"Mặt trăng máu" tháng 9 sẽ hủy diệt loài người?

Hai nhà thuyết giáo đạo Thiên Chúa khẳng định hiện tượng "Mặt trăng máu" diễn ra vào ngày 28/9 tới sẽ kéo theo động đất hủy diệt Trái đất.

"Mặt trăng máu" tháng 9 sẽ hủy diệt loài người?

Hai nhà thuyết giáo đạo Thiên Chúa khẳng định hiện tượng "Mặt trăng máu" diễn ra vào ngày 28/9 tới sẽ đánh dấu lần giáng thế thứ hai của chúa Jesus, và Trái đất sẽ bị phá hủy bởi những trận động đất lớn.

Theo hai mục sư Mark Blitz và John Hagee, "cuộc chiến cuối cùng giữa Thiện và Ác" (Armageddon) sẽ xảy ra vào thời điểm xuất hiện "Mặt trăng máu" thứ tư trong vòng 18 tháng qua, tức là ngày 28/9 tới đây.

Mặt trăng máu sẽ xuất hiện vào tháng 9 năm nay. (Nguồn: Getty Images)
Mặt trăng máu sẽ xuất hiện vào tháng 9 năm nay. (Nguồn: Getty Images) 
"Mặt trăng máu" đầu tiên đã xuất hiện vào 15/4 năm ngoái, lần thứ hai vào ngày 8/10 năm ngoái và lần thứ ba vào ngày 4/4 năm nay - mỗi lần cách nhau 6 tháng. Việc "Mặt trăng máu" xảy ra cách nhau đều như vậy chỉ mới được vài lần ít ỏi trong suốt 2.000 năm qua.

Mục sư Mark Blitz, người viết cuốn sách “Blood Moons: Decoding the Imminent Heavenly Signs” (Mặt trăng máu: Giải mã những dấu hiệu từ Thiên Đường) cho biết những lần xuất hiện "Mặt trăng máu" liên tiếp 4 lần trong lịch sử đều trùng với những sự kiện quan trọng của người Israel và người Do Thái.

“Lần cuối cùng 'Mặt trăng máu' xuất hiện liên tiếp 4 lần là những năm 1900, và thật đáng kinh ngạc là chúng đều trùng vào các lễ Vượt qua và lễ Lều (Tabernacle). Sau khi Israel tuyên bố trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1948, và khi Israel lấy lại Jerusalem năm 1967 cũng là hai lần 'Mặt trăng máu' xuất hiện liên tiếp 4 lần".

Mục sư Blitz cho biết ông đã nghiên cứu tần suất xảy ra động đất và nói rằng suốt 10 năm qua, số các trận động đất đã tăng hơn hai lần.

“Có lời tiên tri rằng những động đất cường độ mạnh sẽ xảy ra trước khi Đấng cứu thế trở về. Với việc ngày càng có nhiều trận động đất với cường độ ngày càng mạnh, tôi hoàn toàn tin đó là một dấu hiệu khác bên cạnh những dấu hiệu từ bầu trời rằng sắp đến lúc đó rồi.”

Mục sư Hagee, người sáng lập kiêm mục sư trưởng của một “siêu nhà thờ” ở Texas với hơn 20.000 tín đồ cũng nêu lên những khẳng định tương tự trong cuốn sách “Four Blood Moons” (Bốn Mặt trăng máu) của mình.

“Bầu trời là bảng thông báo của Chúa. Người đã luôn gửi những dấu hiệu tới Trái đất, nhưng chúng ta lại không để tâm. Hai 'Mặt trăng máu' năm 2014 và 2015 đều chỉ tới những sự kiện quan trọng ở Trung Đông và do đó sẽ thay đổi cả thế giới.”

Mục sư John Hagee. (Nguồn: YouTube)
 Mục sư John Hagee. (Nguồn: YouTube)

Mục sư Hagee cho biết khi người Mỹ quan sát "Mặt trăng máu" hồi tháng Tư, chính phủ Ukraine đã có đợt tấn công đầu tiên giành lại những tòa nhà bị phe ly khai chiếm đóng.

Ông cũng nói thêm: “Theo lời tiên tri trong Kinh thánh, lịch sử thế giới sẽ thay đổi mạnh mẽ. Để 4 'Mặt trăng máu' xuất hiện theo thứ tự như vậy, cần phải có một sự phi thường nào đó về thiên văn. Thậm chí chính chúa Jesus cũng nói trong cuốn kinh của Luke rằng sẽ có “những dấu hiệu của Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao” và “khi nhìn thấy những dấu hiệu đó... kỷ nguyên này đang đi đến hồi kết.”

Tuy nhiên, không phải mọi tín đồ Thiên Chúa giáo đều tin vào những lời tiên đoán này. Chris White, một người sản xuất video trên YouTube khẳng định mình đã chứng minh được những lần Mặt trăng máu xuất hiện không hoàn toàn trùng với những sự kiện quan trọng.

“Họ cố làm ra vẻ đáng tin bằng cách gán Mặt trăng máu với sự kiện người Do Thái bị trục xuất năm 1492, nhưng thật ra một năm sau nó mới xuất hiện.” Nhiều người tin rằng hai nhà thuyết giáo chỉ cố đưa ra những cảnh báo sai lầm để thu hút độc giả mua sách của họ. Giáo sư Gary Sogren, một cựu mục sư từng nghiên cứu Kinh Tân ước tại đại học Aberdeen thì nói rằng việc tiên đoán sự Khải huyền “không bao giờ khiến người ta bị lỗ".

Trăng máu xuất hiện ở VN tối nay, làm sao xem được?

(Kiến Thức) - "Mặt trăng máu" là hiện tượng vũ trụ cực kỳ hiếm. Hiện tượng này sẽ bắt đầu từ 17h45 hoặc 18h tối nay (8/10 ).

Trăng máu xuất hiện ở VN tối nay, làm sao xem được?
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm.
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm. 
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra, khiến toàn bộ Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ và đạt cực đại sau 30 phút, nên hiện tượng này còn gọi là "trăng máu". Theo các nhà khoa học, hiện tượng sẽ diễn ra trong 59 phút.
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra, khiến toàn bộ Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ và đạt cực đại sau 30 phút, nên hiện tượng này còn gọi là "trăng máu". Theo các nhà khoa học, hiện tượng sẽ diễn ra trong 59 phút. 
"Mặt trăng máu" là hiện tượng vũ trụ cực kỳ hiếm. Hiện tượng chỉ có thể nhìn thấy rõ ràng khi Mặt trăng ở phía trên đường chân trời khoảng 2 độ, còn Mặt trời ở phía dưới chân trời khoảng 2 độ.
"Mặt trăng máu" là hiện tượng vũ trụ cực kỳ hiếm. Hiện tượng chỉ có thể nhìn thấy rõ ràng khi Mặt trăng ở phía trên đường chân trời khoảng 2 độ, còn Mặt trời ở phía dưới chân trời khoảng 2 độ. 
Theo dân gian Việt Nam ngày xưa, nguyệt thực còn gọi là hiện tượng “gấu ăn trăng”. Mọi người phải khua chiêng đánh trống làm huyên náo để đuổi con gấu đi trả lại ánh trăng sáng của đêm rằm. Đây là một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt, và có thể tính toán từ trước dựa theo chu kì chuyển động của Trái đất và Mặt trăng.
Theo dân gian Việt Nam ngày xưa, nguyệt thực còn gọi là hiện tượng “gấu ăn trăng”. Mọi người phải khua chiêng đánh trống làm huyên náo để đuổi con gấu đi trả lại ánh trăng sáng của đêm rằm. Đây là một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt, và có thể tính toán từ trước dựa theo chu kì chuyển động của Trái đất và Mặt trăng. 
Nguyên nhân Mặt trăng chuyển sang màu ửng đỏ là do bước sóng ánh sáng từ Mặt trời. Khi ánh sáng Mặt trời đi qua lớp khí quyển Trái đất, do hiện tượng tán xạ Raleigh nên các bước sóng ngắn như màu xanh, tím... bị khí quyển Trái đất tán xạ gần như hoàn toàn, chỉ còn ánh sáng có màu về phía đỏ.
Nguyên nhân Mặt trăng chuyển sang màu ửng đỏ là do bước sóng ánh sáng từ Mặt trời. Khi ánh sáng Mặt trời đi qua lớp khí quyển Trái đất, do hiện tượng tán xạ Raleigh nên các bước sóng ngắn như màu xanh, tím... bị khí quyển Trái đất tán xạ gần như hoàn toàn, chỉ còn ánh sáng có màu về phía đỏ. 
Bầu khí quyển Trái đất như thấu kính hội tụ làm ánh sáng đỏ xuyên qua có hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối tạo ra bởi Trái đất và ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt Trăng khi nó đi qua. Do vậy, Mặt trăng có màu đỏ khi diễn ra Nguyệt thực.
Bầu khí quyển Trái đất như thấu kính hội tụ làm ánh sáng đỏ xuyên qua có hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối tạo ra bởi Trái đất và ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt Trăng khi nó đi qua. Do vậy, Mặt trăng có màu đỏ khi diễn ra Nguyệt thực. 
Tại Việt Nam, giờ Mặt trăng mọc trong ngày hôm nay (8/10) là 17h25, đối với đa số người dân sống tại Việt Nam, thời điểm bắt đầu quan sát được hiện tượng sẽ bắt đầu từ 17h45 hoặc 18h00 (khi đã diễn ra được một phần pha toàn phần) và có thể quan sát toàn bộ cho tới khi nguyệt thực kết thúc. Tuy nhiên, việc quan sát Mặt Trăng ngay ở chân trời chỉ có thể thực hiện với người ở vùng ven biển.
Tại Việt Nam, giờ Mặt trăng mọc trong ngày hôm nay (8/10) là 17h25, đối với đa số người dân sống tại Việt Nam, thời điểm bắt đầu quan sát được hiện tượng sẽ bắt đầu từ 17h45 hoặc 18h00 (khi đã diễn ra được một phần pha toàn phần) và có thể quan sát toàn bộ cho tới khi nguyệt thực kết thúc. Tuy nhiên, việc quan sát Mặt Trăng ngay ở chân trời chỉ có thể thực hiện với người ở vùng ven biển.  
Mặt trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, màu sắc dần trở về bình thường cho đến khi ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 19h34 và kết thúc nguyệt thực một phần.
Mặt trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, màu sắc dần trở về bình thường cho đến khi ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 19h34 và kết thúc nguyệt thực một phần. 
Nếu bạn là người yêu thiên văn, thích quan sát nguyệt thực, bạn có thể xem bằng mắt thường, tuy nhiên sẽ thú vị hơn khi sử dụng ống nhòm và kính thiên văn nhỏ để nhìn rõ được bề mặt màu đỏ của Mặt trăng.
Nếu bạn là người yêu thiên văn, thích quan sát nguyệt thực, bạn có thể xem bằng mắt thường, tuy nhiên sẽ thú vị hơn khi sử dụng ống nhòm và kính thiên văn nhỏ để nhìn rõ được bề mặt màu đỏ của Mặt trăng. 
Lưu ý cho những độc giả muốn xem nguyệt thực là bạn cần ở vị trí quan sát thật trống ở hướng đông và chân trời ít mây.
Lưu ý cho những độc giả muốn xem nguyệt thực là bạn cần ở vị trí quan sát thật trống ở hướng đông và chân trời ít mây.  
Do Việt Nam đang trong mùa mưa, vào chiều tối hay có mây mù nên khó quan sát nguyệt thực ở giai đoạn toàn phần, chỉ có thể quan sát được nguyệt thực một phần từ sau 18h24-19h34 - thời điểm Mặt trăng đã lên cao hơn so với chân trời (khoảng 27 độ).
Do Việt Nam đang trong mùa mưa, vào chiều tối hay có mây mù nên khó quan sát nguyệt thực ở giai đoạn toàn phần, chỉ có thể quan sát được nguyệt thực một phần từ sau 18h24-19h34 - thời điểm Mặt trăng đã lên cao hơn so với chân trời (khoảng 27 độ).

Những lần Mặt trăng máu xuất hiện gây hiếu kỳ nhất

(Kiến Thức) - Hiện tượng Mặt trăng máu luôn được coi là hiện tượng tự nhiên hiếm có và kỳ bí, do đó luôn gây chú ý mỗi khi chuẩn bị xuất hiện.

Những lần Mặt trăng máu xuất hiện gây hiếu kỳ nhất
Nhung lan Mat trang mau xuat hien gay hieu ky nhat
Dự đoán hiện tượng Mặt trăng máu hiếm có sẽ xuất hiện vào cuối tuần này trong dịp Lễ Phục Sinh đang thu hút sự chú ý của đông đảo những người yêu thiên văn. Theo đó, hiện tượng có thể diễn ra vào thời gian từ 3-5/4, là dấu hiệu sự trở lại của Chúa Kitô. 
Nhung lan Mat trang mau xuat hien gay hieu ky nhat-Hinh-2
Người dân Việt Nam cùng cư dân một số vùng trên thế giới sẽ có cơ hội quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần hay còn gọi là "Mặt trăng máu" đầu tiên trong năm 2015. Theo thống kê, có lẽ đây là lần nguyệt thực toàn phần ngắn nhất của thế kỷ 21. Các nước ở khu vực Bắc Mỹ, Australia và Đông Á sẽ có điều kiện quan sát sự kiện lần này thuận lợi nhất. 
Nhung lan Mat trang mau xuat hien gay hieu ky nhat-Hinh-3
Tháng 10/2014, người dân trên toàn thế giới rất hân hoan khi có cơ hội quan sát nguyệt thực toàn phần lần thứ hai trong năm, xảy ra cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ rõ và đẹp nhất. 
Nhung lan Mat trang mau xuat hien gay hieu ky nhat-Hinh-4
Trước đó, trong đợt xuất hiện Mặt trăng máu vào khoảng từ ngày 14-15/5/2014, nhiều người người xem sôi sục đi lùng mua ống nhòm và kính thiên văn nhỏ để nhìn rõ được bề mặt màu đỏ của mặt trăng. Nhưng những người yêu thiên văn Việt Nam đã thất vọng vì không quan sát được. 
Nhung lan Mat trang mau xuat hien gay hieu ky nhat-Hinh-5
Hiện tượng "Mặt trăng máu" từng được dự đoán sẽ xuất hiện 4 lần trong 2 năm 2014, 2015.  Một chuỗi 4 lần Mặt trăng máu như vậy được gọi là Tetrad và là hiện tượng hiếm có, chỉ xảy ra 8 lần trong thế kỷ này. 
Nhung lan Mat trang mau xuat hien gay hieu ky nhat-Hinh-6
Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), 4 lần nguyệt thực toàn phần liên tiếp rất hiếm khi xảy ra. Từng xuất hiện 4 lần nguyệt thực toàn phần trong các năm từ 1600 - 1900. Tuy nhiên, trong thế kỷ 21, hiện tượng này nhiều lần xảy ra. 
Nhung lan Mat trang mau xuat hien gay hieu ky nhat-Hinh-7
Mục sư John Hagee, người sáng lập Giáo Hội Cornerstone Texas cho rằng 4 lần Mặt trăng máu trong 2 năm là sự kiện hiếm hoi và dường như đó là dấu hiệu cho một sự kiện chấn động sắp xảy ra trên thế giới. 
Nhung lan Mat trang mau xuat hien gay hieu ky nhat-Hinh-8
Tháng 12/2011, những người yêu thiên văn ở thế giới và cả Việt Nam từng sửng sốt chứng kiến hiện tượng Mặt trăng máu ám ảnh đầy ma mị, khi màu vàng của Mặt trăng biến thành màu đỏ đen hoặc đỏ đồng. 
Nhung lan Mat trang mau xuat hien gay hieu ky nhat-Hinh-9
Tháng 10/2010, Mặt trăng máu xuất hiện lần đầu tiên sau gần 3 năm khiến những người yêu thích thiên văn ở Tây Âu, Nam Mỹ, Tây Phi, Đông và Bắc Á đều rất hứng khởi quan sát.  
Nhung lan Mat trang mau xuat hien gay hieu ky nhat-Hinh-10
Mặt trăng máu luôn được coi là hiện tượng tự nhiên hiếm có và kỳ bí, là hiện tượng đặc biệt của nguyệt thực toàn phần. Khi đó, Trái đất che phủ hoàn toàn Mặt trăng, Mặt trời sẽ chiếu ánh sáng vào Mặt trăng tạo nên màu đỏ. 

Khám phá gây kích thích nhất về bí ẩn không gian

(Kiến Thức) - Với tiến bộ vượt bậc, ngành khoa học liên tục khám phá ra những bí ẩn không gian gây bất ngờ.

Khám phá gây kích thích nhất về bí ẩn không gian
Kham pha gay kich thich nhat ve bi an khong gian
Những bí ẩn không gian luôn kích thích các nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu thêm. Ngày 14/1/2005, tàu thăm dò Huygens của Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã lọt qua bầu khí quyển của Titan sau khi bị kẹt tới 7 năm cùng với tàu vũ trụ Cassini của NASA. Các cuộc thăm dò cho thấy Titan tương tự như một Trái đất trẻ với những đụn cát, hồ nước có các phân tử hữu cơ có thể hỗ trợ sự sống.

Tin mới