Mang vật giống củ cải đi thẩm định, người đàn ông hoảng hồn

Chưa kịp vui mừng khi biết 'củ cải' của mình có giá trị lớn thì lời tiếp theo của chuyên gia khiến người đàn ông giật mình hoảng sợ.

Chưa kịp vui mừng khi biết "củ cải" của mình có giá trị lớn thì lời tiếp theo của chuyên gia khiến người đàn ông giật mình hoảng sợ.
Trong chương trình thẩm định bảo vật ở Trung Quốc, một người đàn ông đã mang “củ cải” trang trí của nhà mình đến để các chuyên gia định giá.
Chuyên gia kiểm tra rồi cau mày nói: “Vật này không thể buôn bán, tốt nhất là cất kỹ trong nhà”. Tại sao lại như vậy?
Mang vat giong cu cai di tham dinh, nguoi dan ong hoang hon
 
Người đàn ông giới thiệu về chiếc “củ cải” mình mang đến chương trình. Anh nói rằng: “Thưa các chuyên gia và khán giả trong trường quay, củ cải các vị đang thấy trước mắt có màu trắng đục, là vật trang trí của nhà tôi hơn 30 năm”.
Theo lời người đàn ông chia sẻ, "củ cải" ban đầu có màu đỏ, lá xanh, nhưng sau vài năm, màu sắc của nó trở nên nhạt hơn và cuối cùng chuyển sang màu trắng. Gia đình luôn nghĩ rằng củ cải này là tác phẩm nghệ thuật bình thường, chẳng qua là thấy nó đẹp nên trưng trong nhà, ngoài ra không đặc biệt chú ý đến giá trị của nó.
Tuy nhiên, trong một lần tình cờ, gia đình phát hiện trong bảo tàng Văn hóa Hà Nam có một “củ cải” tương tự, thân đỏ lá xanh, gần giống hệt với hình dạng của củ cải trong nhà. Chỉ khác ở chỗ, bảo tàng Văn hóa Hà Nam lại xem “củ cải” này là vật trân quý, trưng bày trong lồng kính.
Mang vat giong cu cai di tham dinh, nguoi dan ong hoang hon-Hinh-2
"Củ cải" được trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Hà Nam 
Nhận ra điểm kỳ lạ, gia đình người đàn ông hoài nghi “củ cải” nhà mình không phải là vật trang trí bình thường, thậm chí có thể là bảo vật quốc gia hay di vật lịch sử nào đó.
Để làm rõ phỏng đoán này, người đàn ông đã quyết đình mang “củ cải” tham gia chương trình thẩm định bảo vật, nhờ chuyên gia xác định xuất xứ nguồn gốc và giá trị của nó.
Sau khi nhìn thấy “củ cải” sống động của người đàn ông, các chuyên gia mới tiết lộ cho anh cùng khán giả ở trường quay rằng: “Củ cải này được làm bằng ngà voi, màu đỏ ban đầu của nó được sơn nhuộm bằng phương pháp đặc biệt của người thời xưa”.
Theo đó, do gia đình người đàn ông bảo quản không đúng cách nên màu đỏ dần nhạt đi, "củ cải" ngà voi trở về với màu trắng nguyên bản.
Từ hình dạng, chuyên gia nhận định "củ cải" của người đàn ông và "củ cải" ngà voi được trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Hà Nam có nguồn gốc lâu đời, đều là cổ vật tinh tế có giá trị rất lớn.
Tuy nhiên, vì không được bảo quản tốt và bị phai màu nên giá trị chiếc "củ cải" của người đàn ông giảm đi rất nhiều, đương nhiên không thể tương xứng với "củ cải" ngà voi ở bảo tàng.
Mang vat giong cu cai di tham dinh, nguoi dan ong hoang hon-Hinh-3
 
Mang vat giong cu cai di tham dinh, nguoi dan ong hoang hon-Hinh-4
 
Người đàn ông nghe kết luận này, mặc dù có chút tiếc nuối nhưng vẫn cảm thấy vui vì biết vật trang trí trong nhà lại được làm bằng ngà voi quý giá. Thế nhưng chưa kịp “nhảy chân sáo” ra về thì lời tiếp theo của chuyên gia khiến anh hoảng sợ không thôi.
Chuyên gia cho rằng: “Củ cải này là vật trân quý nên phải được bảo quản đúng cách, nếu không thì giá trị của nó sẽ ngày càng tụt giảm, cuối cùng hư hại thì chỉ còn là vật bỏ đi không hơn không kém”.
Họ nói thêm: “Điều quan trọng hơn nữa là vật này được làm bằng ngà voi, không thể được giao dịch mua bán, bởi lẽ nhà nước nghiêm cấm nạn buôn bán ngà voi quý hiếm. Nếu thấy nó có giá trị lớn mà trót dại mang đi bán thì chắc chắn sẽ bị xử lý theo pháp luật”.
Người đàn ông nghe vậy, mồ hôi túa đầy đầu vì anh cũng không rõ vì sao nhà mình lại có "củ cải" ngà voi này. Hơn nữa, anh càng thất vọng hơn khi biết vật giá trị mà không thể bán, chỉ có thể trưng trong nhà.
Anh cầm “củ cải” ra về, bỏ lại khán giả và các chuyên gia đang chìm trong im lặng, không biết nhận xét hay nói gì về trường hợp này.

Bí ẩn 3 bảo vật quốc gia thiêng liêng của Nhật Bản

(Kiến Thức) - Ba bảo vật quốc gia thiêng liêng gắn liền với hoàng gia Nhật Bản còn được gọi là Tam chủng Thần khí. Những bảo vật này hiếm khi được công khai nên thu hút sự tò mò của công chúng. 

Bi an 3 bao vat quoc gia thieng lieng cua Nhat Ban
Hoàng gia Nhật Bản là một trong những hoàng tộc nổi tiếng nhất thế giới. Những bí mật về họ luôn thu hút sự quan tâm của công chúng. Trong số này có 3 bảo vật quốc gia thiêng liêng tượng trưng cho ngôi vị của Nhật hoàng. 

Cận cảnh 5 bảo vật vô giá của Nữ hoàng Anh

Một số bảo vật vô giá như vương miện, đồ trang sức quý hiếm được đem trưng bày nhân kỷ niệm 70 năm trị vì của Nữ hoàng Anh.

Can canh 5 bao vat vo gia cua Nu hoang Anh

Sau đây là 5 bảo vật vô giá sẽ được trưng bày tại các cuộc triển lãm tổ chức ở một số nơi ở nước Anh, bắt đầu từ tháng 7 cho đến tháng 10 năm nay. Đây là dịp hiếm hoi dân chúng và những người hâm mộ Hoàng gia Anh được dịp chiêm ngưỡng bảo vật ngoài đời.

Can canh 5 bao vat vo gia cua Nu hoang Anh-Hinh-2
Vương miện Diamond Diadem: Chiếc vương miện này làm bằng 1.333 viên kim cương, được sử dụng cho lễ đăng quang của vua George IV vào năm 1821.
Can canh 5 bao vat vo gia cua Nu hoang Anh-Hinh-3
Nữ hoàng Anh lần đầu tiên sử dụng chiếc vương miện này vào năm 1952, chỉ vài ngày sau khi bà thừa kế ngai vàng. Nó sẽ được trưng bày tại Cung điện Buckingham từ 22/7 đến đầu tháng 10.
Can canh 5 bao vat vo gia cua Nu hoang Anh-Hinh-4
Vòng cổ Delhi Durbar: Chiếc vòng cổ lấp lánh làm từ 9 viên ngọc lục bảo và nhiều viên kim cương được cắt ra từ Cullinan, một trong những viên kim cương lớn nhất thời bấy giờ.
Can canh 5 bao vat vo gia cua Nu hoang Anh-Hinh-5
Đây là báu vật làm cho Vương hậu Mary để đánh dấu lễ đăng quang của vua George V. Chiếc vòng cổ được tạo ra tại Delhi Durbar vào năm 1911.
Can canh 5 bao vat vo gia cua Nu hoang Anh-Hinh-6
Trâm cài áo Flame-Lily: Đây là trâm cài áo được Nữ hoàng Anh lần đầu tiên sử dụng khi bà mặc áo tang sau sự ra đi của vua cha, Quốc vương George VI. 
Can canh 5 bao vat vo gia cua Nu hoang Anh-Hinh-7
Vào thời điểm vua cha băng hà, Nữ hoàng Anh đang có chuyến công du nước ngoài. Ngay khi bước xuống máy bay để chuẩn bị trở về hoàng gia, Nữ hoàng Anh đã mặc bộ đồ tang màu đen và đeo chiếc trâm này.
Can canh 5 bao vat vo gia cua Nu hoang Anh-Hinh-8
Chiếc trâm cài áo hình lá phong: Đây là một trong những chiếc trâm cài áo vô cùng nổi tiếng của người đứng đầu hoàng gia. Chiếc trâm cài này là món quà mà Nữ hoàng Anh nhận được trong chuyến đi đầu tiên tới Úc vào năm 1954.
Can canh 5 bao vat vo gia cua Nu hoang Anh-Hinh-9
Chiếc đầm và áo khoác màu ngọc lam, kết hợp với chiếc mũ kiểu cách đồng màu mà Nữ Hoàng Anh mặc nhân dịp đại lễ Kim cương, mừng 60 năm trị vì của bà. Đây là thiết kế của Angela Kelly, phụ tá cao cấp chuyên lo về trang phục của Nữ hoàng Anh. Ảnh: IT. 

Tin mới