Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.

Tiếp tục được đánh giá cao về xuất khẩu
Mảng xuất khẩu đã giúp Vinamilk trở thành một trong số ít doanh nghiệp “đảo chiều” thành công khi tình hình chung gặp nhiều khó khăn. Năm 2023, “ông lớn” ngành sữa công bố doanh thu thuần từ hoạt động xuất khẩu đạt hơn 5.000 tỷ đồng, tăng trưởng 4,4% so với năm trước, giúp doanh thu thuần của Vinamilk tăng 0,7% lên 60.369 tỷ đồng. Tính riêng quý IV/2023, doanh thu thuần xuất khẩu bứt phá mạnh mẽ với tỷ lệ tăng trưởng 19,3% so với cùng kỳ 2022.
Điểm lại, có thể nói 2023 là một năm sôi động của Vinamilk khi mở đầu với các hợp đồng được kí kết tại hội chợ lớn Gulfoods Dubai cho thị trường Trung Đông. Tiếp đó là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… với chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại liên tiếp của doanh nghiệp này. Quý III/2023, điểm sáng là việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu, phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc.
Mang xuat khau cua Vinamilk khoi sac nho cac thi truong chu luc
Vinamilk liên tiếp xuất hiện tại nhiều hội chợ quốc tế lớn ở các thị trường chủ lực như Dubal, Trung Quốc,… 
Chưa chia sẻ con số cụ thể, nhưng đại diện Vinamilk cho biết, mức tăng trưởng xuất khẩu trong quý I năm nay duy trì ở mức tích cực. Cuối quý I/2024, Vinamilk cũng đã hoàn thành đơn hàng lớn hơn 300 container gồm sữa bột trẻ em và bột dinh dưỡng để xuất khẩu đi Trung Đông.
Nhiều công ty chứng khoán dự báo hoạt động xuất khẩu sẽ trở thành điểm sáng của Vinamilk năm nay. Chứng khoán KB Securities (KBSV) dự báo trong năm 2024, khi nền kinh tế toàn cầu hồi phục, nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường xuất khẩu lớn của Vinamilk (Đông Nam Á, Trung Đông) sẽ tăng trở lại, đặc biệt là thị trường Trung Đông ngày càng ưa chuộng sữa của Vinamilk.
Khai thác đúng thế mạnh để tăng trưởng
Hiện động lực tăng trưởng doanh thu xuất khẩu của Vinamilk vẫn đến từ nhóm thị trường chính và chủ lực như Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đông Nam Á…
Đơn cử đối với Trung Đông, doanh thu xuất khẩu của thị trường này đã tăng gần gấp đôi 10 năm qua, và còn rất nhiều dư địa phát triển. Sau nhiều năm thống lĩnh thị trường ở phân khúc sữa bột trẻ em nhập khẩu, Vinamilk đã mở rộng danh mục sản phẩm tại đây lên 50 SKUs, với nhiều sản phẩm được R&D riêng cho thị trường này ở phân khúc cao cấp như sữa bột đặc trị, sữa bột người lớn, bột dinh dưỡng… Gần đây, Vinamilk đã cùng đối tác đẩy mạnh kênh y tế cho các dòng đặc trị và thương mại điện tử, thử nghiệm hình thức mới như bán hàng livestreams… để tiếp cận khách hàng tốt hơn.
Mang xuat khau cua Vinamilk khoi sac nho cac thi truong chu luc-Hinh-2
Nền tảng sản xuất vững chắc, năng lực phát triển sản phẩm linh hoạt và dịch vụ tận tậm là "kiềng 3 chân" cho mảng xuất khẩu của Vinamilk. 
Còn tại thị trường châu Á, doanh thu các sản phẩm sữa đặc, sữa tươi và sữa chua ăn cũng tăng trưởng tích cực khi sản phẩm Vinamilk ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Tín hiệu lạc quan từ Trung Quốc, sau lễ ký kết thỏa thuận hợp tác thì lô sữa chua hương vị sầu riêng đầu tiên của Vinamilk đã kịp lên kệ hàng tại Trung Quốc vào tháng cuối năm 2023. Trước đó, sữa đặc Ông Thọ - sản phẩm chủ lực của Vinamilk tại thị trường tỷ dân - cũng vừa chính thức có mặt tại chuỗi siêu thị lớn tại Quảng Châu.
Mang xuat khau cua Vinamilk khoi sac nho cac thi truong chu luc-Hinh-3
Sữa chua hương vị sầu riêng của Vinamilk xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. 
Tiềm năng vẫn còn nhiều
Dù sữa vẫn chưa phải là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam, nhưng với sự thay đổi nhanh chóng về xu hướng tiêu dùng trên thế giới, vẫn còn rất nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác. Vinamilk cũng đang đẩy mạnh các hoạt động mở rộng thị phần tại nhóm thị trường có thu nhập cao ở châu Á và một số thị trường mới tiềm năng như Trung & Nam Mỹ, khu vực Caribe.
Cũng theo KBSV, các thị trường phát triển cũng đón nhận sản phẩm của Vinamilk nhờ năng lực sản xuất, chất lượng đồng nhất và đáp ứng được các tiêu chuẩn về ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị). Ví dụ với thị trường châu Úc – khu vực đã thiết lập những “hàng rào xanh” trong nhập khẩu – sản phẩm do Vinamilk cung ứng đều sử dụng bao bì HDPE (bao bì dễ tái chế) và không có ống hút nhựa, nắp dễ mở hơn nhằm giảm rác thải nhựa ra môi trường. Nhờ đó, sản phẩm đã có mặt tại chuỗi siêu thị lớn Costco, Woolworths, Coles, Aldi, Foodstuff… với tăng trưởng doanh số hơn 10%/năm.
Hệ thống các trang trại, nhà máy phủ khắp cả nước, trong đó có các đơn vị đạt các tiêu chuẩn “xanh” hay chứng nhận về trung hòa Carbon... đang được Vinamilk tận dụng như một thế mạnh cạnh tranh khi xuất khẩu, đón đầu xu hướng dịch chuyển sản xuất của các quốc gia lớn sang Việt Nam.
Mang xuat khau cua Vinamilk khoi sac nho cac thi truong chu luc-Hinh-4
Nhiều sản phẩm mới đã được Vinamilk bổ sung vào danh mục xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu của các thị trường mới như Úc, New Zealand. 
Song song với các nỗ lực từ doanh nghiệp, các FTA mà Việt Nam đã ký tiếp tục là đòn bẩy giúp sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam rộng đường hơn đến các thị trường tiềm năng.
Có hơn 25 năm kinh nghiệm về xuất khẩu sữa, đến nay sản phẩm do Vinamilk sản xuất đã hiện diện tại hơn 60 quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, New Zealand, Úc, Trung Quốc… và tất cả các nước Đông Nam Á, với tổng kim ngạch xuất khẩu lũy kế vượt 3,2 tỷ USD./

Bắt khẩn cấp thanh niên sàm sỡ nữ sinh lớp 8

(Vietnamdaily) - Nam thanh niên thừa nhận sàm sỡ nữ sinh lớp 8 và khai thêm trước đó còn gây ra 3 sự vụ tương tự tại tỉnh Cao Bằng.
 

Bắt khẩn cấp thanh niên sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

HSBC dự phóng giá mục tiêu của cổ phiếu MSN đạt 98.000 đồng

(Vietnamdaily) - HSBC Research vừa công bố báo cáo ước tính kết quả kinh doanh Masan Group với định giá MSN ở mức 98.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 46.7% so với giá cổ phiếu này trong phiên sáng 19/4. 

HSBC du phong gia muc tieu cua co phieu MSN dat 98.000 dong
Dự báo giá cổ phiếu MSN tăng mạnh. 

Theo HSBC Research, Tập đoàn Masan đang có những tín hiệu tích cực về tình hình tài chính. Chi phí lãi vay của tập đoàn có khả năng giảm trong năm nay nhờ lãi suất vay VND giảm. Tuy nhiên, chi phí vay USD lại tăng do Masan thực hiện phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Việc giảm đòn bẩy nợ của Masan phụ thuộc vào việc bán cổ phần tại Masan High-Tech Materials (MSR) sau khi nhận khoản thanh toán nợ từ Bain Capital. Hiện nay, tổng nợ vay của Masan là 2,7 tỷ USD. Việc niêm yết thành công MCH và bán tháo MSR có thể giúp Masan giảm hơn một nửa đòn bẩy nợ hiện tại.

Biên lợi EBITDA của WinCommerce, mảng kinh doanh bán lẻ của Masan, đang tăng. Điều này giúp WinCommerce tạo ra nhiều tiền mặt hơn, qua đó giảm nhu cầu vay vốn của Masan.

Nhìn chung, áp lực tài chính đối với Masan đang giảm bớt nhờ các yếu tố như giảm lãi suất vay VND, bán cổ phần MSR và tăng biên lợi EBITDA của WinCommerce. Các nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào triển vọng tài chính tốt của Masan trong tương lai.

Do đó, HSBC giữ nguyên khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu MSN. Giá mục tiêu đã được tăng từ 91.000 đồng lên 98.000 đồng khi cập nhật giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết của các công ty trực thuộc tập đoàn.