Mâm cỗ hóa vàng chuẩn nhất cho tết Mậu Tuất 2018 (Ca trực)

Đến ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ - mồng bảy Tết - là ngày cuối cùng tiệc xuân đã mãn, các gia đình lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh.

Mâm cỗ hóa vàng.
 Mâm cỗ hóa vàng.
Theo truyền thống xưa, hầu hết từ ngày 29- 30 Tết, các gia đình Việt đã làm lễ cúng mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết. Trong những ngày Tết, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ. Do vậy, đèn hương không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng như hoa quả, mâm ngũ quả và bánh kẹo phải đợi đến ngày hóa vàng mới được hạ xuống.
Đến ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết, là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã mãn, các gia đình lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh.
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ giáo dục đã từng cho hay, mâm cỗ hóa vàng thường được gia chủ cúng vào ngày mùng 3 Tết. Đây chính là bữa cỗ mặn cuối cùng có tính nghi lễ thờ cúng Tổ tiên.
Trong mâm cơm, phải có đầy đủ gà, các món luộc, xào, canh, miến, rượu và mâm ngũ quả, bánh kẹo, cau trầu. Đặc biệt, vàng mã, tiền âm phải được chuẩn bị chu đáo để Tổ tiên có đủ lệ phí về trời.
Cách chuẩn bị lễ cúng hóa vàng cũng giống như lễ cúng giá tiên gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).
Mâm cỗ mặn hoặc chay cũng đầy đủ các món đặc trưng của mâm cúng ngày Tết như món luộc, xào, canh, miến, rượu. Nếu cúng mặn thì mâm cơm không thể thiếu con gà trống.
Tiến sĩ cho biết thêm, sau khi cúng lễ, gia chủ sẽ tiến hàng đốt phần tiền, vàng. Phần tiến vàng của gia thần sẽ được hóa trước, tiền vàng và đồ dùng của Tổ tiên sẽ hóa sau.
Ngày nay, việc chọn làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào hoàn cảnh, thời gian của mỗi gia đình. “Có những gia đình con cái tập trung đông đủ vào mùng 2 thì họ làm lễ hóa vàng, nhưng cũng có gia đình bận rộn mà tới mùng 5 mới hóa vàng được. Do vậy, không bắt buộc phải làm lễ hóa vàng vào một ngưỡng cụ thể nào. Trong khoảng từ mùng 3 tới mùng 10 Tết gia chủ có thể làm lễ hóa vàng”, tiến sĩ Vịnh chỉ rõ khoảng thời gian gia chủ nên làm cơm cúng hóa vàng.
Từ xa xưa, tại nơi đốt hóa vàng người ta đặt vài cây mía dài để làm “phương tiện” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.

Đầu năm, cúng sao giải hạn tại nhà thế nào?

Ông bà ta xưa quan niệm rằng mỗi năm, mỗi người có một ngôi sao chiếu mệnh như: La Hầu, Thổ Tú, Thuỷ Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hán, Kế Đô.

Mâm cỗ cúng gia tiên ngày Tết cần những gì?

(Kiến Thức) - Cỗ cúng gia tiên ngày Tết mỗi nơi mỗi khác vùng miền nhưng cơ bản thường có đủ bánh chưng, dưa hành, các món xào món nấu, giò thủ giò lụa.

Khi viết cuốn "Việt Nam phong tục", học giả Phan Kế Bính kế thừa phong tục thời trước đúc kết rằng: “Sáng mồng một Tết thì làm cỗ cúng gia tiên và cúng cả Thổ Công, Táo Quân, Nghệ sư… cỗ bàn to nhỏ thế nào cũng được, nhưng làm sao cũng phải có bánh chưng, cá kho, giò, chả, dưa hành, thịt bò mới ra cỗ ngày Tết”.
Bánh chưng, giò chả, dưa thành là những thứ đặc trưng của thực phẩm ngày tết nên không thể thiếu. Mặt khác đây cũng là các thứ thực phẩm đã chuẩn bị sẵn từ trước nên không mất nhiều thời gian để làm. Tuy nhiên nếu chỉ có thế thì cũng chưa thành một mâm cỗ được.

Tin mới