Máy bay chống ngầm P-3C Đài Loan chưa dùng đã lỗi

(Kiến Thức) - Một trong 3 chiếc máy bay chống ngầm P-3C Orion mà Đài Loan mua của Mỹ đã gặp sự cố kỹ thuật lớn khi đang trên đường bay về Đài Loan.

Máy bay chống ngầm P-3C Đài Loan chưa dùng đã lỗi
Tờ CNA của Đài Loan cho hay, trung tuần 12, Mỹ bắt đầu bàn giao 3 chiếc máy bay tuần tra chống ngầm P-3C Orion cho Đài Loan. Tuy nhiên, trên đường bay thẳng từ Mỹ về Đài Loan, một trong 3 chiếc đã gặp sự cố kỹ thuật và mắc lại ở Guam hơn 20 ngày.
Đây là số máy bay trong hợp đồng trị giá 1,96 tỷ USD được ký kết với Mỹ năm 2007, dự kiến hợp đồng sẽ hoàn thành vào năm 2015.
Uỷ viên Viện lập pháp Đài Loan Lâm Hữu Phương cho biết, tỷ lệ hư hỏng của P-3C quá cao, cần phải báo lại cho phía Mỹ. Quan chức Bộ quốc phòng Đài Loan Hạ Lập Ngôn sẽ trao đổi với phía Mỹ về vấn đề này.
Tham mưu trưởng Không quân Đài Loan Đinh Trung Mạt xác thực, có một máy bay P-3C hư hỏng hệ thống kiểm soát bay, và bị mắc kẹt tại đảo Guam. Ông này cho rằng, nhiều ngày nay sự cố này vẫn chưa được sửa chữa, là vì trên đảo Guam không có cơ sở cung cấp hậu cần cho máy bay P-3C, cộng với việc nhân viên của Mỹ đang trong kỳ nghỉ giáng sinh và năm mới làm cho quá trình sửa chữa bị trì hoãn.
Máy bay tuần tra chống ngầm P-3C của Đài Loan.
 Máy bay tuần tra chống ngầm P-3C của Đài Loan.
Ông Lâm Hữu Phương cho rằng, dây truyền sản xuất P-3C đã dừng sản xuất hơn 10 năm nay, 12 máy bay chống ngầm P-3C mà Đài Loan mua tuy là máy bay đã qua sử dụng, nhưng đều đã được hoàn thành việc nâng cấp sửa chữa thân và tính năng của máy bay, lý do tại sao trong số 3 máy bay bay từ Mỹ đến đảo Guam chỉ có 1 máy bay xuất hiện vấn đề? Trong tương lai làm thế nào tin được những máy bay này có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra chống ngầm trong thời gian dài, khoảng cách xa? Ông Lâm Hữu Phương kiến nghị, quân đội Đài Loan cần phải đưa vào theo dõi kiểm tra chặt chẽ.
Trước đó, lô 6 trực thăng chiến đấu AH-64E mà Đài Loan mới nhận bàn giao từ Mỹ cũng gặp sự cố kỹ thuật buộc phải “đắp chiếu cả loạt”.

Xem mặt “khắc tinh của tàu ngầm” Việt Nam muốn mua

Xem mặt “khắc tinh của tàu ngầm” Việt Nam muốn mua
Tạp chí Jane’s Defence dẫn lời quan chức cấp cao Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) cho hay, Việt Nam có thể sẽ yêu cầu chính phủ Mỹ bán máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion.
Tạp chí Jane’s Defence dẫn lời quan chức cấp cao Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) cho hay, Việt Nam có thể sẽ yêu cầu chính phủ Mỹ bán máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion.

Phát biểu tại triển lãm An ninh và Quốc phòng Quốc tế (LAAD 2013) tại Brazil, Giám đốc chương trình tuần tra biển Clay Fearnow cho hay, Hải quân Việt Nam đang quan tâm tới việc mua 6 máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion dư thừa (Mỹ không dùng tới) để bảo vệ đường bờ biển dài gần 3.500km và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) có diện tích 1.396.299km2.
Phát biểu tại triển lãm An ninh và Quốc phòng Quốc tế (LAAD 2013) tại Brazil, Giám đốc chương trình tuần tra biển Clay Fearnow cho hay, Hải quân Việt Nam đang quan tâm tới việc mua 6 máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion dư thừa (Mỹ không dùng tới) để bảo vệ đường bờ biển dài gần 3.500km và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) có diện tích 1.396.299km2.

“Hải quân Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm tới P-3 và chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ để thương vụ này phát triển tốt”, ông Fearnow nói.
“Hải quân Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm tới P-3 và chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ để thương vụ này phát triển tốt”, ông Fearnow nói.

Theo ông Fearnow, Tập đoàn Lockheed Martin cũng “khuyên” Việt Nam lựa chọn biến thể mới nhất P-3C Orion. Vì chúng tiên tiến hơn và có số giờ bay thấp hơn.
Theo ông Fearnow, Tập đoàn Lockheed Martin cũng “khuyên” Việt Nam lựa chọn biến thể mới nhất P-3C Orion. Vì chúng tiên tiến hơn và có số giờ bay thấp hơn.

Máy bay tuần tra hải quân P-3C do Tập đoàn Lockheed (Mỹ) thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra biển, trinh sát, tác chiến chống tàu mặt nước và tác chiến chống ngầm. Đây được xem là một trong những “sát thủ chống tàu ngầm” hàng đầu thế giới hiện nay.
Máy bay tuần tra hải quân P-3C do Tập đoàn Lockheed (Mỹ) thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra biển, trinh sát, tác chiến chống tàu mặt nước và tác chiến chống ngầm. Đây được xem là một trong những “sát thủ chống tàu ngầm” hàng đầu thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, theo ông Fearnow, những chiếc P-3C bán cho Việt Nam là trường hợp đầu tiên không bao gồm vũ khí, được trang bị hệ thống trinh sát biển giống như cảm biến hồng ngoại nhìn trước và hệ thống khác. Trong ảnh là buồng lái chiếc P-3C Orin của Mỹ.
Tuy nhiên, theo ông Fearnow, những chiếc P-3C bán cho Việt Nam là trường hợp đầu tiên không bao gồm vũ khí, được trang bị hệ thống trinh sát biển giống như cảm biến hồng ngoại nhìn trước và hệ thống khác. Trong ảnh là buồng lái chiếc P-3C Orin của Mỹ.

Như vậy, những chiếc bán P-3C mà Lockheed Martin muốn bán cho Việt Nam có thể chỉ giữ lại các hệ thống trinh sát biển.
Như vậy, những chiếc bán P-3C mà Lockheed Martin muốn bán cho Việt Nam có thể chỉ giữ lại các hệ thống trinh sát biển.

Dù vậy, ông Fearnow cũng lưu ý rằng, nếu mối quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp thì các hệ thống vũ khí có thể được cung cấp sau này.
Dù vậy, ông Fearnow cũng lưu ý rằng, nếu mối quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp thì các hệ thống vũ khí có thể được cung cấp sau này.

P-3C Orion thiết kế với khoang chứa trong thân và 10 giá treo trên cánh mang được 9,1 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm tầm ngắn AGM-84, bom thông thường, bom hạt nhân, ngư lôi chống ngầm.
P-3C Orion thiết kế với khoang chứa trong thân và 10 giá treo trên cánh mang được 9,1 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm tầm ngắn AGM-84, bom thông thường, bom hạt nhân, ngư lôi chống ngầm.

Hệ thống vũ khí của P-3C Orion “thừa khả năng” diệt nhiều tàu ngầm và kể cả chiến hạm nổi.
Hệ thống vũ khí của P-3C Orion “thừa khả năng” diệt nhiều tàu ngầm và kể cả chiến hạm nổi.

P-3C lắp 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Allison T56-A-14 (công suất 4.600 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ tối đa 750km/h, bán kính chiến đấu 2.490km, trần bay 10.400m, hoạt động liên tục trên không 16 tiếng.
P-3C lắp 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Allison T56-A-14 (công suất 4.600 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ tối đa 750km/h, bán kính chiến đấu 2.490km, trần bay 10.400m, hoạt động liên tục trên không 16 tiếng.

Đài Loan “sản xuất” UAV mô hình không kém Trung Quốc

(Kiến Thức) - Giống như Trung Quốc, trong các triển lãm nội địa, doanh nghiệp quốc phòng Đài Loan thi nhau trình làng hàng loạt mẫu UAV đủ kiểu loại.

Đài Loan “sản xuất” UAV mô hình không kém Trung Quốc
Tờ United Daily News (Đài Loan) đăng tải một số hình ảnh tại triển lãm thành quả ứng dụng công nghệ quân sự của Đài Loan tại sân vận động Taoyuan với nhiều trang bị và vũ khí, trong đó có máy bay không người lái và tên lửa rất. Trong hình là mô hình máy bay chiến đấu không người lái tàng hình của Đài Loan do Viện Khoa học và Công nghệ Chung Sơn đem tới.
 Tờ United Daily News (Đài Loan) đăng tải một số hình ảnh tại triển lãm thành quả ứng dụng công nghệ quân sự của Đài Loan tại sân vận động Taoyuan với nhiều trang bị và vũ khí, trong đó có máy bay không người lái và tên lửa rất. Trong hình là mô hình máy bay chiến đấu không người lái tàng hình của Đài Loan do Viện Khoa học và Công nghệ Chung Sơn đem tới.

Kệ TQ, Mỹ bàn giao cho Đài Loan 2 máy bay P-3C

(Kiến Thức) - Bất chấp việc Trung Quốc phản đối, Mỹ đã bàn giao thêm cho Đài Loan 2 máy bay tuần tra chống ngầm tiên tiến P-3C Orion.

Kệ TQ, Mỹ bàn giao cho Đài Loan 2 máy bay P-3C

Tin mới