Ngày 22/4, theo một đoạn video do phía Nga công bố, Lữ đoàn cơ giới độc lập số 72 (72 ОМБр) của Quân đội Ukraine, đã đưa một lực lượng gần một tiểu đoàn và hơn 30 phương tiện chiến đấu, tấn công trạm kiểm soát trong làng Goptovka thuộc Kozachalopani ở khu vực Kharkiv; gần giáp khu vực Belgorod của Nga. |
Một trận mưa tên lửa của Nga đã trút xuống đơn vị của Lữ 72 Quân đội Ukraine; và trong trận chặn kích này, xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M mới của Nga đã xuất trận; kết quả là quân Ukraine bị thiệt hại 8 xe tăng và xe chiến đấu bộ binh, buộc quân Ukraine phải vội vã rút lui. Ảnh: Xe tăng Ukraine bị T-90M của Nga phục kích tiêu diệt. |
Đây là lần xuất hiện đầu tiên và có thể là kỷ lục chiến đấu thực tế đầu tiên, mà xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M của Nga đạt được, kể từ khi được biên chế năm 2020. Ảnh: Xe tăng Ukraine bị T-90M của Nga phục kích tiêu diệt. |
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M Proryv-3 là mẫu xe tăng mới do Nhà máy xe tăng Ural phát triển, dựa trên cơ sở xe tăng chiến đấu chủ lực T-90AM / MS, có thể coi đây là phiên bản cải tiến cuối cùng của dòng xe tăng T-90. Ảnh: Xe tăng Ukraine bị T-90M của Nga phục kích tiêu diệt. |
T-90M Proryv-3 có kíp lái 3 người, trọng lượng chiến đấu 50 tấn, tốc độ tối đa 60-70 km/h, tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng là 22,6 mã lực/tấn; tầm hoạt động 550 km, vượt vách hụt 0,8 mét, vượt hào rộng 2,85 mét. Khả năng đi ngầm 1,2 mét; nếu có thiết bị, có thể đi ngầm sâu 5 mét. Ảnh: Xe tăng Ukraine bị T-90M của Nga phục kích tiêu diệt. |
T-90M Proryv-3 giống như T-90A, vẫn được điều khiển bằng cần điều khiển, mà không sử dụng vô lăng hình chữ T. Các camera cũng được lắp đặt xung quanh thân xe, để cung cấp cho người ngồi trong xe tầm nhìn giám sát 360 độ, có lợi cho việc di chuyển của xe và cải thiện nhận thức tình huống. Ảnh: Biểu tượng của đơn vị Ukraine bị bỏ lại sau trận phục kích. |
Đặc điểm nhận dạng lớn nhất của T-90M là tháp pháo; cuối cùng, T-90M đã loại bỏ những hạn chế về tháp pháo cũ của dòng T-72 và thay thế nó bằng một tháp pháo hàn mới (kế thừa từ T-90MS), giúp tăng cường lớp giáp composite và thuận lợi hơn khi lắp đặt giáp phản ứng nổ Relikt. Ảnh: Xe tăng Ukraine bị T-90M của Nga phục kích tiêu diệt. |
Với lớp giáp mới, khả năng phòng thủ chống lại đạn xuyên giáp động năng của T-90M tăng lên khoảng 1,5 lần, độ sâu xuyên giáp giảm xuống hơn 50%; khả năng phòng thủ chống lại đạn xuyên giáp nổ lõm, được tăng lên khoảng 2 lần, và độ sâu xuyên giáp giảm hơn 80%. |
Việc bố trí giáp phản ứng nổ ở phía trước của T-90M phía trước tháp pháo giúp nó có thể phân biệt nó với T-80BVM và T-72B3M. Phần dưới tháp pháo của xe cũng được trang bị giáp treo và giáp lồng ở phía sau tháp pháo, động cơ và phía sau, có thể bảo vệ chống lại đạn chống tăng RPG và các loại đạn khác với trọng lượng tương đối nhẹ. |
T-90M Proryv-3 cũng được trang bị diềm váy bằng cao su và kim loại ở hai bên hông xích; xung quanh xe được lắp đặt hệ thống báo động laze. Khi phát hiện đạn chống tăng dẫn đường bằng laze chiếu xạ, ống phóng lựu khói sẽ được kích hoạt, để phóng lựu đạn khói nhằm che chắn cho xe tăng. |
T-90M được trang bị pháo tăng 2A46M-5, độ chính xác khi bắn của nó cao hơn 2A46M-1 khoảng 15% và độ tản mát của đạn pháo giảm 41%. Pháo sử dụng được đạn xuyên giáp 3VBM22 và 3VBM23, được trang bị lõi uranium làm nghèo 3BM59 và lõi hợp kim vonfram 3BM60; ở cự ly 2 km, có thể xuyên giáp đồng nhất tương đương 740 và 660 mm. |
Pháo 2A46M-5 trang bị bộ nạp đạn tự động bàn xoay cải tiến, chứa được 22 viên đạn; nhưng đồng thời tháp pháo cũng được trang bị một khoang chứa đạn ở đuôi tháp pháo rất lớn, sử dụng thiết kế nhiều ngăn, cải thiện đáng kể khả năng sống sót của kíp xe, khi xe bị trúng đạn. |
T-90M sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực Karina, hệ thống này cuối cùng cũng bắt kịp xu hướng thế giới, bao gồm khả năng quan sát ngày và đêm đa chế độ của pháo thủ Pine-U, kính ngắm toàn cảnh của trưởng xe PK PAN, kết hợp với máy tính chiến thuật 1B528-2. |
Với hệt thống điều khiển hỏa lực Karina, pháo thủ có thể chuyển đổi nhiều chế độ như ngắm ánh sáng trắng, thiết bị nhìn đêm hồng ngoại, thiết bị ngắm tên lửa, máy đo xa. Hệ thống có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 2.000 mét. |
Ngoài ra, T-90M có thể kết nối với xe tăng chỉ huy T-90MK, thông qua hệ thống chỉ huy tự động của tiểu đoàn xe tăng (ASUTB), để nhận dữ liệu điều khiển hỏa lực, được phân phối thống nhất, nhằm mục đích liên thông dữ liệu, trong đội hình chiến đấu của tiểu đoàn xe tăng. |
T-90M xuất hiện lần này cũng khoác lên mình lớp áo ngụy trang màu xanh lá cây, cụ thể là hệ thống ngụy trang kiểu áo choàng Nakidka. Đây là lớp vỏ ngụy trang được làm bằng vật liệu đặc biệt, có khả năng hấp thụ sóng radar và bức xạ hồng ngoại; có thể làm giảm các đặc tính hồng ngoại, bức xạ nhiệt và dải tần radar của xe tăng. |
Với lớp áo ngụy trang Nakidka, T-90M có thể giảm độ phản xạ sóng radar ở dải sóng cm giảm xuống còn 1/6, dải sóng milimet bị giảm 1/4; giảm hơn một nửa bức xạ nhiệt. Có thể vì lý do này mà quân đội Nga đã phục kích thành công quân Ukraine. |
Đánh giá về tính năng của T-90M, nó hoàn toàn có thể đè bẹp nhiều loại xe tăng khác nhau, hiện được trang bị trong Quân đội Ukraine (thậm chí là nhiều loại xe tăng phương Tây viện trợ); nên việc đạt được chiến thắng như vậy, trong lần thực chiến đầu tiên, không có gì là ngạc nhiên. |
Điều duy nhất hạn chế T-90M hiện nay là số lượng sản xuất quá ít; theo thông tin, chỉ có khoảng từ 30 đến 66 chiếc vào thời điểm tháng 8/2021. Tốc độ sản xuất T-90M bị giới hạn bởi chi phí quân sự hạn hẹp, vì vậy nó chỉ có thể được trang bị cho sư đoàn tăng cận vệ Taman. Điều này cho thấy tốc độ nâng cấp xe tăng của Nga là quá chậm. |