Mang Yang – Gia Lai hội đủ yếu tố để trở thành “thiên đường bò sữa” Việt Nam

Nằm ở độ cao gần 800m so với mực nước biển với các điều kiện tự nhiên như quỹ đất lớn, đất – nước – không khí sạch, thời tiết mát mẻ quanh năm, Mang Yang – Gia Lai hội đủ yếu tố để trở thành “thiên đường bò sữa”.

Vấn đề này cũng đã được lãnh đạo tỉnh Gia Lai, các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học thảo luận tại buổi tọa đàm “Xây dựng Mang Yang – Gia Lai thành thiên đường bò sữa” vào ngày 16/4 vừa qua.
Mang Yang – Gia Lai hoi du yeu to de tro thanh “thien duong bo sua” Viet Nam
 
Dư địa phát triển ngành bò sữa nội địa còn rất lớn
TS Nguyễn Xuân Dương – Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi - chia sẻ thống kê năm 2023 cho thấy đàn bò trên khắp Việt Nam sản xuất được 1,2 triệu tấn sữa tươi. Nếu chia đều, mỗi người Việt uống 12 lít/năm. Nếu tính cả sữa nhập, mỗi người Việt mới dùng 28 lít sữa/năm. Hiện 60% sữa tiêu thụ trên thị trường vẫn từ nguồn nhập khẩu. Vậy nên, theo ông Dương, dư địa phát triển của ngành bò sữa nhằm tăng nguồn cung nội địa thay thế dần nhập khẩu ở Việt Nam rất lớn.

Mang Yang – Gia Lai hoi du yeu to de tro thanh “thien duong bo sua” Viet Nam-Hinh-2
TS Nguyễn Xuân Dương (chính giữa) phát biểu tại tọa đàm 
Cũng theo tiến sỹ Dương, để trở thành “thiên đường” cho bò sữa, các địa phương phải đạt 6 tiêu chuẩn gồm vùng nguyên liệu phải có quỹ đất lớn để có thể xây dựng chuồng trại tập trung – quy mô hiện đại; vùng nguyên liệu phải có nguồn nước sạch, đất sạch, không khí sạch để nuôi bò và trồng cỏ thâm canh; vùng chăn nuôi phải có khí hậu ôn hòa – mát mẻ; giao thông phải thuận lợi cho việc thu gom sữa; doanh nghiệp – hợp tác xã phải tạo điều kiện để người nông dân đủ điều kiện tài chính và hiểu biết, vì nuôi bò sữa phải đầu tư lớn, là công việc đòi hỏi kỹ năng – kỹ thuật cao, khó hơn nuôi các con vật khác như gà, heo…; và nuôi bò sữa cần phải có sự hỗ trợ từ chủ trương – chính sách – ý chí của Chính phủ và tỉnh thành.
“Theo nghiên cứu của các chuyên gia trong ngành chăn nuôi Việt Nam, thì huyện Mang Yang – Gia Lai một trong những địa phương hiếm hoi tại Việt Nam gần như thỏa mãn các điều kiện nói trên”, TS Nguyễn Xuân Dương khẳng định.
Minh chứng về tiềm năng trở thành thủ phủ bò sữa của Mang Yang
Làm rõ thêm vấn đề, ông Lưu Trung Nghĩa – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết: “Gia Lai là tỉnh rộng thứ nhì Việt Nam - chỉ sau Nghệ An. Diện tích huyện Mang Yang thậm chí bằng một vài tỉnh nhỏ. Chỉ cần vượt qua ‘cổng trời’ từ Bình Định đến Mang Yang, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc vì như được đắm chìm trong phòng có máy lạnh”.
“Khí hậu mát mẻ giúp Mang Yang đã thu hút Nutifood đến mở trang trại với đàn bò gần 12.000 cá thể - là một trong các trang trại khép kín quy mô lớn tại Việt Nam”, ông Nghĩa nói.

Mang Yang – Gia Lai hoi du yeu to de tro thanh “thien duong bo sua” Viet Nam-Hinh-3
Trang trại NutiMilk – “thiên đường” cho bò sữa 
Đại diện lãnh đạo huyện Mang Yang – Gia Lai phát biểu tại tọa đàm, Chủ tịch UBND huyện, ông Lê Trọng, khẳng định với khí hậu ôn hòa, mật độ dân số thấp, giao thông thuận lợi, địa phương có đủ tiềm năng để khai thác bò sữa nhưng chưa được khai thác hết. Việc Hoàng Anh Gia Lai đầu tư bò thịt hay Nutifood đầu tư bò sữa đều phù hợp với lợi thế nơi đây. Riêng trang trại bò sữa của Nutifood đã giúp người dân có thu nhập cao hơn, ổn định hơn khi chuyển sang trồng cỏ, trồng ngô để cung cấp nguyên liệu cho trang trại.
Tham gia tọa đàm với tư cách là nhà đầu tư tiên phong, ông Trần Bảo Minh, Phó Chủ tịch Nutifood phát biểu: “Chúng tôi hoàn toàn hài lòng với vùng nguyên liệu mà mình đã chọn bởi đàn bò nuôi tại Mang Yang – Gia Lai cho chất lượng sữa không những cao mà còn năng suất tốt. Mùa đông vừa qua, sữa từ đàn bò nhập từ Mỹ về đã cho 40 lít sữa/ngày/con, tương đương với các trang trại tại Mỹ”.
“Dù đã khởi động dự án được 4 năm nhưng Nutifood vẫn đang trên con đường hoàn thiện giống, kỹ thuật chăm sóc…Tức là, trong tương lai, sản lượng và chất lượng sữa từ trang trại NutiMilk của Nutifood còn tốt hơn. Hiện với lượng đạm đạt 3.5 gram và độ béo 4.0 gram/100ml, sữa tươi của Nutifood đã đạt chuẩn châu u”, ông Minh nói.

Mang Yang – Gia Lai hoi du yeu to de tro thanh “thien duong bo sua” Viet Nam-Hinh-4
“Sữa tươi từ trang trại NutiMilk đang nhận được sự quan tâm ưu ái của nhiều nhà nhà đầu tư, trong đó có các khách hàng đến từ Nhật Bản, Trung Quốc…”, ông Trần Bảo Minh – Phó chủ tịch HĐQT Nutifood - tiết lộ tại tọa đàm 
Một trong những khách hàng lớn trong nước của Trang trại bò sữa NutiMilk là KIDO Foods cũng có mặt tại buổi tọa đàm. Theo ông Mai Xuân Trầm – Tổng Giám đốc KIDO Foods - sữa chiếm 50% nguyên liệu để làm kem, nên chất lượng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các loại kem ngon. Lý do doanh nghiệp này chọn mua sữa tươi NutiMilk của Nutifood để làm kem vì độ đạm và béo cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn của KIDO Foods.
Chưa hết, doanh nghiệp này còn muốn gắn thêm nội dung “từ nguồn sữa tại Mang Yang - Gia Lai” trên bao bì khi xuất khẩu kem ra quốc tế trong tương lai.

Nutifood công bố đối tác đầu tiên thực hiện dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

Ngày 6/3/2024, Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood đã tổ chức Lễ ký kết với liên danh Công ty TNHH Chodai & Kiso - Jiban Việt Nam, Công ty TNHH Chodai, Công ty TNHH Kiến trúc Niwa.

Đây là bước đầu tiên trong quá trình triển khai dự án “nghìn tỷ” mà Nutifood đã cam kết tài trợ nhằm tri ân khách hàng và trao tặng người dân TP HCM vào cuối năm 2023.
Theo đó, liên danh Công ty TNHH Chodai & Kiso - Jiban Việt Nam, Công ty TNHH Chodai, Công ty TNHH Kiến trúc Niwa sẽ phối hợp cùng Nutifood thực hiện các hạng mục: Lập đề xuất dự án, Lập nhiệm vụ khảo sát bước báo cáo nghiên cứu khả thi, Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng, Lập báo cáo nghiên cứu khả thi (bao gồm thiết kế cơ sở).
Liên danh Công ty TNHH Chodai & Kiso - Jiban Việt Nam, Công ty TNHH Chodai, Công ty TNHH Kiến trúc Niwa cũng chính là đơn vị đạt giả nhất tại cuộc thi tuyển kiến trúc: Phương án thiết kế kiến trúc Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn theo quyết định số 4589/QĐ-UBND của TP HCM ký duyệt vào ngày 9/10/2023.

Quỹ phát triển tài năng Việt tặng hồ để dạy bơi cho trẻ em nghèo

Quỹ Phát triển Tài năng Việt đã quyết định tài trợ một chiếc hồ cho bà Sáu Thia, người phụ nữ đã có thâm niên 20 năm tình nguyện dạy bơi “không mất tiền” cho các bé tại xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Quy phat trien tai nang Viet tang ho de day boi cho tre em ngheo
Đại diện Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao tài trợ cho bà Sáu Thia 
Tại buổi Lễ khánh thành, ông Lê Nguyên Hòa, Giám đốc Quỹ Phát triển Tài năng Việt, cho biết:“Cả cuộc đời bà Sáu Thia đã giúp đỡ biết bao con người, trao động lực, cảm hứng cho biết bao thế hệ trẻ. Sự chất phác, mộc mạc, giản dị và tinh thần lạc quan của bà đã làm lay động nhiều người. Đó cũng chính là lý do mà Quỹ Phát triển Tài năng Việt muốn đồng hành cùng bà trên hành trình tạo ra những giá trị tốt đẹp cho xã hội”.
Được biết, lớp học đặc biệt của bà Sáu Thia ra đời cách đây tận 22 năm với chiếc “hồ” ban đầu được “tự chế” ngay trên bề mặt sông nước đặc thù tại địa phương. Do xuất thân trong gia đình là đặc công dưới nước thời kháng chiến, bà Sáu Thia bơi lội khá giỏi. Bà đã sáng tạo dùng những chiếc lưới đánh cá để cắm và cột dưới sông rồi quây lại thành “hồ” dạy bơi cho các bé.
Dù hoàn cảnh không khá giả gì, phải mưu sinh bằng nghề bán vé số, nhưng đau đáu trước tình trạng nhiều trẻ nhỏ bị đuối nước vì không biết bơi, bà quyết định “khởi nghiệp phi lợi nhuận”. Bà hiểu rằng bơi lội là một kỹ năng vô cùng cần thiết và quan trọng tại vùng sông nước Cửu Long. Về sau, với sự hỗ trợ của mạnh thường quân, bà Sáu Thia đã xây dựng một hồ bơi đặt trên đất liền, an toàn và vệ sinh hơn. Tuy nhiên, đến nay, hồ bơi nhân tạo này đã hoàn toàn hư hỏng do hết hạn sử dụng.
Do vậy, để duy trì tấm lòng cao đẹp và hoạt động ý nghĩa của bà Sáu Thia, cũng như để tiếp tục hỗ trợ cho việc dạy bơi miễn phí cho trẻ em nghèo nơi đây, Quỹ Phát triển Tài năng Việt đã quyết định xây dựng một hồ bơi mới đặt ngay tại nhà văn hóa của xã.
Quy phat trien tai nang Viet tang ho de day boi cho tre em ngheo-Hinh-2
 “Cô giáo” Sáu Thia cùng các học trò tại lớp bơi miễn phí bên chiếc hồ mới
Bên cạnh việc tài trợ xây dựng hồ bơi mới, trong dịp này, Quỹ cũng đã trao tặng hơn 400 chiếc kiếng bơi cho các em nhỏ, với tổng giá trị tài trợ là 50 triệu đồng, nhằm tiếp tục lan tỏa những giá trị nhân văn và tinh thần “cho đi” mà bà Sáu Thia đã khởi xướng.
Ngày khánh thành hồ bơi, bà Sáu Thia đã vô cùng xúc động cho biết: “Vùng quê nghèo đầu tư một chiếc hồ bơi vài chục triệu thì khó vô cùng, kêu gọi tài trợ hoài mà chưa thấy ai. Tôi đã nghĩ nếu không có nhà tài trợ thì sẽ đi vay để làm rồi mình tích cóp trả dần nhưng hỏi mới biết tiền lãi tới hơn ba trăm nghìn một tháng, tôi sợ trả không nổi. Do vậy khi nghe được Quỹ Phát triển Tài năng Việt quyết định tài trợ, tôi vui đến mất ngủ nhưng cũng lo vì sợ người ta khảo sát rồi không có làm. Hôm đoàn xuống thi công thì tôi không còn gì lấn cấn nữa”.
“Nói thật có cho tôi 100 triệu tôi cũng không vui bằng làm cái hồ, vì cho tiền thì xài cũng có mỗi mình, nhưng làm cái hồ thì trẻ em cả xã, cả huyện này được hưởng lợi”, bà Sáu nói.
Quy phat trien tai nang Viet tang ho de day boi cho tre em ngheo-Hinh-3
Bà Sáu Thia hướng dẫn các em nhỏ khởi động trước khi vào hồ học bơi 
Không chỉ bà Sáu, các cháu nhỏ và phụ huynh nơi đây cũng vô cùng vui mừng khi chiếc hồ bơi mới được khánh thành và đi vào hoạt động.
Bé Lê Tấn Đạt (8 tuổi) thỏ thẻ kể: “Con rất thích học bơi nhưng cha mẹ không có thời gian dạy nên con xin ra bà Sáu học. Trước đây bà Sáu cũng dạy cho anh hai của con biết bơi. Được học ở bể bơi mới con vui lắm”.
Sống ở vùng kênh rạch chằng chịt, không an tâm khi con không biết bơi nên anh Huỳnh Văn Lương tranh thủ cuối tuần đưa con đến lớp của bà Sáu Thia. “Ở quê kiếm được nơi dạy bơi cho các cháu rất khó, với lại nếu có cũng không có tiền cho con đi học. May mà có lớp dạy bơi của bà Sáu. Tôi cảm ơn tấm lòng của bà Sáu và nhà tài trợ rất nhiều", anh Lương cho biết.
Quy phat trien tai nang Viet tang ho de day boi cho tre em ngheo-Hinh-4
Các em nhỏ được hướng dẫn bơi lội theo tiếng thổi còi của “cô giáo” Sáu Thia 

Tin mới