Mang thai sớm sau sinh mổ có nguy hiểm?

(Kiến Thức) -  Với kỹ thuật mổ ngang đoạn dưới lấy thai như hiện tại, các chuyên gia khuyến cáo người phụ nữ có thể mang thai lại sớm hơn so với trước đây.

Mang thai sớm sau sinh mổ có nguy hiểm?
Hỏi: Tôi sinh mổ được 9 tháng thì dính bầu được hơn 5 tuần. Tôi rất muốn giữ để dưỡng thai nhưng không biết sẽ ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi như thế nào? Xin bác sĩ tư vấn giúp nếu tôi làm như vậy liệu có ảnh hưởng đến cháu bé 9 tháng tuổi? - Nguyễn Bảo Lan (quận 2, TPHCM).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
ThS.BS Ngô Thị Yên, Khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Từ Dũ TPHCM: Mang thai sớm quá sau khi sinh mổ sẽ có nhiều bất lợi cho cả mẹ và trẻ. Với kỹ thuật mổ ngang đoạn dưới lấy thai như hiện tại, các chuyên gia khuyến cáo người phụ nữ có thể mang thai lại sớm hơn so với trước đây, nhưng ít nhất cũng nên 12 tháng sau khi mổ. 
Khi mang thai lại quá sớm sau mổ lấy thai có thể gặp một số ảnh hưởng như sau: Bà mẹ không có đủ sức khoẻ và thời gian vì vừa chăm con nhỏ vừa dưỡng thai tốt. Vết mổ lấy thai chưa lành sẹo tốt hẳn có thể gây đau trong thai kỳ, có thể dẫn đến phải sinh non. Thai nhi sẽ gặp nguy cơ sinh non và những nguy cơ của trẻ sơ sinh sinh non. Đối với em bé còn đang tuổi bú mẹ thì nguy cơ mất nguồn sữa mẹ. 
Tuy nhiên, trên thực tế cũng có vài trường hợp phụ nữ có thai lại sớm sau mổ lấy thai được dưỡng thai thành công. Em nên đến khám tại bác sĩ sản phụ khoa để cung cấp thêm một số thông tin về bản thân, hoàn cảnh thực tế để được tư vấn cụ thể và có quyết định phù hợp.

Những cấm kị ăn uống sau khi sinh mổ

Những cấm kị ăn uống sau khi sinh mổ
Mẹ bầu sau khi sinh mổ cần có một chế độ ăn đặc biệt để vết mổ chóng lành và co hồi tử cung nhanh chóng.

Mổ lấy thai là một vết thương lớn. Sau khi sinh, trong ổ bụng áp lực đột ngột làm giảm cơ bụng, nhu động ruột chậm lại, dễ bị táo bón vì vậy chế độ ăn uống của mẹ sinh mổ cần có nhiều khác biệt.

Bổ sung dinh dưỡng cho bà mẹ sinh mổ cần đặc biệt chú ý vào những điểm sau:

Ăn chay sáu giờ sau sinh


Sau khi sinh mổ ruột bị động chạm, dạ dày bị ức chế, sự hoạt động của ruột giảm. Do đó, sau khi phẫu thuật mà ăn nhiều sẽ tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu dễ dẫn tới táo bón và tăng thêm khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe.

Cho nên sau phẫu thuật trong 6 giờ thì không nên ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống. Nếu quá đói thì chỉ nên ăn nhẹ bằng các thức ăn dễ tiêu như súp, cháo trắng để tăng dần nhu động ruột, thúc đẩy "xì hơi" cũng như bài tiết dễ dàng.
 

Thay đổi dần lượng và loại thức ăn phù hợp


Sau khi sinh khoảng 1 - 2 ngày khả năng tiêu hóa còn yếu, nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, nhưng không ăn thức ăn có dầu mỡ. Sau sinh 3 - 4 ngày không vội vàng ăn một lượng quá nhiều các món canh. Sau một tuần thì các mẹ có thể ăn bình thường. Do cảm giác ngon miệng hơn nên có thể bổ sung thêm cá, trứng, thịt gia cầm...

Trong giai đoạn này, bạn ít vận động, lại ăn nhiều chất dinh dưỡng nên dễ bị táo bón. Vì thế hãy lựa chọn các rau xanh có tính mát như bí đao, rau ngót, mướp, rau mồng tơi... bổ sung thường xuyên vào bữa ăn của mình nhé!

Tránh các thực phẩm gây đầy hơi

Chức năng tiêu hóa sau sinh mổ cần có thời gian để phục hồi. Sau phẫu thuật nên tránh các loại thực phẩm dễ dàng lên men khí như đường, sữa đậu nành, tinh bột... để ngăn ngừa đầy hơi.

Không ăn đồ tanh
Bạn nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay, đồng thời cũng không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu lành.

Những cấm kỵ ăn uống sau khi sinh mổ

- Tuy bạn có vết mổ nhưng việc kiêng khem chỉ thực hiện với một số thức ăn không tốt cho quá trình lành sẹo như: Đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà... vì chúng là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi...

- Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đặc.

- Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen để tránh vết sẹo sâu hơn. Đồng thời cũng không nên dùng các thực phẩm có tính kích thích như cà phê, chè, hạt tiêu hay rượu vang...

Ngoài ra, thực phẩm lạnh như bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê... nên nhịn ăn sau 40 ngày để ngăn chặn thiệt hại cho đường tiêu hóa và răng.

- Trong giai đoạn sản dịch đang ra rất nhiều này, bạn cũng nên ăn nhiều chất có tác dụng co hồi tử cung giúp đẩy nhanh chất dịch ứ đọng trong buồng tử cung.

Theo Tri thức trẻ

Đẻ mổ có sinh được con lần 3?

(Kiến Thức) - Mọi lần có thai và sinh đẻ đều gây nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của chị em.

Đẻ mổ có sinh được con lần 3?
Hỏi: Tôi đã có hai cháu (sinh bằng phương pháp mổ do tôi khó đẻ). Nay tôi muốn sinh thêm một cháu nữa nhưng lại lo ngại về việc phải mổ lần 3. Có phải khi sinh mổ thì không được sinh nhiều hay không? Tôi thấy các cụ ngày xưa toàn đẻ thường, sinh 6 - 7 người con mà vẫn khoẻ. Vậy nếu đẻ thường thì mới sinh được nhiều con đúng không? - Phạm Thị Huyền (Thái Nguyên).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

12 tác hại của việc nghiện rượu mãn tính đến sức khỏe

(Kiến Thức) - Nếu bạn nghĩ rằng uống rượu chỉ gây nên bệnh gan và tai nạn xe hãy nghĩ lại.

12 tác hại của việc nghiện rượu mãn tính đến sức khỏe
12 tac hai cua viec nghien ruou man tinh den suc khoe

Thiếu máu. Uống nhiều rượu có thể khiến số lượng tế bào máu đỏ mang oxy thấp một cách bất thường. Tình trạng này được gọi là thiếu máu, gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm mệt mỏi, khó thở và kém minh mẫn.