Mang 6 động cơ, máy bay ném bom siêu âm Mỹ mạnh tới chừng nào?
(Kiến Thức) - North American XB-70 Valkyrie là một mẫu máy bay ném bom chiến lược tốc độ siêu thanh, được Không quân Mỹ phát triển vào cuối năm 1950, chiếc Valkyrie có tới 6 động cơ phản lực cỡ lớn, đạt được tốc độ lớn nhất Mach 3.
Tuấn Anh
Xem toàn bộ ảnh
Bắt đầu được nghiên cứu từ những năm 50 của thế kỷ trước, máy bay ném bom siêu âm XB-70 Valkyrie được hy vọng sẽ là kẻ thay thế cho pháo đài bay B-52 trong thời kỳ máy bay phản lực siêu âm lên ngôi. Nguồn ảnh: Flickr.
Chiếc máy bay phản lực có 6 động cơ này được thiết kế với yêu cầu có tầm bay nhiều nghìn dặm (mỗi dặm tương đương 1,6 km). Kèm theo đó, tốc độ tối đa của máy bay ở độ cao 21.000 mét phải là trên Mach 3. Nguồn ảnh: Flickr.
Tốc độ Mach 3 khiến máy bay ném bom XB-70 vượt qua mọi loại tốc độ của các máy bay đánh chặn khi nó ra đời (vào khoảng năm 1960) vì vào thời gian này, không một máy bay đánh chặn nào do Liên Xô phát triển có khả năng bay với tốc độ tương đương. Nguồn ảnh: Flickr.
Thêm vào đó, tốc độ Mach 3 cũng giúp XB-70 Valkyrie vượt qua mọi hệ thống radar của Liên Xô. Mặc dù không có khả năng tàng hình, XB-70 Valkyrie sẽ vượt qua mọi màn hình radar của đối phương trong chớp mắt, khiến cho hệ thống phòng thủ không đủ thời gian để khoá mục tiêu và khai hoả. Nguồn ảnh: Flickr.
XB-70 Valkyrie có phi hành đoàn 2 người, chiều dài của máy bay đạt 57,6 mét, sải cánh rộng 32 mét và có chiều cao 9,1 mét. Chiếc máy bay này có thiết kế cánh kiểu tam giác, sải cánh rộng 585 mét vuông cung cấp cho nó lực nâng khổng lồ. Nguồn ảnh: Flickr.
Cụ thể, XB-70 có trọng lượng rỗng vào khoảng 115.000 kg trong khi đó nó có thể cất cánh được với trọng lượng tối đa 246.000 kg. Điểm đặc biệt của chiếc máy bay này đó là dù được trang bị tới 6 động cơ nhưng nó chỉ có hai cửa hút gió - đồng nghĩa với việc ba động cơ sẽ dùng chung một cửa hút. Nguồn ảnh: Flickr.
XB-70 Valkyrie trong một cuộc bay thử va chạm với một chiếc F-104. Kết quả là chiếc F-104 nổ ngay trên không trung còn cánh đuôi dọc của XB-70 Valkyrie bị vỡ vụn tuy nhiên nó vẫn hạ cánh được thành công. Nguồn ảnh: Flickr.
Tốc độ tối đa của chiếc máy bay ném bom chiến lược này lên tới Mach 3.1 tương đương với 3309 km/h - tốc độ nhanh hơn bất cứ loại máy bay nào của thời đó. Ngoài ra, tốc độ hành trình của nó cũng lên tới Mach 3 - một tốc độ hành trình không tưởng. Nguồn ảnh: Flickr.
Valkyrie có tầm bay tối đa khoảng 7000 km cho một nhiệm vụ oanh tạch, trần bay tối đa lên tới 22,6 km. Một điểm đáng tiếc là không quân Mỹ chưa từng thử nghiệm mang vũ khí với XB-70 nên chưa biết loại máy bay này có thể mang được tối đa bao nhiêu bom. Nguồn ảnh: Flickr.
Một trong những điều khiến Valkyrie bị loại khỏi chương trình nghiên cứu đắt đỏ của Không quân Mỹ đó là hệ thống động cơ dùng chung cửa hút của nó rất hay bị lỗi, dẫn tới cháy, nổ ngay trong điều kiện hoạt động lý tưởng nhất. Điều này khiến Không quân Mỹ hoài nghi về độ ổn định của Valkyrie. Nguồn ảnh: Flickr.
Nếu không tính vụ va chạm với chiếc F-104 nói trên, tự bản thân XB-70 cũng đã gặp phải hai vụ tai nạn kinh hoàng chỉ trong thời gian ngắn. Cụ thể, vào ngày 7/5/1965, họng hút gió của động cơ chiếc XB-70 đã bị lỗi, ảnh hưởng tới cả 6 động cơ. Kết quả là cả 6 động cơ trên chiếc XB-70 đó đều bị hỏng ngoài khả năng sửa chữa và cũng không được thay mới do quá tốn kém. Nguồn ảnh: Flickr.
Chưa tới nửa năm sau, vào ngày 14/10/1965, một chiếc máy bay ném bom XB-70 Valkyrie khác cũng gặp phải vấn đề khi đang thử nghiệm bay hành trình ở tốc độ Mach 3, nhiệt lượng toả ra từ động cơ và ma sát không khí quá lớn khiến nhiều bộ phận trên máy bay bị quá nhiệt, hư hỏng nặng phần cánh. Sau vụ tai nạn này, tốc độ giới hạn của XB-70 bị hạ xuống còn Mach 2.5. Nguồn ảnh: Airplane.
Cuối cùng, chương trình nghiên cứu XB-70 đã bị Không quân Mỹ đình chỉ vô thời hạn. Tổng cộng chương trình này tốn của không quân Mỹ 1,5 tỷ USD cho hai chiếc XB-70 được ra đời - tương đương giá thành mỗi chiếc là 750 triệu USD. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Máy bay ném bom XB-70 Valkyrie hạ cánh khẩn cấp sau khi bị hỏng nặng vì... bay ở tốc độ quá nhanh dẫn đến việc làm hư hại các thiết bị trên máy bay do nhiệt lượng ma sát với không khí sinh ra quá lớn. Nguồn: @AmazingInfoTV.