Lợi nhuận trước thuế quý 1 của MBBank giảm 11% so với cùng kỳ

(Vietnamdaily) - Ngân hàng TMCP Quân đội (HoSE: MBB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024, mở ra một chương mới cho nhiệm kỳ 2024-2029.

Loi nhuan truoc thue quy 1 cua MBBank giam 11% so voi cung ky
 Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 của MBBank đã thông qua danh sách thành viên HĐQT và BSK nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tất cả các vấn đề trong chương trình họp đều được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc bầu cử Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ mới 2024 - 2029.

Theo đó, HĐQT MB nhiệm kỳ 2024 - 2029 sẽ bao gồm 11 thành viên. Nổi bật nhất là ông Lưu Trung Thái với số phiếu bầu áp đảo, đạt tỷ lệ 101,3049% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Các ứng viên còn lại cũng nhận được sự tín nhiệm cao từ các cổ đông, với tỷ lệ phiếu bầu từ 91% đến 96%.

Đại hội cũng đã bầu ra 5 thành viên BKS mới, đảm bảo sự giám sát chặt chẽ và hiệu quả đối với hoạt động của ngân hàng. Trong danh sách này, người trúng cử với tỷ lệ phiếu bầu cao nhất, đạt 101,9543% là bà Lê Thị Lợi, các ứng viên còn lại đều đạt tỷ lệ phiếu bầu từ 94% đến 96%.

Sau khi công bố kết quả, các thành viên mới của HĐQT và BKS đã chính thức ra mắt Đại hội. Đây là những cá nhân có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hứa hẹn sẽ mang đến những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của MB trong nhiệm kỳ tới.

Về tình hình kinh doanh, Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân Đội ghi nhận lợi nhuận trước thuế giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, đạt 5.795 tỷ đồng. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do thu nhập lãi thuần giảm 11,4%, xuống còn 9.062 tỷ đồng. Trong đó, thu lãi từ trái phiếu giảm mạnh gần 31%, từ 3.351 tỷ đồng xuống 2.324 tỷ đồng.

Tuy nhiên, MB vẫn có những điểm sáng trong hoạt động kinh doanh. Lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh tăng trưởng ấn tượng gấp 26 lần so với cùng kỳ, đạt 965 tỷ đồng. Các mảng dịch vụ, ngoại hối và chứng khoán đầu tư cũng ghi nhận kết quả tích cực, với mức tăng trưởng lần lượt là 37%, 24,5% và 60,8%.

Mặc dù vậy, nợ xấu tăng 56% trong quý, lên 15.294 tỷ đồng, đã kéo theo chi phí dự phòng tăng 46,4%, đạt 2.707 tỷ đồng. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của MB cũng tăng từ 1,6% lên 2,49%, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm xuống dưới 100%.

VietABank báo lãi 258 tỷ đồng trong quý 1, tỷ lệ nợ xấu 2,54%

(Vietnamdaily) - Kết thúc quý 1/2024, VietABank ghi nhận lợi nhuận khoảng 258 tỷ đồng, đạt 23% kế hoạch kinh doanh 2024. Tính đến ngày 31/03/2024, ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu 2.54%, vẫn trong tầm kiểm soát.

VietABank bao lai 258 ty dong trong quy 1, ty le no xau 2,54%
VietABank báo lãi 258 tỷ đồng trong quý 1/2024, duy trì nợ xấu dưới 3% 

Ông Phương Thành Long - Chủ tịch VietABank chia sẻ: “Nợ xấu của VietABank tỷ lệ thấp, con số tuyệt đối nhỏ so với quy mô của Ngân hàng và toàn ngành. Các khách hàng đều có tài sản sản đảm bảo, thế chấp là các bất động sản, VietABank luôn đảm bảo, kiểm soát đươc việc xử lý nợ xấu, hoàn toàn thực hiện được kể cả phát sinh có tranh chấp cần xử lý. Vấn đề nợ xấu phải xem xét với từng khoản vay từng khách hàng một".

DCM dự tính trả cổ tức 10% cho năm 2024, giảm một nửa so với 2023

(Vietnamdaily) - Đạm Cà Mau (DCM) công bố mức cổ tức 10% cho năm 2024, trong bối cảnh công ty tập trung vào quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế và đặt ra kế hoạch kinh doanh thận trọng cho năm tới.

DCM du tinh tra co tuc 10% cho nam 2024, giam mot nua so voi 2023
 DCM dự kiến phải chi 1.058,8 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức lần này

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, HoSE: DCM) ra thông báo thực hiện chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% vào ngày 11/7 tới đây, theo đúng như cam kết. Theo đó, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/6 và ngày đăng ký cuối cùng là 25/6.

Ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch HĐQT Công ty khẳng định việc chi trả cổ tức sớm thể hiện cam kết quản trị tốt theo thông lệ quốc tế của công ty. Trong năm 2023, DCM đã hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro, tinh gọn văn bản quy phạm nội bộ và áp dụng khung quản trị công ty ASEAN (ACGS).

DCM cũng tích cực triển khai các hoạt động đào tạo về ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị), hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và đóng góp vào quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế.

Nỗ lực này đã được ghi nhận bởi Viện thành viên Hội đồng quản trị Việt Nam (VIOD) khi vinh danh HĐQT PVCFC là "Hội đồng quản trị cam kết thực hành tốt quản trị Công ty" vào tháng 11/2023.

Năm 2024, công ty đặt mục tiêu chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 10%. Giải thích về mức cổ tức này, Tổng Giám đốc Văn Tiến Thanh cho biết tỷ suất lợi nhuận của ngành phân bón thường dao động từ 8-12%. Tuy tỷ lệ cổ tức 10% năm 2024 tuy thấp hơn năm 2023, nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng được kỳ vọng của cổ đông.

Quyết định này được đưa ra dựa trên tỷ suất lợi nhuận của ngành phân bón và nhu cầu vốn đầu tư lớn của công ty trong thời gian tới.

Trước đó, Đạm Cà Mau đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với doanh thu và lợi nhuận được đánh giá là thận trọng. Tổng doanh thu hợp nhất với công ty kỳ vọng đạt hơn 11.878 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 841,4 tỷ và lợi nhuận sau thuế gần 795 tỷ đồng. Đối với công ty mẹ, tổng doanh thu lên dự kiến hơn 11.082 tỷ và lợi nhuận sau thuế 794 tỷ đồng.

Về sản lượng, DCM dự kiến sản xuất hơn 882 nghìn tấn Urê, 180 nghìn tấn NPK. Sản lượng kinh doanh 749 nghìn tấn Urê, 110 nghìn tấn đạm chức năng, 180 nghìn tấn NPK và 248 nghìn tấn phân bón tự doanh.

Các chỉ tiêu trong năm 2024 của DCM đều giảm so với kế hoạch năm 2023. Trong đó, kế hoạch doanh thu giảm 12%, lãi sau thuế giảm 42%.

Tuy nhiên, so với chỉ tiêu khiêm tốn và mức nền thấp từ năm ngoái, kết quả Q1/2024 của DCM tương đối khả quan khi doanh thu đạt hơn 2.7 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ; lãi ròng 346 tỷ đồng, tăng hơn 51%. Theo đó, công ty đã hoàn tất được 24% kế hoạch doanh thu và 44% mục tiêu lãi sau thuế năm.