: Dựa trên nguyên tắc làm vừa miệng chứ không phải làm tăng vị mặn và tránh dùng thêm gia vị chấm như tương trên bàn ăn. Dùng quá nhiều muối sẽ làm cứng động mạch, các khớp hóa cứng và hại thận, hại tim.
Theo Cốt tủy thực dưỡng của Trần Ngọc Tài và Thường Huệ Nguyên - Nhà xuất bản Đà Nẵng.