Các luồng khí nóng bốc ra từ các vụ va chạm trên Mặt trăng sẽ thành tia sáng lóe lên khi được quan sát từ Trái đất. |
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện “một quầng sáng sáng nhất và kéo dài nhất” có thể thấy được ngay cả từ Trái đất do va chạm ở trên vùng Mare Nubium của Mặt trăng. Vụ va chạm để lại quầng sáng với độ sáng tương đương như sao Bắc Đẩu và ánh sáng sau vụ va chạm kéo dài tám giây. Các nhà khoa học tin rằng vụ va chạm đã tạo nên hố khổng lồ trên bề mặt sao Hỏa, với đường kính vào khoảng 40m. Di chuyển với tốc độ hơn 61.000 km/h, thiên thạch này đã va vào vùng Mare Nubium của Mặt trăng với lực tương đương 15 tấn thuốc nổ TNT.
Theo các nhà nghiên cứu, những hình ảnh va chạm từ Mặt trăng này có thể giúp ích khoa học để phân tích tác động của nó lên Trái đất, và tác động của va chạm nếu xuất hiện trên Trái đất có thể lớn hơn so với những nghiên cứu trước đó.