Mẩu giấy viết tay quyền lực của trưởng thôn ở Hà Tĩnh

Trước khi lên xã xin dấu, chị Võ Thị Lài đến nhà trưởng thôn nộp 2 triệu đồng tiền làm đường bê tông, và nhận mẩu giấy viết tay “đóng đủ tiền ở thôn” từ trưởng thôn.

Mẩu giấy viết tay quyền lực của trưởng thôn ở Hà Tĩnh
Người dân ở 3 xã Phú Lộc, Song Lộc, Kim Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) sống dựa chủ yếu vào nông nghiệp. Ngoài chục loại phí quỹ theo quy định, mỗi hộ còn phải “còng lưng” đóng từ 3-4 triệu đồng xây dựng NTM.
Mau giay viet tay quyen luc cua truong thon o Ha Tinh
Chị Trần Thị Tình (Kim Lộc) có chồng bị tật nguyền vẫn phải đóng tiền nông thôn mới 
Thu không bỏ sót ai
Theo phản ánh của các hộ dân, việc đóng góp tiền xây dựng NTM diễn ra từ mấy năm trước, mỗi năm đóng hàng triệu đồng là quá nhiều. Nếu đóng không kịp sẽ bị bêu tên trên loa, tính phí ghi nợ, và người dân khó khăn trong việc giao dịch các thủ tục ở xã.
Năm 2017, một hộ dân ở thôn Yên Tràng (xã Kim Lộc), do chưa đóng đủ tiền làm đường nên bị cán bộ xã “bút phê” vào lý lịch của con trai khi đi xin giấy xác nhận hồ nhập học.
Để tránh tình trạng trên, năm nay, người dân xã Kim Lộc hết mùa vụ lúa tháng 5 đã xoay sở tiền để nộp.
Chị Ngô Thị Loan (thôn Đông Thịnh, xã Phú Lộc) kể: Năm ngoái tôi lên xã xin giấy xác minh hộ cận nghèo cho các con song cán bộ xã nói phải nộp đủ tiền xây dựng NTM thì xã mới xác nhận cho. Năm nay, chị nộp tiền sớm để lên xã làm các loại giấy tờ cho nhanh.
Trước khi lên xã xin đóng dấu một số giấy tờ, chị Võ Thị Lài (SN 1968, trú thôn Phúc Gia, xã Song Lộc), đến nhà trưởng thôn nộp 2 triệu đồng tiền làm đường bê tông, và nhận mẩu giấy viết tay “đóng đủ tiền ở thôn” từ trưởng thôn.
Theo chị Lài, đã thành lệ, dân lên xã làm thủ tục đều phải cầm theo mẩu giấy do trưởng thôn xác nhận đã đóng đủ tiền thì dễ giao dịch, còn chưa đóng đủ sẽ rất khó khăn.
Năm 2018 người dân thôn Vĩnh Gia (xã Song Lộc) phải nộp các khoản tiền nông thôn mới: 450 nghìn tiền làm đường bê tông (xã thu 250 nghìn, thôn thu 200 nghìn mỗi nhân khẩu); tiền xây nhà văn hoá, xã thu 50 nghìn đồng/khẩu, thôn thu thêm mỗi hộ 500 nghìn; 70 nghìn đồng/sào làm kênh mương nội đồng.
Xã Song Lộc quy định rõ các đối tượng từ 6 tháng tuổi cho đến 60 tuổi đều phải nộp, kể cả hộ nghèo. Ở thôn quy định thêm các đối tượng tàn tật cũng có nghĩa vụ đóng góp xây dựng NTM.
Chị Nguyễn Thị Hảo (SN 1977, thôn Vĩnh Gia) chia sẻ: Chồng chị bị nhiễm chất độc da cam, gia đình chị hộ nghèo nhiều năm liền, 3 đứa con còn nhỏ dại.
Năm 2018, chính quyền có chủ trương thu tiền xây dựng NTM, chị xin miễn cho chồng, còn 4 mẹ con phải đóng 2,5 triệu đồng. Để có tiền đóng cho thôn, xã chị phải đi vay để nộp. Không nộp thì sợ bị bêu tên trên loa công cộng.
Mau giay viet tay quyen luc cua truong thon o Ha Tinh-Hinh-2
 Các khoản đóng của chị Loan, 1 hộ nghèo ở Phú Lộc
Mau giay viet tay quyen luc cua truong thon o Ha Tinh-Hinh-3
 Chị Loan phải bán lúa mới đủ tiền đóng đậu
Không có chuyện dân chưa đóng tiền bị gây khó?
Ông Trần Huy Oánh, Chánh văn phòng điều phối NTM tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Trong quá trình xây dựng NTM, các trường hợp như hộ nghèo, người tàn tật, người già neo đơn... không được ép buộc họ đóng và giao chỉ tiêu.
Tuy nhiên, các đối tượng ưu tiên miễn giảm ở 3 xã Phú Lộc, Song Lộc, Kim Lộc không được thôn, xã thông báo miễn giảm, hoặc vận động họ đóng góp tự nguyện, mà bắt buộc có nghĩa vụ phải nộp.
Ông Nguyễn Hải Sơn, trưởng thôn Kim Thịnh, xã Kim Lộc giải thích: Sở dĩ hộ nghèo và có chồng tàn tật như gia đình chị Tình (có chồng bị động kinh) cũng thu là do họ chưa thực sự nghèo khổ nên phải có nghĩa vụ đóng nộp như các hộ gia đình khác.
Tất cả biên bản họp thôn ở xã Phú Lộc, hầu hết người dân tham gia không đồng ý các khoản mà xã, thôn có chủ trương thu.
Phó chủ tịch xã Phú Lộc Nguyễn Xuân Chương thừa nhận để xảy ra sai sót khi các biên bản lấy ý kiến dân chủ ở các thôn không có ý kiến dân biểu quyết về các khoản đóng góp.
Giải thích cho việc này, ông Nguyễn Quốc Việt, Chủ tịch xã Song Lộc nói: Xã Song Lộc được huyện Can Lộc đăng ký đạt chuẩn NTM vào 2018, nên muốn hay không cũng vận động hết đối tượng trong dân để hoàn thành mục tiêu mà trên đề ra.
“Xã có áp lực từ trên xuống dưới, nếu không đạt chuẩn đúng thời gian đã quy định, Chủ tịch xã phải chịu trách nhiệm, nhẹ thì bị khiển trách, thậm chí bị kỷ luật”, ông Việt nói.
“Không có chuyện dân chưa đóng tiền xây dựng NTM bị xã gây khó dễ trong làm các thủ tục, giao dịch. Tuy nhiên, có chuyện các trưởng thôn gửi danh sách các hộ chưa nộp tiền xây dựng nông thôn mới để nhờ xã can thiệp”, ông Việt phân trần.

Sự thật về khu nghỉ dưỡng Điền Viên Thôn

Không như những lời quảng cáo hoa mỹ, nhiều căn biệt thự mọc trên khu nghỉ dưỡng Điền Viên Thôn là xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. 

Sự thật về khu nghỉ dưỡng Điền Viên Thôn
Chính sự buông lỏng trong công tác quản lý đất đai của chính quyền sở tại đã khiến nhiều cán bộ từ xã Yên Bài đến huyện Ba Vì phải dính án kỷ luật.
Theo những lời giới thiệu, Khu nghỉ dưỡng Điền Viên Thôn tại thôn Chóng, xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội) mang đậm chất làng quê Việt, kiến trúc cân bằng giữa văn hóa đồng bằng Bắc bộ với môi trường, giữa nghệ thuật hiện đại và phong cách truyền thống, mang một ngôn ngữ thống nhất, không pha tạp, gần gũi với người Việt Nam. Phần nội thất được thiết kế tinh tế, có tính sáng tạo cao với các mảng trang trí là sản phẩm làng nghề Việt Nam…

Tìm nguyên nhân thủ từ đời này sang đời khác bị mù lòa

Người dân luôn tranh cãi nảy lửa khi bàn đến chuyện chọn ai làm thủ từ tại miếu Hai Thôn. 

Tìm nguyên nhân thủ từ đời này sang đời khác bị mù lòa
Bởi mấy đời thủ từ ở miếu Hai Thôn gần đây đều bỗng dưng bị mù lòa hết sức kỳ lạ…
Ông thủ từ mù lọm khọm trong ngôi miếu nghìn tuổi

Cắm lán, ngủ rừng mở đường với dân bản

Từ đầu tháng 3 tới nay, tại các xã Tam Quang, Hữu Khuông (Tương Dương – Nghệ An), hàng trăm thanh niên của huyện này cùng với trên 500 người dân đã cùng nhau cắm lán, ngủ rừng, mở đường cho dân bản.

Cắm lán, ngủ rừng mở đường với dân bản
Cam lan, ngu rung mo duong voi dan ban
Ra quân tháng thanh niên, gần 300 đoàn viên Tương Dương bắt tay vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới tại bản Tùng Hương, Tam Bông và Sơn Hà của xã Tam Quang. Tiến hành làm 3 sân bóng chuyền và 150m đường bê tông nông thôn, với tổng số tiền hơn 80 triệu đồng do đoàn viên thanh niên trong toàn huyện đóng góp. 

Tin mới