Máy săn ngoại hành tinh NASA phát hiện hệ thống 3 sao

Sử dụng tàu vũ trụ săn ngoại hành tinh của NASA, Vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh quá cảnh (TESS), các nhà khoa học đã phát hiện ra một hệ thống ba ngôi sao có liên kết chặt chẽ.

May san ngoai hanh tinh NASA phat hien he thong 3 sao

Sơ đồ cho thấy các khu vực tìm kiếm của ba nhiệm vụ phát hiện ngoại hành tinh quá cảnh: Kính viễn vọng không gian Nancy Grace Roman sắp ra mắt của NASA, TESSKính viễn vọng không gian Kepler đã ngừng hoạt động. (Ảnh: Trung tâm bay không gian Goddard của NASA)

Hệ thống này, được gọi là TIC 290061484, bao gồm các ngôi sao đôi chạy quanh nhau một lần sau mỗi 1,8 ngày Trái đất cũng như một ngôi sao thứ ba quay quanh cặp sao này một lần sau mỗi 25 ngày Trái đất. Quỹ đạo cực kỳ chặt chẽ của hệ thống ba sao này, nằm cách xa chỉ dưới 5.000 năm ánh sáng trong chòm sao Cygnus, thiên nga, khiến nó trở thành một kỷ lục gia.

Kỷ lục trước đó về quỹ đạo hệ ba sao chặt chẽ nhất là Lamba Tauri, lập kỷ lục vào năm 1956 khi ngôi sao thứ ba của nó mất 33 ngày để quay quanh hai ngôi sao đôi bên trong.

Nhóm khám phá bao gồm các nhà khoa học công dân gặp nhau trong khuôn khổ dự án Planet Hunters. Những người nghiệp dư này đã hợp tác với các nhà thiên văn học chuyên nghiệp để thành lập nhóm hợp tác Visual Survey Group, hoạt động trong một thập kỷ.

Ba người bạn đồng hành

Nhóm nghiên cứu cho rằng hệ sao TIC 290061484 có độ ổn định cao vì các ngôi sao quay quanh nhau gần như cùng một mặt phẳng. Nếu quỹ đạo của các ngôi sao nghiêng theo các hướng khác nhau, ảnh hưởng của lực hấp dẫn sẽ phá vỡ quỹ đạo của chúng, khiến hệ thống trở nên không ổn định.

Tuy nhiên, sự ổn định này sẽ không kéo dài mãi mãi, có thể là vài triệu năm. Mặc dù đối với chúng ta thì đó là một khoảng thời gian dài, nhưng chỉ là cái chớp mắt trong vũ trụ 13,8 tỷ năm tuổi.

Khi các ngôi sao đôi ở trung tâm của hệ thống ba ngôi sao này già đi, chúng sẽ mở rộng ra bên ngoài và cuối cùng hợp nhất. Điều này sẽ gây ra một vụ nổ siêu tân tinh lớn trong khoảng 20 đến 40 triệu năm. Rất may, điều này không có khả năng ảnh hưởng đến bất kỳ sự sống nào trên các hành tinh xung quanh ba ngôi sao vì dường như không có bất kỳ hành tinh nào đủ gần các ngôi sao để hỗ trợ sự sống.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra hệ thống ba sao phá kỷ lục này nhờ ánh sáng nhấp nháy từ các ngôi sao cắt ngang nhau khi nhìn từ vị trí của chúng ta trên Trái Đất.

 

Tàu vũ trụ NASA bị tấn công bởi vật thể sáng lòa, chưa từng thấy

Khi xem xét dữ liệu từ thợ săn ngoại hành tinh TESS, các nhà khoa học đã gặp phải thứ không phải hành tinh.

TESS, chiếc tàu vũ trụ mang siêu kính viễn vọng không gian, làm nhiệm vụ săn tìm các ngoại hành tinh có khả năng sống được, vừa bắt được một vật thể thiên văn hoàn toàn mới gọi là "vi tân tinh" - "micronova".

"Vi tân tinh là những sự kiện cực kỳ mạnh mẽ, nhưng có quy mô nhỏ đối với quy mô thiên văn" - tờ Sci-News trích dẫn kết luận của nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Simone Scaringi từ Đại học Durham (Anh).

Lý do con người luôn tìm kiếm các ngoại hành tinh

Lý do các nhà thiên văn không ngừng tìm kiếm các hành tinh bên ngoài Hệ Mặt Trời là gì?

Từ năm 1995 - khi hành tinh đầu tiên quanh một ngôi sao dạng Mặt Trời được phát hiện - cho tới nay, đã có tất cả hơn 5.000 hành tinh như thế được xác nhận bởi các nhà thiên văn, và chắc chắn con số sẽ tăng lên rất nhanh trong những năm tiếp theo.

“Với đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng và chứa ít nhất 100 tỷ sao, thiên hà có ít nhất 50 tỷ hành tinh. Tìm kiếm và hiểu về các hành tinh bên ngoài Hệ Mặt Trời không chỉ để tìm điểm đến cho tương lai xa của nhân loại, mà còn là cách để hiểu hơn về chính cách chúng ta ra đời, những gì sẽ đợi hệ hành tinh của chúng ta trong tương lai. Việc tìm kiếm còn để hiểu biết hơn về vũ trụ và trả lời cho câu hỏi cuối cùng: Liệu chúng ta có đơn độc trong vũ trụ?”, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) chia sẻ tại sự kiện Những thế giới xa hơn Mây Oort diễn ra sáng 16/10. 

Tin mới