- Nhung hươu là sừng non (lộc) của hươu đực, được coi là một trong bốn thượng dược (sâm, nhung, quế, phụ). Nhưng theo các chuyên gia, dùng nhung hươu cũng phải đúng cách nếu không sẽ "lợi bất cập hại".
TTƯT Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam chia sẻ, nhung hươu là sừng non của hươu đực, hoặc con nai. Trong nhung hươu chứa 52,5% protit, 2,5% lipit, chất keo (keratin), 34% muối khoáng và một chất nội tiết tố (hormon) gọi là lộc nhung tinh.
Nhung hươu |
Nếu người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm, bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, người bị nóng do âm hư sinh nội nhiệt, người hẹp van tim cũng không nên dùng nhung. Đã có trường hợp do không biết cách chế biến, không cạo lông nhung nên tuy ngâm rượu mà chất bổ không ra, uống phải lông nhung sau 1 tháng bị viêm ruột, viêm đường tiêu hóa. Khi ruột đã bị viêm do lông của nhung hươu thì cực kỳ khó chữa.
ThS.BS Nguyễn Thị Hằng, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam cho biết, muốn ngâm rượu, cần làm sạch lông tơ của nhung bằng cách nung đỏ một que sắt rồi lăn đi lăn lại cho cháy hết lông hoặc đốt với cồn 90o cho sạch lông, rồi lau sạch bằng rượu gừng (có thể nhúng nước sôi cạo sạch, để khô, thái mỏng bằng dao cầu). Nếu nhung quá cứng có thể đồ cho mềm rồi thái. Hoặc tẩm nhung vào rượu cho mềm, thái mỏng, sấy khô.
Lương y Vũ Quốc Trung chia sẻ, người trẻ tuổi ăn nhiều béo phì. Nhung hươu có tác dụng chính là tăng cường nội tiết tố nam, nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ. Những trường hợp cơ thể bình thường không nên dùng. Cách người ta hay dùng là sấy khô, nghiền thành bột, nấu cháo ăn, hoặc dùng tươi, hoặc cắt nát ngâm rượu uống.