Măng ngon nhưng lại chứa một chất có hại cho cơ thể

Măng chứa một lượng cyanide rất cao, dưới tác dụng của enzyme trong dạ dày, cyanide sẽ chuyển hóa thành HCN - một chất độc hại cho cơ thể.

Tôi rất thích ăn măng nhưng gần đây tôi nghe nói ăn măng có thể ngộ độc. Điều này có đúng không? (Vũ Ngọc Hà - Hai Bà Trưng, Hà Nội).
PGS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội tư vấn:
Măng được coi là “vàng xanh” trong các thực vật làm thức ăn của núi rừng. Ở nhiều địa phương, măng là thực phẩm chủ yếu thay thế các loại rau xanh. Không chỉ ngon miệng, nó còn có giá trị dinh dưỡng rất lớn, tốt cho sức khỏe.
Măng giàu chất xơ, chứa phytosterol có khả năng ngăn chặn cholesterol xấu và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch. Măng tre có chứa các chất dinh dưỡng chính như protein, carbohydrate, axit amin, khoáng chất, đường, các muối vô cơ. Măng chứa nhiều Phytosterol đánh bay các cholesterol xấu. Vì vậy, người có bệnh tim mạch có thể ăn măng 1-2 bữa/tuần.
Mang ngon nhung lai chua mot chat co hai cho co the
Măng giàu chất dinh dưỡng nhưng cần chế biến đúng cách. Ảnh: Nongsan.vn 
Măng là thực phẩm vàng cho người giảm cân vì hàm lượng calo trong măng thấp, bổ sung nhiều chất xơ. Ngoài ra, chất xơ trong măng nhiều giúp người ăn phòng ngừa các vấn đề như bệnh trĩ, viêm túi thừa.
Tuy nhiên, măng chứa một lượng cyanide (Cyanua) rất cao, khi ăn vào đường tiêu hóa dưới tác dụng của enzym tiêu hóa trong dạ dày, cyanide sẽ chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN) - một chất cực kỳ độc hại cho cơ thể.
Theo Cục An toàn Thực phẩm, 100gram măng tươi chưa luộc chứa 32mg HCN, măng luộc kỹ còn 2,7 mg, măng tươi ngâm chua 2,2mg HCN, nước luộc măng 10mg. Người ăn 50-60mg HCN (tương đương 200gram măng tươi).
Tuy nhiên, axit HCN dễ bay hơi. Vì vậy, từ xa xưa, người dân đã sử dụng măng tươi luộc kỹ hoặc phơi khô, ngâm chua để đánh bay các độc tố. Vì vậy, để ăn măng an toàn, bạn tuyệt đối không dùng măng tươi làm nộm, lấy nước luộc măng uống chữa bệnh…
Khi ăn măng khô, bạn cần rửa thật sạch để loại bỏ hết lớp chất bẩn và bụi bám trên bề mặt. Sau đó, ngâm cho măng nở trong ít nhất 5-6 tiếng, cũng có thể ngâm măng qua đêm để khi nấu mềm đều hơn. Trong quá trình ngâm, cần thường xuyên thay nước để giúp lọc sạch vị đắng và chất bẩn còn lại trong măng.
Lưu ý, những người không nên ăn măng là người già, người bị bệnh thận, các bệnh tiêu hóa, trẻ em và phụ nữ mang thai.

Thứ rau hoàng đế hỗ trợ tuyệt vời cho chuyện phòng the

Măng tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch để chống lại bệnh tật.

Thứ rau hoàng đế hỗ trợ tuyệt vời cho chuyện phòng the

Tên khoa học của Măng tây là Asparagus officinalis. Phần thân mầm nằm trong đất (măng non) có hàm lượng dinh dưỡng cao (protit 2,2%, gluxit 1,2%, xenluloza 2,3% tro 0,6%, canxi 21mg%). Măng tây chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch để chống lại bệnh tật,hãy cùng tìm hiểu về loại thực phẩm quý giá này và những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại.

Thu rau hoang de ho tro tuyet voi cho chuyen phong the


 

1. Kháng viêm mạnh, măng tây chứa các chất như protodioscin, sarsasapogenin, asparanin A, saponins và diosgenin có vai trò chống viêm nhiễm.

2. Chống oxy hóa tế bào, măng tây chứa nhiều vitamin C, beta carotene, khoáng tố gồm kẽm, mangan, selen, và một lượng lớn vitamin E, chất glutathione - được xem là chất chống oxy hóa tế bào.

Thu rau hoang de ho tro tuyet voi cho chuyen phong the-Hinh-2

3. Phòng ngừa loãng xương, măng tây chứa nhiều vitamin K. Vitamin K không chỉ cầm máu mà còn cần cho sự duy trì nồng độ chất khoáng của xương.

4. Làm mạnh hệ tiêu hóa, măng tây có chứa chất inulin, chất này không tiêu hóa ở ruột non mà đến ruột già hỗ trợ cho các vi khuẩn sống cộng sinh trong ruột, nhờ đó tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.

Thu rau hoang de ho tro tuyet voi cho chuyen phong the-Hinh-3

5. Ổn định đường huyết, măng tây chứa nhiều vitamin B1, B2, B3, B6, axit folic. Vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa đường và tinh bột, giúp điều hòa đường huyết, ngoài ra chất xơ cũng tốt cho người tiểu đường type 2.

6. Cải thiện sức khỏe tim mạch, nhóm vitamin B trong măng tây giúp điều hòa lượng homocystein trong máu, chất này khi có nhiều trong máu dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Thu rau hoang de ho tro tuyet voi cho chuyen phong the-Hinh-4

7. Kháng ung thư, các nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy măng tây làm thay đổi biến dưỡng của nhiều loại tế bào gây ung thư, những thử nghiệm này còn đang được tiến hành trong tương lai.

8. Lợi tiểu, ngừa sỏi thận, măng tây có chứa asparagin, một axit amin giúp tăng lượng nước tiểu và giúp làm tan axit uric và axit oxalic nguyên nhân gây sỏi thận.

Thu rau hoang de ho tro tuyet voi cho chuyen phong the-Hinh-5

9. Hỗ trợ sinh sản, các nhóm chất saponin có trong măng tây đã góp phần gia tăng hormone sinh dục. Măng tây còn giúp tăng tiết sữa.

Tuy nhiên, với những người mắc bệnh gout, đây là loại thực phẩm có purin cao nên có thể làm người bệnh đau khớp khi dùng.

Các bà nội trợ nên chọn mua măng tây tươi. Măng tây cần chọn cọng nhỏ, ngắn, mập mạp. Khi mua về, rửa sạch, để ráo nước, bào vỏ, bỏ bớt phần cứng của cuống măng, cắt làm đôi hoặc chẻ mỏng. Với măng đóng hộp sẽ không đủ thành phần dưỡng chất như măng tươi. Có thể chế biến măng thành nhiều món ăn. 

Bị mắng lười biếng, cháu dâu khiến bà sợ hãi tột độ

Bị bà nội chồng mắng lười biếng, nói lời khó nghe, cô A lao đến đánh đập bà lão không thương tiếc, khiến bà phải nhập viện.

Bị mắng lười biếng, cháu dâu khiến bà sợ hãi tột độ

Loại rau mùa đông bảo vệ mạch máu, nhuận tràng

Các chuyên gia dinh dưỡng đã liệt kê 4 lợi ích của măng, ăn vào mùa đông cực tốt gồm: Bảo vệ tim và ổn định điện áp, thanh nhiệt giải đờm, giảm béo, tăng cường miễn dịch.

Loại rau mùa đông bảo vệ mạch máu, nhuận tràng
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, măng có vị ngọt, hơi tính lạnh, không độc, chủ yếu dùng để giải khát, lợi tiểu, bổ khí, có thể ăn lâu dài. Măng mùa đông có tác dụng dưỡng âm, giảm hỏa, điều hòa và làm ẩm ruột, lợi tiểu và nhuận tràng, giảm đờm, nuôi dưỡng gan và cải thiện thị lực, thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

Tin mới