Mạnh tay xuống tiền đầu tư đất nền dịp đầu năm

Ngay từ những ngày đầu năm 2025, nhiều nhà đầu tư đất đã sôi động tìm mua các lô đất nền, khiến thị trường bất động sản bắt đầu sôi động.

Manh tay xuong tien dau tu dat nen dip dau nam
Nhà đầu tư xuống tiền mua đất ngay trong những ngày đầu năm. Ảnh: Trương Thanh 

Vừa ra Tết, nhà đầu tư đã vội “xuống tiền”

Không giữ suy nghĩ “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”, mới ngày đầu đi làm sau Tết, chị Thu Hương - một nhân viên văn phòng, đã tới phòng công chứng để tiến hành giao dịch đất nền.

Nhà đầu tư “tay ngang” này cho biết, trong tuần cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết, chị đã đặt cọc mua một mảnh đất rộng 90 m2 tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) để ra Tết có thể “chốt” ngay.

“Sau khi tham khảo thị trường, tôi nhận thấy mức giá 2,1 tỷ đồng cho một mảnh đất nằm trên trục đường liên xã là hợp lý. Đây là vị trí có khả năng kinh doanh tốt, nên chỉ cần ‘hở’ ra là có người mua. Để tránh trường hợp người bán đổi ý hoặc tăng giá, tôi quyết định đặt cọc ngay”, chị Thu Hương chia sẻ.

Cũng theo chị Hương, việc đầu tư đất nền hiện không còn dễ như trước. Bởi lệ phí trước bạ và thuế thu nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất đã tăng lên đáng kể sau khi Hà Nội áp dụng bảng giá đất mới. Theo tính toán của chị Hương, tổng các khoản thuế, phí đã tăng lên gần gấp đôi so với hồi đầu năm ngoái.

Chị Xuân Hoa, một nhà đầu tư cho biết, thửa đất chị mua hồi tháng 9/2024 sắp được chốt lãi. Đây là lô đất rộng 120 m2, nằm tại xã Hoàng Văn Thụ (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), giá khi mua khoảng 1,3 tỷ đồng, nhưng hiện mức giá hai bên đang trao đổi đã lên tới gần 1,6 tỷ đồng.

“Ngay từ trước Tết, môi giới viên liên tục gọi hỏi tôi muốn bán không. Thậm chí, tầm một tháng sau khi tôi mua mảnh đất, đã có khách hàng đề nghị trả cao hơn khoảng 100 triệu đồng”, chị Xuân Hoa phấn khởi.

Song không phải lúc nào nhà đầu tư cũng gặt trái ngọt khi “lướt sóng” theo thị trường. Chị Hoa cho biết, bản thân từng “chôn” vốn suốt 7 năm tại một mảnh đất ở phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông, Hà Nội). Áp lực trả lãi vay ngân hàng khiến chị luôn rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Nút thắt chỉ được tháo gỡ khi chị bán lại mảnh đất vào đầu năm 2024.

“Mặc dù tôi bán được với giá cao gấp đôi so với giá mua, nhưng sau khi trừ chi phí vay, khoản lãi thu về cũng chẳng đáng là bao. Đó là chưa kể sức ép về mặt tinh thần đè nén trong suốt 7 năm ròng. Đây là khoảng thời gian tôi thường xuyên mất ngủ và đau đầu”, chị Hoa tâm sự.

Ngoài ra, để việc mua bán đất nền diễn ra thuận lợi, đặc biệt là tại các huyện vùng ven Hà Nội, nhà đầu tư sẽ phải giữ mối quan hệ tốt với môi giới viên địa phương. Những người này được ví như “thổ địa” trong khu vực và sẽ quyết định rất lớn tới khả năng thanh khoản của lô đất.

“Các môi giới viên này thường là những người trong làng. Họ biết cách ‘săn’ những mảnh đất có giá tốt, chưa bị ‘qua tay’ nhiều người. Tuy nhiên, những môi giới viên này thường sẽ giấu khách hàng về thông tin liên hệ của chủ đất. Họ sẽ chỉ cho hai bên gặp nhau khi thực hiện giao dịch tại phòng công chứng”, chị Hoa cho biết.

Các lô đất đã tách thửa, pháp lý đảm bảo, tọa lạc tại các khu vực sở hữu hạ tầng hoàn thiện và có giá dưới 2 tỷ đồng tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng giá tốt.

Năm 2025 sẽ là năm của đất nền?

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), trong năm 2025, các lô đất đã tách thửa, pháp lý đảm bảo, tọa lạc tại các khu vực sở hữu hạ tầng hoàn thiện và có giá dưới 2 tỷ đồng sẽ tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng giá tốt. Bên cạnh đó, nhu cầu mua, bao gồm cả để ở và đầu tư, sẽ không ngừng tăng cùng tốc độ đô thị hóa và quá trình phát triển kinh tế, trên nền tảng hành lang pháp lý được hoàn thiện.

Đồng quan điểm, đại diện Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) cũng cho rằng, tình hình giao dịch đất nền trong năm nay sẽ sôi động hơn so với năm 2024, mức giá dự kiến tăng khoảng 8 - 10%.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Phạm Đức Toản, CEO Công ty Bất động sản EZ nhận xét, đa phần người Việt vẫn ưu tiên tích trữ đất hoặc vàng. Thực tế cho thấy, kể từ thời điểm Luật Đất đai 1993 ra đời đến nay, giá đất tại Hà Nội chỉ có hai xu hướng, một là chững lại, hai là tăng, chứ không thấy hạ.

“Chính vì sự ổn định trên, nhiều người coi đất nền là kênh trú ẩn tài sản an toàn để chống lạm phát. Do đó, không ít nhà đầu tư vẫn mạnh dạn xuống tiền nếu nhận thấy khu vực có tiềm năng, hạ tầng hoàn thiện, gần các đô thị lớn và pháp lý chuẩn chỉnh”, ông Toản nhấn mạnh.

Vị CEO này cho rằng, phân khúc đất thổ cư có thể dễ dàng “ăn nhập” với nhiều phong cách đầu tư khác nhau. Người mua lướt sóng có thể kiếm lời thông qua các cơn sốt cục bộ trên thị trường. Trong khi đó, những nhà đầu tư dài hạn vẫn có thể yên tâm chốt lãi sau vài năm.

Dù vậy, vị này cũng lưu ý, phân khúc đất vùng ven có tốc độ thanh khoản khá chậm, trong khi bản thân sản phẩm lại không có khả năng tạo dòng tiền. Do đó, nếu nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn, thì rủi ro có thể xuất hiện.

Còn theo ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc kinh doanh Batdongsan.com, từ nay đến đầu quý II/2025 là khoảng thời gian thị trường bước sang giai đoạn củng cố. Nhà đầu tư sẽ dần yên tâm hơn với triển vọng phát triển của ngành địa ốc.

“Sau giai đoạn này, thị trường sẽ tiến tới thời điểm khởi sắc, dự kiến bắt đầu từ quý II/2025 đến quý IV/2025. Khi ấy, nhà đầu tư sẽ không còn đặt nặng yếu tố giá bán, pháp lý như lúc thị trường ảm đạm. Thay vào đó, tiềm năng tăng giá mới là mấu chốt quyết định xuống tiền. Những phân khúc sinh lời tốt như đất nền cũng vì vậy mà được nhà đầu tư đặc biệt chú ý”, ông Quốc Anh nói.

Chia sẻ thêm về tiềm năng tăng giá của phân khúc đất nền, ông Nguyễn Quốc Anh nêu một thống kê, xét trong các chu kỳ trước, khi thị trường chuyển sang giai đoạn phát triển, với 100 đồng đầu tư, thì chung cư chỉ thu được 136 đồng, nhưng đất nền sẽ thu về tới 300 đồng. Bởi thế, đất nền vẫn là phân khúc được nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn.

Rao bán khắp nơi, đất nền đầu cơ hết thời

Những sản phẩm đất nền không phục vụ nhu cầu ở thực, không khai thác thương mại đang có xu hướng giảm giá sâu.

Từ đầu năm đến nay, thị trường đất nền khu vực TP.HCM và các tỉnh phía Nam đều rơi vào tình trạng ế ẩm. Làn sóng rao bán đất nền kèm theo giảm giá, cắt lỗ lan rộng khắp các tỉnh, thành nhưng giao dịch vẫn đìu hiu.

Dòng tiền được chuyển sang đất nền, nhưng khó xảy ra “sốt"

Dòng tiền của nhà đầu tư được chuyển sang đất nền, nhưng theo đánh giá của giới chuyên gia, dù thị trường phân khúc này đang "ấm" lên nhưng khó có "sốt nóng" ngay.

Nhà đầu tư rục rịch "săn" đất nền
Có kinh nghiệm đầu tư ở lĩnh vực bất động sản từ năm 2013, mới đây, anh Trần Thế Đại và nhóm đầu tư của mình ở Hà Nội đã gom thêm được 5 lô đất diện tích lớn tại huyện Ba Vì và Sơn Tây (Hà Nội). Công cuộc gom đất của nhà đầu tư này bắt đầu từ giữa năm ngoái, khi thị trường đất nền xuất hiện nhiều thông tin rao bán cắt lỗ, giảm giá.
Dong tien duoc chuyen sang dat nen, nhung kho xay ra “sot
 
"Từ cuối năm 2022, đầu năm 2023, đất nền vùng ven Hà Nội và các địa phương rơi vào tình trạng ảm đạm. Lúc đó, nhiều chủ đất bán cắt lỗ, giảm giá - nhóm đầu tư của tôi bắt đầu đi gom mua những lô đất đẹp, pháp lý chuẩn, giá tốt để tích lũy đầu tư sau này", anh Đại chia sẻ.
Tương tự anh Đại, từ cuối năm ngoái, nhóm đầu tư của anh Hoàng Hữu Vạn ở Hà Nội cũng chủ động tìm kiếm thông tin đất nền ở một số tỉnh như Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước… những địa phương trên từng là tâm điểm của "sốt đất" khi ăn theo các thông tin quy hoạch.
"Thời điểm thị trường "sốt nóng", giá đất tại các khu vực trên bị đẩy lên quá cao, tuy nhiên thời điểm này, giá đã giảm khi thị trường trầm lắng trong một thời gian dài. Chúng tôi nhận thấy khi giá đất giảm sẽ tạo ra cơ hội cho nhà đầu tư mới, vì quy hoạch các khu vực này đang được xây dựng khá tốt và sẽ hoàn thiện trong thời gian tới", anh Vạn nêu.
Không chỉ những nhóm đầu tư lớn, thời gian gần đây, không ít nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng bắt đầu tham gia vào thị trường đất nền vùng ven. Nguyên nhân được nhà đầu tư chia sẻ là do giá căn hộ chung cư nội đô đang tăng cao và tiền gửi tiết kiệm có lãi suất thấp.
Anh Vũ Đình Phúc - chủ một văn phòng bất động sản ở Hà Nội - cho biết, văn phòng của anh đang nhận ủy thác từ nhiều nhà đầu tư, trong đó cả những nhóm đầu tư có vốn lớn để gom đất một số huyện vùng ven trung tâm Hà Nội và ở Hòa Bình, Hưng Yên, Phú Thọ... Số lượng nhà đầu tư muốn gom lên đến cả hàng chục lô đất nền.

Tin mới