Mặc căng thẳng, Nga-Ukraine vẫn hợp tác hạt nhân

(Kiến Thức) - Những chuyến hàng nhiên liệu hạt nhân của Nga sang các nhà máy điện ở Ukraine không hề bị gián đoạn trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước hiện nay.

Mặc căng thẳng, Nga-Ukraine vẫn hợp tác hạt nhân
Vào hôm thứ Năm (27/3), người đứng đầu Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Rosatom của Nga, Sergei Kiriyenko cho hay: “Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng hiện nay, thật khó khăn để Nga-Ukraine tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Tuy nhiên, đã không có sự gián đoạn nào trong những vận chuyển các thanh nhiên liệu của chúng tôi tới các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine”, ông Kiriyenko nói.
Cùng với đó, doanh nhân Nga này khẳng định, Rosatom sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng với các đối tác Ukraine bởi “đây là vấn đề liên quan tới uy tín và sự tin tưởng giữa hai đối tác làm ăn”.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Rosatom, Sergei Kiriyenko.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Rosatom, Sergei Kiriyenko.
Tuy nhiên, ông cũng đưa ra thực tế rằng, các hơp đồng quốc tế của Rosatom sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu. Song, điều này ngẫu nhiên rất khó bị ảnh hưởng trong thực tế bởi những hợp đồng hạt nhân này thường trong dài hạn.
Ở một diễn biến khác, vào hôm thứ Ba (25/3), một đại diện Ukraine tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân diễn ra ở thành phố La Hay (Hà Lan) đã cáo buộc, Nga đe dọa tới sự an toàn của các lò phản ứng hạt nhân của họ. Ngoài ra, vị này cũng kêu gọi thế giới chung tay bảo vệ họ.
Trước điều này, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov bác bỏ lời cáo buộc này và đặt nghi vấn rằng chính sự bất ổn đang xảy ra ở Ukraine mới là nguyên nhân đe dọa tới các lò phản ứng đó.
Cùng với đó, theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Bộ Ngoại giao Nga cam kết, Nga sẽ tiếp tục thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ukraine bằng cách cung cấp nhiên liệu hạt nhân và giúp duy trì an ninh hạt nhân của họ với 15 lò phản ứng đang hoạt động.

Mikhail Gorbachev: Crimea "trở về" Nga để sửa chữa sai lầm lịch sử

(Kiến Thức) - Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev bày tỏ, Crimea trở lại Nga là một việc làm để sửa chữa “sai lầm lịch sử” từ thời Liên Xô.

Mikhail Gorbachev: Crimea "trở về" Nga để sửa chữa sai lầm lịch sử
Theo đó, ban đầu Crimea là một phần lãnh thổ của Liên Xô. Nhân dịp kỷ niệm 300 năm Hiệp ước Pereiaslav (nhằm khẳng định sự trung thành của Ukraine với Nga), ngày 19/2/1954, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev đã “tặng” món quà Crimea cho phía Ukraine. Sau sụ sụp đổ của Liên Xô, mọi vấn đề này sinh. Do Ukraine tuyên bố độc lập, vì thế Crimea đương nhiên sẽ nằm dưới sự quản lý của Kiev.
“Áp lệnh trừng phạt lên khu vực đó cần phải có một lý do chính đáng. Họ (người dân Crimea) cần phải được Liên Hiệp Quốc hỗ trợ. Việc đưa Crimea sáp nhập Nga không phải là một lý do”, cựu Tổng thống Liên Xô Gorbachev trả lời phóng viên tờ Interfax hôm 17/3.

Xôn xao video tìm thấy máy bay Malaysia, nhiều người còn sống

(Kiến Thức) - Hàng loạt video với những tựa đề giật gân như “Tìm thấy máy bay Malaysia mất tích, hành khách vẫn còn sống” đang tràn ngập trên nhiều trang mạng, lừa đảo nhiều người cả tin.

Xôn xao video tìm thấy máy bay Malaysia, nhiều người còn sống

Khu tự trị của Moldova “theo chân” Crimea sáp nhập Nga?

(Kiến Thức) - Các chính trị gia thân Nga ở khu tự trị Trans-Dniester của Moldova đã đề nghị Nga soạn thảo một đạo luật cho phép lãnh thổ họ sáp nhập vào nước này.

Khu tự trị của Moldova “theo chân” Crimea sáp nhập Nga?
Vùng Trans-Dniester với đa số là những người dân thân Nga từng ly khai khỏi Moldova sau cuộc chiến tranh năm 1991-1992 khi Liên Xô tan rã. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Quốc hội Nga đang gấp rút tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để sáp nhập Crimea, vùng tự trị thuộc Ukraine nằm trên bán đảo cùng tên.
Quang cảnh tại một góc phố Trans-Dniester.
Quang cảnh tại một góc phố Trans-Dniester.
Phản ứng trước điều đó, Tổng thống Moldova Nicolae Timofti phát biểu trong một cuộc họp báo ngắn hôm thứ Ba (18/3) rằng, bất cứ quyết định nào từ phía Moscow nhằm chấp nhận vùng Trans-Dniester “sẽ là bước đi sai lầm”.

Tin mới