Mất Afghanistan, quốc gia Trung Á nào sẽ là "bàn đạp" của Mỹ?

Mất Afghanistan, quốc gia Trung Á nào sẽ là "bàn đạp" của Mỹ?

Hậu quả của việc rút lui khỏi Afghanistan không được chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện kém hiệu quả, đã khiến Mỹ phải đối mặt với sự thiếu tin tưởng từ các đồng minh trên toàn cầu.

Xem toàn bộ ảnh
Bài phát biểu hôm 21/9 của Tổng thống Joe Biden được cho là nhằm khôi phục niềm tin giữa các đồng minh, những người đã chứng kiến việc Mỹ vội vã  rút lui khỏi Afghanistan bỏ mặc số phận đất nước này.
Bài phát biểu hôm 21/9 của Tổng thống Joe Biden được cho là nhằm khôi phục niềm tin giữa các đồng minh, những người đã chứng kiến việc Mỹ vội vã rút lui khỏi Afghanistan bỏ mặc số phận đất nước này.
Tổng thống Biden nói về một “chính sách ngoại giao không ngừng” mới, lập luận rằng Mỹ hiện đã “tự do” khỏi Afghanistan, cuối cùng cũng có thể ưu tiên các mối đe dọa toàn cầu hiện hữu là biến đổi khí hậu, COVID-19 và chủ nghĩa khủng bố.
Tổng thống Biden nói về một “chính sách ngoại giao không ngừng” mới, lập luận rằng Mỹ hiện đã “tự do” khỏi Afghanistan, cuối cùng cũng có thể ưu tiên các mối đe dọa toàn cầu hiện hữu là biến đổi khí hậu, COVID-19 và chủ nghĩa khủng bố.
Nhưng chính những hành động chứ không phải lời nói mới có sức nặng trong các hoạt động đối ngoại. Cần có một chính sách chuyên dụng của Mỹ để xây dựng lại uy tín và khả năng răn đe chống khủng bố. Đối với những mục tiêu chiến lược, Mỹ cần tăng cường hợp tác với các đối tác lâu năm ở Trung Á để tạo niềm tin cho các đồng minh.
Nhưng chính những hành động chứ không phải lời nói mới có sức nặng trong các hoạt động đối ngoại. Cần có một chính sách chuyên dụng của Mỹ để xây dựng lại uy tín và khả năng răn đe chống khủng bố. Đối với những mục tiêu chiến lược, Mỹ cần tăng cường hợp tác với các đối tác lâu năm ở Trung Á để tạo niềm tin cho các đồng minh.
Ông Biden đã biện minh về sự thất bại của việc Mỹ rút khỏi Afghanistan, ông cho rằng Trung Quốc và Nga sẽ không bao giờ dành hàng tỷ đô la và sự chú ý vào việc ổn định Afghanistan. Nhưng Nga và Trung Quốc tin rằng bằng cách tham gia vào Afghanistan, họ sẽ có vị thế tốt hơn để chống lại vị thế thống trị của Mỹ trong các vấn đề toàn cầu.
Ông Biden đã biện minh về sự thất bại của việc Mỹ rút khỏi Afghanistan, ông cho rằng Trung Quốc và Nga sẽ không bao giờ dành hàng tỷ đô la và sự chú ý vào việc ổn định Afghanistan. Nhưng Nga và Trung Quốc tin rằng bằng cách tham gia vào Afghanistan, họ sẽ có vị thế tốt hơn để chống lại vị thế thống trị của Mỹ trong các vấn đề toàn cầu.
Trong lịch sử, Trung Quốc và Nga luôn phản đối Taliban. Ngày nay, chiến lược của họ là lôi kéo Taliban để phát triển các hành lang kinh tế ở Afghanistan như Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan, nhằm ngăn chặn các quốc gia phương Tây tiếp cận Trung và Nam Á.
Trong lịch sử, Trung Quốc và Nga luôn phản đối Taliban. Ngày nay, chiến lược của họ là lôi kéo Taliban để phát triển các hành lang kinh tế ở Afghanistan như Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan, nhằm ngăn chặn các quốc gia phương Tây tiếp cận Trung và Nam Á.
Tuy nhiên, sau khi rút khỏi Afghanistan, Mỹ và châu Âu sẽ nhắm mục tiêu giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga ở Trung Á bằng cách tìm kiếm các đồng minh khác trong khu vực, chẳng hạn như Kazakhstan và gần đây là Uzbekistan, để triển khai sức mạnh trên toàn khu vực và kiểm soát Taliban.
Tuy nhiên, sau khi rút khỏi Afghanistan, Mỹ và châu Âu sẽ nhắm mục tiêu giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga ở Trung Á bằng cách tìm kiếm các đồng minh khác trong khu vực, chẳng hạn như Kazakhstan và gần đây là Uzbekistan, để triển khai sức mạnh trên toàn khu vực và kiểm soát Taliban.
Kazakhstan là quốc gia có lãnh thổ, tiềm lực quân sự và kinh tế lớn nhất Trung Á, chiếm khoảng 75% tổng dòng vốn FDI vào Trung Á. Điều này có được nhờ việc Kazakhstan chuyển sang nền kinh tế hậu công nghiệp dựa trên năng lượng tái tạo, nông nghiệp có giá trị gia cao và dịch vụ. Tầng lớp quản lý mới, được đào tạo từ phương Tây và đang phát triển một lĩnh vực tài chính phức tạp.
Kazakhstan là quốc gia có lãnh thổ, tiềm lực quân sự và kinh tế lớn nhất Trung Á, chiếm khoảng 75% tổng dòng vốn FDI vào Trung Á. Điều này có được nhờ việc Kazakhstan chuyển sang nền kinh tế hậu công nghiệp dựa trên năng lượng tái tạo, nông nghiệp có giá trị gia cao và dịch vụ. Tầng lớp quản lý mới, được đào tạo từ phương Tây và đang phát triển một lĩnh vực tài chính phức tạp.
Vào tháng 8/2021, một cuộc họp tham vấn của những người đứng đầu các quốc gia Trung Á đã nhất trí rằng Trung tâm Tài chính Quốc tế Astana của Kazakhstan, do Tổng thống lúc đó là Nursultan Nazabayev thành lập vào năm 2015, sẽ phục vụ cho việc tăng cường hợp tác kinh tế của Trung Á và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Vào tháng 8/2021, một cuộc họp tham vấn của những người đứng đầu các quốc gia Trung Á đã nhất trí rằng Trung tâm Tài chính Quốc tế Astana của Kazakhstan, do Tổng thống lúc đó là Nursultan Nazabayev thành lập vào năm 2015, sẽ phục vụ cho việc tăng cường hợp tác kinh tế của Trung Á và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Do đó, Kazakhstan sẽ đóng vai trò là điểm tựa cho hợp tác về an ninh, kinh tế và thương mại trong khu vực. Điều này phù hợp với đề xuất của Nazarbayev về việc thành lập Liên minh Trung Á, tương tự như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhằm thúc đẩy vai trò của khu vực như một nhà lãnh đạo địa chiến lược và kinh tế.
Do đó, Kazakhstan sẽ đóng vai trò là điểm tựa cho hợp tác về an ninh, kinh tế và thương mại trong khu vực. Điều này phù hợp với đề xuất của Nazarbayev về việc thành lập Liên minh Trung Á, tương tự như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhằm thúc đẩy vai trò của khu vực như một nhà lãnh đạo địa chiến lược và kinh tế.
Chính sách đối ngoại “đa chiều” của Kazakhstan kể từ đầu những năm 1990 nhằm cân bằng các mối quan hệ chiến lược và kinh tế với Trung Quốc, Mỹ, Nga và EU hiện đang làm giảm sự cạnh tranh của các cường quốc.
Chính sách đối ngoại “đa chiều” của Kazakhstan kể từ đầu những năm 1990 nhằm cân bằng các mối quan hệ chiến lược và kinh tế với Trung Quốc, Mỹ, Nga và EU hiện đang làm giảm sự cạnh tranh của các cường quốc.
Nga bảo vệ chặt chẽ các lợi ích an ninh của mình ở Trung Á, duy trì các căn cứ quân sự ở Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan, trong khi Trung Quốc tìm cách sử dụng Afghanistan làm cửa ngõ thương mại với Trung Đông, Trung Á và châu Âu.
Nga bảo vệ chặt chẽ các lợi ích an ninh của mình ở Trung Á, duy trì các căn cứ quân sự ở Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan, trong khi Trung Quốc tìm cách sử dụng Afghanistan làm cửa ngõ thương mại với Trung Đông, Trung Á và châu Âu.
Hậu quả của việc rút quân một cách vội vã và thực hiện kém hiệu quả từ Afghanistan, khiến Mỹ và phương Tây phải duy trì một chiến lược khu vực không nhượng bộ các tuyến đường thương mại quan trọng của Trung Á và các thị trường năng động cho các cường quốc nước ngoài.
Hậu quả của việc rút quân một cách vội vã và thực hiện kém hiệu quả từ Afghanistan, khiến Mỹ và phương Tây phải duy trì một chiến lược khu vực không nhượng bộ các tuyến đường thương mại quan trọng của Trung Á và các thị trường năng động cho các cường quốc nước ngoài.
Chuyên gia Halford Mackinder, cha đẻ của nghiên cứu địa chính trị, khẳng định rằng bất cứ ai kiểm soát Trung Á, biển cả và Âu-Á sẽ kiểm soát thế giới. Đức Quốc xã đã tìm cách đạt được điều này trong Chiến tranh thế giới thứ hai bằng cách gấp rút đánh chiếm các mỏ dầu của Azerbaijan; Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh cũng vậy.
Chuyên gia Halford Mackinder, cha đẻ của nghiên cứu địa chính trị, khẳng định rằng bất cứ ai kiểm soát Trung Á, biển cả và Âu-Á sẽ kiểm soát thế giới. Đức Quốc xã đã tìm cách đạt được điều này trong Chiến tranh thế giới thứ hai bằng cách gấp rút đánh chiếm các mỏ dầu của Azerbaijan; Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh cũng vậy.
Tầm quan trọng của Trung Á đòi hỏi Mỹ phải đi đầu trong việc đầu tư vào các cơ hội an ninh và kinh tế ở Kazakhstan và Trung Á. Điều này có thể cho phép phương Tây phát huy sức mạnh trên khắp trung tâm lục địa Âu-Á để ngăn chặn khủng bố và đảm bảo tương lai của an ninh toàn cầu và thịnh vượng kinh tế. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tầm quan trọng của Trung Á đòi hỏi Mỹ phải đi đầu trong việc đầu tư vào các cơ hội an ninh và kinh tế ở Kazakhstan và Trung Á. Điều này có thể cho phép phương Tây phát huy sức mạnh trên khắp trung tâm lục địa Âu-Á để ngăn chặn khủng bố và đảm bảo tương lai của an ninh toàn cầu và thịnh vượng kinh tế. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cuộc rút lui chóng vánh của Mỹ và sự tan rã nhanh chóng của quân đội Afghanistan, đã khiến quốc gia Trung Á này rơi vào hỗn loạn. Nguồn: Wion.

GALLERY MỚI NHẤT