Máy bay cảnh báo của Trung Quốc vượt xa Nga, Mỹ?

(Kiến Thức) - Máy bay cảnh báo sớm thế hệ mới của Trung Quốc có thể vượt qua tất cả đối thủ cạnh trên trên toàn thế giới.

Máy bay cảnh báo của Trung Quốc vượt xa Nga, Mỹ?
Đó là lời tuyên bố của Phó Chủ tịch Viện Công nghệ Thông tin và Điện tử Trung Quốc Wang Xiaomo trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Nhân dân Nhật báo.
Với sự trình diễn của hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm đường không của Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh 1991, Không quân Trung Quốc nhận ra rằng máy bay cảnh báo sớm tương tự loại E-2 và E-3 của Mỹ rất hữu ích trong xung đột tiềm tàng ở eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông và Biển Đông.
Theo Nhân dân Nhật báo, ông Wang đã dành toàn bộ cuộc đời để phát triển hệ thống radar cho máy bay của Quân đội Trung Quốc và đã phát triển 3 hệ thống cảnh báo sớm đường không.
Ông Wang cũng đích thân đào tạo 18 chuyên gia trong việc phát triển máy bay cảnh báo sớm đường không của Trung Quốc. Trong khi hầu hết máy bay và hệ thống điều khiển được thiết kế cho Không quân và Hải quân Trung Quốc, thì một số cũng có thể xuất khẩu tới một vài quốc gia đồng minh.
"Cha đẻ" máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc, Wang Xiaomo.
 "Cha đẻ" máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc, Wang Xiaomo.
Hiện nay, trong Không quân Trung Quốc biên chế 2 loại máy bay cảnh báo sớm KJ-200 và KJ-2000. Trong đó, KJ-2000 được xem là loại hiện đại nhất, dùng khung gầm cơ sở máy bay vận tải Il-76 của Nga và trang bị hệ thống radar mạng pha có khả năng theo dõi 60-100 mục tiêu cùng lúc ở cự ly 400km và dẫn đường cho hàng chục tiêm kích trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm.
Cũng theo ông Wang, trong cuộc tập trận ở khu vực Tây Bắc năm 2012, 2 tiêm kích Không quân Trung Quốc lần đầu tiếp nhận dữ liệu mục tiêu từ máy bay cảnh báo sớm “made in China”.
Ngoài ra, theo tờ Nhân dân Nhật báo thì Trung Quốc gần đây tiến hành chuyến bay thử nghiệm máy bay cảnh báo sớm thế hệ mới KJ-3000. Loại máy bay được trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động hiện đại hơn rất nhiều so với hệ thống radar trên máy bay E-8 của Mỹ.

Tàu sân bay Liêu Ninh “đỏ mắt” tìm máy bay AEW

Tàu sân bay Liêu Ninh “đỏ mắt” tìm máy bay AEW
* Máy bay cảnh báo sớm đường không (AEW) đóng vai trò quan trọng trong tác chiến đường không hiện đại. Máy bay AEW được trang bị hệ thống radar trinh sát tầm xa phát hiện máy bay, tàu chiến đối phương ở cự ly rất xa và chỉ huy cho phi đội máy bay tiến công mục tiêu.

“Mắt thần” của Không quân Trung Quốc

“Mắt thần” của Không quân Trung Quốc
Trong không chiến hiện đại, việc phát hiện sớm đối phương và chỉ huy các phi đội máy bay chiến đấu có vai trò sống còn. Để thực hiện nhiệm vụ này, nhiều quốc gia đã phát triển mẫu máy máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không (AWACS). Đây được coi là “mắt thần” của không quân làm nhiệm vụ phát hiện sớm đối phương và dẫn đường cho máy bay đồng minh tấn công mục tiêu.
Trong không chiến hiện đại, việc phát hiện sớm đối phương và chỉ huy các phi đội máy bay chiến đấu có vai trò sống còn. Để thực hiện nhiệm vụ này, nhiều quốc gia đã phát triển mẫu máy máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không (AWACS). Đây được coi là “mắt thần” của không quân làm nhiệm vụ phát hiện sớm đối phương và dẫn đường cho máy bay đồng minh tấn công mục tiêu.

Máy bay AWACS đóng vai trò mang tính sống còn trong một trận chiến trên không cho nên nhiều cường quốc đã nỗ lực phát triển AWACS, và Trung Quốc không là ngoại lệ. Từ những năm 1960, Trung Quốc đã triển khai dự án 926 phát triển loại máy bay này. Kết quả, họ đã cho ra đời máy bay AWACS KJ-1 (trong ảnh).
Máy bay AWACS đóng vai trò mang tính sống còn trong một trận chiến trên không cho nên nhiều cường quốc đã nỗ lực phát triển AWACS, và Trung Quốc không là ngoại lệ. Từ những năm 1960, Trung Quốc đã triển khai dự án 926 phát triển loại máy bay này. Kết quả, họ đã cho ra đời máy bay AWACS KJ-1 (trong ảnh).

KJ-1 được thiết kế dựa trên khung thân cơ sở máy bay ném bom hạng nặng động cơ cánh quạt Tupolev Tu-4. Dự án này dường như chỉ mang tính chất thử nghiệm, không bao giờ được đưa vào phục vụ trong Không quân Trung Quốc. Trong ảnh là máy bay thử nghiệm KJ-1 được lưu giữ tại bảo tàng.
KJ-1 được thiết kế dựa trên khung thân cơ sở máy bay ném bom hạng nặng động cơ cánh quạt Tupolev Tu-4. Dự án này dường như chỉ mang tính chất thử nghiệm, không bao giờ được đưa vào phục vụ trong Không quân Trung Quốc. Trong ảnh là máy bay thử nghiệm KJ-1 được lưu giữ tại bảo tàng.

Đầu những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu tái khởi động chương trình phát triển máy bay AWACS để đáp ứng yêu cầu bắt buộc của một cuộc chiến tranh hiện đại. Trong giai đoạn 2006-2007, Trung Quốc chính thức đưa vào trang bị 4 máy bay AWACS KJ-2000.
Đầu những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu tái khởi động chương trình phát triển máy bay AWACS để đáp ứng yêu cầu bắt buộc của một cuộc chiến tranh hiện đại. Trong giai đoạn 2006-2007, Trung Quốc chính thức đưa vào trang bị 4 máy bay AWACS KJ-2000.

KJ-2000 thiết kế sử dụng khung thân cơ sở máy bay vận tải hạng nặng Il-76MD (Nga sản xuất) và trang bị “mắt thần” radar quét mạng pha điện tử chủ động do Viện nghiên cứu công nghệ điện tử Nam Kinh phát triển.
KJ-2000 thiết kế sử dụng khung thân cơ sở máy bay vận tải hạng nặng Il-76MD (Nga sản xuất) và trang bị “mắt thần” radar quét mạng pha điện tử chủ động do Viện nghiên cứu công nghệ điện tử Nam Kinh phát triển.

Trong ảnh là “mắt thần” radar quét mạng pha được lắp đặt trên thân máy bay Il-76MD. Cách bố trí này tương tự các loại máy bay AWACS hiện đại trên thế giới.
Trong ảnh là “mắt thần” radar quét mạng pha được lắp đặt trên thân máy bay Il-76MD. Cách bố trí này tương tự các loại máy bay AWACS hiện đại trên thế giới.

Hệ thống radar mạng pha của KJ-2000 có khả năng theo dõi 60-100 mục tiêu cùng lúc ở cự ly tối đa 400km và dẫn đường cho hàng chục tiêm kích trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm tiến công mục tiêu.
Hệ thống radar mạng pha của KJ-2000 có khả năng theo dõi 60-100 mục tiêu cùng lúc ở cự ly tối đa 400km và dẫn đường cho hàng chục tiêm kích trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm tiến công mục tiêu.

Cuối những năm 1990, Trung Quốc tiếp tục khởi động dự án phát triển máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không KJ-200. Mẫu thử nghiệm KJ-200 cất cánh lần đầu tháng 11/2001. Hiện nay có khoảng 5 chiếc KJ-200 phục vụ trong Không quân Trung Quốc.
Cuối những năm 1990, Trung Quốc tiếp tục khởi động dự án phát triển máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không KJ-200. Mẫu thử nghiệm KJ-200 cất cánh lần đầu tháng 11/2001. Hiện nay có khoảng 5 chiếc KJ-200 phục vụ trong Không quân Trung Quốc.

Khác với KJ-2000 dùng khung thân cơ sở máy bay Nga, KJ-200 thiết kế dựa trên khung thân máy bay vận tải nội địa Y-8F600 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Sơn Tây chế tạo.
Khác với KJ-2000 dùng khung thân cơ sở máy bay Nga, KJ-200 thiết kế dựa trên khung thân máy bay vận tải nội địa Y-8F600 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Sơn Tây chế tạo.

Một điểm khác nữa với KJ-2000 về hệ thống radar mạng pha đặt trên máy bay, KJ-200 trang bị kiểu radar hình ống thay vì hình tròn. Hệ thống radar này được cho là thiết kế “sao chép” radar Ericsson PS-890 Erieye của Thụy Điển.
Một điểm khác nữa với KJ-2000 về hệ thống radar mạng pha đặt trên máy bay, KJ-200 trang bị kiểu radar hình ống thay vì hình tròn. Hệ thống radar này được cho là thiết kế “sao chép” radar Ericsson PS-890 Erieye của Thụy Điển.

Với 9 chiếc KJ-2000 và KJ-200 dường như vẫn chưa thỏa mãn tham vọng của Trung Quốc. Theo Want Daily, nước này đang có kế hoạch phát triển máy bay cảnh báo sớm thệ hệ mới để “vạch mặt” tiêm kích tàng hình F-22, F-35 của Mỹ.
Với 9 chiếc KJ-2000 và KJ-200 dường như vẫn chưa thỏa mãn tham vọng của Trung Quốc. Theo Want Daily, nước này đang có kế hoạch phát triển máy bay cảnh báo sớm thệ hệ mới để “vạch mặt” tiêm kích tàng hình F-22, F-35 của Mỹ.

Cũng theo một số nguồn tin, Trung Quốc đang phát triển máy bay cảnh báo sớm JZY-01 để trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh. JZY-01 được thiết kế trên khung thân cơ sở máy bay vận tải Y-7.
Cũng theo một số nguồn tin, Trung Quốc đang phát triển máy bay cảnh báo sớm JZY-01 để trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh. JZY-01 được thiết kế trên khung thân cơ sở máy bay vận tải Y-7.

Trung Quốc thử nghiệm “mắt thần” mới nhất KJ-3000

Trung Quốc thử nghiệm “mắt thần” mới nhất KJ-3000
Tờ Nhân dân nhật báo cũng đăng tải bài bình luận "ca ngợi" máy bay cảnh báo sớm KJ-3000 của Trung Quốc được trang bị radar mạng pha chủ động hiện đại hơn nhiều so với hệ thống radar giám sát mục tiêu E-8 STARS do hãng Northrop Grumman chế tạo cho Không quân Mỹ.

Tin mới