Mách bạn cách điều trị ung thư dạ dày hiệu quả nhất
(Kiến Thức) - Không phải cứ mắc ung thư dạ dày là phải phẫu thuật. Tùy từng giai đoạn và thể trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Lê Nguyệt (Theo Ehow)
Xem toàn bộ ảnh
Khi mắc bệnh, các bác sĩ có thể lựa chọn phương án phẫu thuật. Không giống ung thư tiền liệt tuyến, phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị ung thư dạ dày phổ biến nhất. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn phát hiện bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành nội soi cắt bỏ niêm mạc hoặc cắt một phần dạ dày, thực quản, ruột non và các hạch bạch huyết bị xâm nhiễm bởi tế bào ung thư.
Trong bất kỳ thủ tục phẫu thuật nào, việc loại bỏ các hạch bạch huyết bị tế bào ung thư tấn công có ý nghĩa quan trọng bởi nó là yếu tố đẩy nhanh quá trình di căn của ung thư dạ dày.
Dù có thể mang đến những tác dụng phụ như tiêu chảy, nôn mửa, mất máu, thức ăn bị tích tụ trong ruột gây khó tiêu nhưng tỷ lệ tử vong khi thực hiện phẫu thuật chỉ dao động từ 1 – 2%. Sau điều trị, bệnh nhân nên bổ sung dinh dưỡng bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
Xạ trị. Xạ trị là cách tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách sử dụng các tia năng lượng cao. Phương pháp này cũng được kết hợp cho bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u ở dạ dày.
Tác dụng phụ thường gặp sau xạ trị là bệnh nhân có biểu hiện khó tiêu, buồn nôn và tiêu chảy.
Hóa trị. Hóa trị là cách thức tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày bằng sử dụng hóa chất. Hóa trị có thể áp dụng kết hợp với phương pháp xạ trị, phẫu thuật hoặc sử dụng riêng biệt cho những bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
Nhìn chung, tỷ lệ thành công khi sử dụng riêng hóa trị chỉ đạt từ 0 – 30%. Các tác dụng thường gặp sau điều trị bằng phương pháp này gồm có buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, rụng tóc và nhiễm trùng máu.
Liệu pháp sinh học. Đây là hình thức điều trị nhằm hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và giết chết tế bào ung thư, nó cũng giúp cơ thể hồi phục khi có một vài tác dụng phụ của điều trị.